Linh hồn của tiền

07:32 SA @ Thứ Sáu - 30 Tháng Bảy, 2010
Những khám phá tràn đầy cảm hứng và trí tuệ về sự kết nối giữa tiền bạc và một cuộc sống toàn vẹn. Tronglinh hồn của Tiền, Lynne Twist đã nhìn nhận trung thực về sức mạnh chi phối phi thường là mang tính phá huỷ của nó đối với sự tự nhận thức và các mối quan hệ của con người. Thông qua những câu chuyện cá nhân và những lời khuyên thực tiễn, Twish chia sẽ cách chúng ta có thể thay thế cảm giác thiếu thốn, tội lỗi và gánh nặng bằng những trải nghiệm về sự tự do, đầy đủ, và có mục đích.

Với một xã hội tiêu dùng mà đôi khi lòng ham muốn vô độ còn được đặt cao hơn cả thước đo của giá trị tự thân, Linh hồn của Tiềnnhư một lời đề nghị tất cả mọi người kiểm nghiệm lại mối quan hệ giữa con người với tiền, đánh giá sự kết nối của chúng ta với những giá trị nhân bản cốt lõi, cải biến những mối quan hệ đó, và trong khi làm như vậy, cũng cải biến chính cuộc sống của chúng ta.

"Giữa một thế giới chuyển động xoay quanh tiền, chúng ta nhất thiết phải thắt chặt mối quan hệ của chúng ta với tâm hồn mình và đưa nó vào mối quan hệ với tiền. Khi đó... chúng ta có thể tạo dựng và nuôi dưỡng nền văn hoá tiền bạc của mình bằng tâm hồn. Mối quan hệ của chúng ta với tiền có thể trở thành nơi ngày ngày chúng ta trải nghiệm các hoạt động tinh thần sâu sắc." - Linh hồn của Tiền

Mục lục

Phần I: Tình yêu, những lời nói dối và sự thức tỉnh vĩ đại

Chương 1: Tiền và tôi, tiền và chúng ta

Chương 2: Tới ấn độ: Trái tim của nạn đói, linh hồn của tiền bạc

Phần II: Thiếu và đủ, Cuộc kiếm tìm sự giàu có

Chương 3: Sự thiếu thốn: Lời nói dối lớn

Chương 4: Sự đầy đủ: Sự thật đáng ngạc nhiên

Phần III: Sự đầy đủ, Ba sự thật

Chương 5: Tiền giống như nước

Chương 6: Những điều bạn trân trọng sẽ tăng thêm giá trị

Chương 7: Hợp tác tạo ra thịnh vượng

Phần IV: Hãy thay đổi giấc mơ

Chương 8: Hãy thayđổi giấc mơ

Chương 9: Kiênđịnh lập trường

Chương 10: Sức mạnh của giao tiếp

Chương 11: Để lại di sản là sự đầy đủ

Chương 12: Xu thế mới


Suy nghĩ khi đọc "Linh hồn của tiền"
(Đỗ Hoàng Tùng,Sachhay.com)

Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm

Bảo Sinh

Tôi 22 tuổi và tôi không nhớ từ bao giờ, bố tôi đã gieo vào đầu tôi cái điều mà ông luôn tâm niệm: “Công việc quan trọng nhất của một người đàn ông là kiếm tiền.”Tôibiết ông nói không sai. Nhưng với trái tim của một Song Ngư như tôi,thì điều đó là đúng nhưng không đủ. Trái tim tôi biết vậy, nhưng tôicòn quá trẻ, còn quá ít lý lẽ và trải nghiệm để nói lại với ông. Tôithường im lặng mỗi lần ông nhắc lại điều ấy dù tâm trí vẫn đưa ra một ýnghĩ phản kháng: “Bố mình quá coi trọng đồng tiền.”

Lớnhơn một chút, dần dần tôi cũng thông cảm được cho ông, người đã từngsống qua sự nghèo khó của những năm tháng chiến tranh, sống qua thờibao cấp. Chắc chắn ông hiểu sự quý giá của đồng tiền hơn tôi, người chođến nay vẫn sống bằng những đồng tiền do ông kiếm ra. Nhưng tôi vẫnthấy điều ông nói có điều gì đó chưa đúng... Và tôi đã tìm được lờigiải đáp cho mình trong Linh hồn của tiền - cuốn sách chỉ ramối quan hệ khốn khổ của con người ta với đồng tiền, và làm thế nào đểsử dụng đồng tiền nhằm đem lại một cuộc sống thực sự có ý nghĩa.


Bằngnhững câu chuyện thực trong cuộc sống và công việc của mình, LynneTwist, một người phụ nữ đầy lòng nhân hậu, một nhà hoạt động nhân đạonhiệt huyết và tài năng, đã làm sáng tỏ một trong những vấn đề quantrọng nhất trong cuộc sống hiện đại mà không mấy khi chúng ta để ý đếnhoặc cố tình tảng lờ: chúng ta đã gán cho tiền - một công cụ do chínhchúng ta tạo ra - “sức mạnh gớm ghê” và “quyền lực tối cao”. Để rồi,rất nhiều người trong chúng ta đang vô tình (hay cố tình?) bị cuốn vàovòng xoáy đầy ma lực của tiền. Nó làm ta quên mất đi ngôn ngữ yêuthương của trái tim, quên mất đi những giá trị tốt đẹp của tâm hồn,quên mất đi những phẩm chất của một con người thực sự. Nó khiến ta sốngmột cuộc đời ít nhân cách hơn, ít ý nghĩa hơn. Nhưng đó cũng không phảilà lỗi của đồng tiền. Đồng tiền vốn trung tính, nó không có lỗi gì cả!Lynne Twist chỉ ra rằng: “Chính cách hiểu và phản ứng của chúng ta với tiền mới là nguồn gốc của những điều tai hại.”


Vậythì chúng ta hiểu sai cái gì chăng? Theo bà, quan hệ sai trái của chúngta với tiền bạc xuất phát từ những ngộ nhận về những điều căn bản trongcuộc sống, rằng thế giới luôn luôn là không có đủ cho tất cả mọi người,rằng có càng nhiều chắn chắn là càng tốt... Bằng những dẫn chứng rấtsinh động trong tự nhiên và đời sống, Lynne đã đưa ra một bức tranhkhác về thế giới, trái ngược với những tín điều xưa cũ đã ăn sâu vàotâm trí chúng ta. Đó là luôn luôncó đủcó hạn cho tất cả mọi người, và “sựcó hạn không phải là điều đáng lo ngại, nó tạo ra một mối quan hệ chínhxác hơn, đòi hỏi sự trân trọng và khẳ năng quản lý bằng ý thức rằngchúng rất quý giá...”.Hệ quả là, trái đất này có thể là thế giớibạn-và-tôi, nơi mọi người không phải cạnh tranh với nhau mà là cùng hợptác để tạo ra sự thịnh vượng chung.

Vàbản chất của tiền là gì? Chúng ta nên sử dụng tiền như thế nào cho có ýnghĩa? Lynne đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề này từ Gertrude - một bàlão da màu ở khu phố Harlem: “Đối với tôi, tiền giống như nước. Đốivới một số người, tìền ào ạt tuôn vào cuộc sống của họ như dòng sông dữdội. Tiền đến cuộc sống của tôi như một vòi nước nhỏ giọt. Nhưng tôimuốn nó tiếp tục được chảy đi, để nó giúp được cho nhiều người nhất.Tôi coi đó là quyền và trách nhiệm của mình. Đó cũng là niềm vui nữa.”

Đốivới hoạt động gây quỹ, Lynne kêu gọi mọi người đóng góp bằng cách giúphọ nhận ra sứ mệnh thực sự của tiền, và dùng tiền như công cụ để chuyênchở lý tưởng và những giá trị của bản thân:

“Dùbạn có nhiều hay ít tiền, khi bạn điều chỉnh dòng chảy ấy với thiện ýbạn sẽ thấy mình giàu có. Bạn thấy hứng thú và mạnh mẽ khi dùng tiềncủa mình để thể hiện bản thân, bạn không chỉ phản ứng trước nền kinh tếthị trường, mà còn thể hiện con người bạn. Khi bạn để tiền chảy đếnnhững thứ bạn quan tâm, cuộc sống của bạn bừng sáng. Đó chính là sứmệnh thực sự của tiền.”

Làmột nhà gây quỹ nhân đạo từng trải, Lynne còn chỉ ra cả mặt trái củanhững đợt cứu trợ mang tính phong trào. Chúng làm người dân ở nhữngquốc gia nghèo khó mất đi niềm tin vào chính khả năng tự lực của mình.Ngược lại, nếu biết trân trọng những thứ mình có và tận dụng nhữngnguồn lực của địa phương sẽ giúp người ta làm được những điều tưởngchừng như không thể. Đó là điều mà Bảy Con Người Vĩ Đại ở Bangladesh,những phụ nữ ở Senegal, những góa phụ ở Ethiopia,... đã làm được.

Trongcuốn sách đầy minh triết này, Lynne còn kể cho chúng ta những câuchuyện rất ý nghĩa và xúc động về những người vượt qua mặc cảm hay gánhnặng của sự giàu có để sống cuộc đời hạnh phúc; về sự dũng cảm củanhững người phụ nữ ở Dharmapuri (Ấn Độ) khi lên tiếng chống lại hủ tụcgiết hại trẻ em; về những người phụ nữ bị hành hạ dã man đến hội thảophụ nữ Bắc Kinh để nói lên những lời cuối cùng; về những xu thế mớiđang se sẽ hình thành, hướng tới một tương lai tốt đẹp và bền vững chonhân loại.

Những trích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách

"Cảm giác về sự giàu có thực sự đến từ việc chia sẻ, thể hiện rằng bạn có đủ, và bạn là đủ.

Trong cuộc sống đầy đủ và viên mãn, biết trân trọng là một thái độ ẩn chứa đầy sức mạnh, có khả năng tạo ra những giá trị mới khi chúng ta ý thức được giá trị những thứ chúng ta đang có.

- Khi bạn ngừng cố gắng kiếm thêm những thứ bạn không thực sự cần, những đại dương năng lượng sẽ được giải phóng. Bạn sẽ có thể tạo ra sự khác biệt bằng những thứ bạn có. Khi bạn tạo ra sự khác biệt bằng những thứ bạn bạn có, nó sẽ mở rộng ra.

Chẳng hề tồn tại cái chúng ta hay gọi là người giàu hay kẻ nghèo cả. Tất cả chúng ta đều là những người giàu có và tài sản của chúng ta rất đa dạng. Nhờ có sự nhiệm màu của quá trình hợp tác, chúng ta trở thành những đối tác bình đẳng; chúng ta tạo ra sự toàn vẹn và đầy đủ cho tất cả mọi người.

Khi chúng ta coi tiền là một dòng chảy qua đời mình và qua thế giới, chúng ta nhận ra rằng nó không thực sự thuộc về ai cả; hoặc chúng ta có thể nói nó thuộc về tất cả mọi người. Trách nhiệm của chúng ta là để nguồn tài nguyên đó chảy tự do trên thế giới giống như dòng nước, phục vụ cho nhiều người nhất và những mục đích cao nhất.”
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiền... bạc

    25/06/2009Linh LinhCả Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đều chung quan điểm: Chữ Tình là thủ phạm gây ra nhiều ân oán, oan trái, khổ đau, chết chóc, trầm luân bể khổ trên đời! Nhưng giờ đây cần phải khẳng định thêm đồng phạm Tiền cũng gây ra tội lỗi thảm khốc không hề thua kém, nếu không muốn nói là vượt xa. Cuộc đời không thể không có tình và hiếm có yếu tố nào có thể dứt bỏ được tình, nhưng Tiền làm cho con người trở thành vô tình và cũng chỉ Tiền mới đủ sức mạnh ma quái làm được điều đó? Cho nên tình yêu, tình trường ai oán chẳng dứt, còn tiền tuy quan trọng, có thể nuôi được nhiều cuộc đời nhưng Tiền tệ, Tiền bạc lắm, người ơi!..
  • Tiền và luật nhân quả

    09/04/2019Đoàn TuấnThiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
  • Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực

    03/05/2009Cuốn sách khắc họa toàn cảnh lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ - cuộc giao tranh giành quyền lực và sự giàu có xung quanh vấn đề dầu mỏ. Cuộc chiến này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, phản ánh hậu quả của các cuộc chiến tranh đồng thời thay đổi vận mệnh nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng. Dầu mỏ, Tiền bạc & Quyền lực là một bức tranh về lịch sử thế kỷ XX, cũng là về ngành công nghiệp dầu mỏ...
  • Kinh tế học siêu vĩ mô: Cơ sở khoa học của sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/08/2008Vấn đề tiền ở đâu ra là vấn đề làm đau đầu toàn xã hội từ tầm vĩ mô cho tới vi mô, từ các nhà hoạch định chính sách cho tới chủ doanh nghiệp nhỏ và người dân bình thường. Những khó khăn về tiền gặp phải bế tắc không giải quyết nổi nếu chỉ xem xét và nhìn nhận chúng ở tầm vĩ mô và vi mô. Vấn đề này phải được xem xét và giải quyết ở tầm mức mới, tầm mức siêu vĩ mô...
  • Chiến tranh tiền tệ

    27/06/2008Minh Bùi (sưu tầm)Chủ đề cuốn sách là nói về sự ra đời của tư bản tài chính thế giới và quá trình bành trướng ra toàn cầu, thao túng và ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế. "Chiến tranh tiền tệ" là khái niệm chỉ cách thức bí ẩn và tinh vi mà giới tư bản tài chính ngân hàng đó dùng các công cụ tiền tệ lũng loạn các nền kinh tế nhằm mục đích kiếm những món lời khổng lồ. Chiến tranh tiền tệ là cội nguồn của mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại...