Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'

Viện sĩ Triết học Hy Lạp, Tiến sĩ Hóa sinh, Sinh học phân tử
01:16 CH @ Thứ Hai - 06 Tháng Mười Hai, 2021
Tác phẩm triết học, tái bản lần thứ nhất có sửa chữa

TS. Nguyễn Bá Trinh,
Viện sĩ Triết học Hy Lạp,
Tiến sĩ Hóa sinh, Sinh học phân tử
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN
Quê quán: thôn Hợp Hòa, xã Quảng Hòa, Ba Đồn, Quảng Bình

Cụ nghè Nguyễn Bá Cơ, thân phụ Viện sĩ Nguyễn Bá Trinh
Hàn lâm viện Triều Nguyễn

Xem thêm:

Tóm tắt TRIẾT HỌC HỘI TỤ

- Xã hội là một hệ thống rất phức tạp. Việc thu thập các chỉ số và thử nghiệm để rút ra quy luật của hệ thống này rất khó khăn, bởi thế các nhà xã hội học thường sử dụng thành tựu khoa học tự nhiên để làm mô hình nghiên cứu xã hội.

- Các hệ thống tự nhiên và xã hội tiến hóa theo xu hướng hội tụ. Mức độ hội tụ là thước đo trình độ tiến hóa của xã hội. Trên con đường hội tụ, các hệ thống tự nhiên cũng như xã hội, luôn luôn có sự tương tác làm thay đổi cấu trúc các hệ, nhưng lịch sử tiến hóa của tự nhiên và xã hội vẫn là lịch sử hội tụ.

- Có nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những sự sụp đổ xã hội. Nhưng tất cả đó đều xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản và có liên quan nhau là Ý thức hệ và sự Cô lập. Xây dựng một xã hội mở và đổi mới ý thức hệ là những điều kiện tiên quyết để xã hội phát triển. Những quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc là những minh chứng cho nguyên lý đó. Do chi phối bởi nguyên lý đó, ý thức hệ nhiều quốc gia đang biến đổi và có xu hướng hội tụ về những điểm tương đồng. Tuy nhiên, những tư tưởng sôvanh nước lớn, tham vọng bá chủ vẫn đang tồn tại, cho nên con đường hội tụ ý thức hệ của nhân loại đang đầy chông gai.

- Lịch sử châu Âu, từ thời cổ đại đến hiện đại, là lịch sử của những cuộc chiến tranh khốc liệt. Sau gần 25 thế kỷ máu và lửa, người châu Âu đã nhanh chóng nhận ra rằng, không một chủng tộc nào có thể khuất phục được những chủng tộc khác. Từ đó, ý thức hệ sống chung hòa bình dần dần trỗi dậy. Nhờ đó Liên minh châu Âu đã ra đời. Liên minh châu Âu đã đạt được những thành tựu to lớn về đối nội và đối ngoại. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công của châu Âu là do có một nền tảng tri thức rất cao, vượt trội so với các quốc gia và lục địa khác.

- Quá trình tiến hóa gia tăng tính bất đối xứng, gia tăng tính phức tạp. Bất đối xứng làm gia tăng nhu cầu liên kết hội tụ các tiểu hệ trong một hệ thống. Trong xã hội, có hai dạng bất đối xứng cơ bản, là bất đối xứng quyền lực và bất đối xứng quyền lợi kinh tế.

- Các hệ thống tự nhiên và xã hội được cấu trúc bởi các domain. Tiến hóa là quá trình tích lũy các biến đổi trong các domain, chứ không phải sự thay đổi đột ngột, cái này phủ định hoàn toàn cái kia.

- Tiến hóa hội tụ dẫn đến hình thành những hệ siêu liên hợp. Nhờ đó tạo nên nhiều hiệu ứng có lợi so với hệ đơn lẻ. Trình độ tổ chức biểu thị trình độ tiến hóa xã hội. Sự thất bại của một quốc gia hay một tổ chức xã hội nào đó chủ yếu là do trình độ tổ chức, do mối liên kết các siêu hệ trong tổ chức đó.

- Cơ thể động vật máu nóng có xu hướng tiến hóa về miền 300K, thế nhưng hiện tại bề mặt Trái đất đang gia tăng nhiệt độ. Xu hướng nhiệt độ này ngược với xu hướng tiến hóa sinh hệ. Điều đó có thể dẫn đến thảm họa Chết nhiệt phi Clausius. Lúc đó toàn bộ sự sống trên Trái đất, kể cả loài người, không thể có sự tiến hóa tiến bộ (Progresive evolution) về sinh học. Trước hiện tượng nóng lên toàn cầu đó, hội tụ xã hội không những là quy luật tất yếu mà còn là nhu cầu bức thiết của nhân loại.

Kết Luận

Mặc dù đã có nhiều xung đột, chiến tranh..., nhưng xu hướng chung của loài người vẫn là con đường hội tụ. Hội tụ là một con đường thịnh vượng cho mọi quốc gia. Hiện tại con người đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như vấn đề môi trường, dinh dưỡng và sức khỏe, vấn đề di cư... Vì vậy, hội tụ xã hội không chỉ là một quy luật, mà còn là một nhu cầu cấp thiết. Khi trí thông minh phát triển, khi cuộc sống ngày càng phong phú, khi công nghệ - đặc biệt là công nghệ thông tin - phát triển, mọi người trên khắp thế giới cảm thấy gần nhau hơn. Những người tương lai, thế hệ trẻ, sinh ra trong thời đại toàn cầu hóa, trong kỷ nguyên internet với nhiều mạng xã hội, như Google, Facebook, Twitter..., sẽ nhận thức sâu sắc về giá trị của sự hội tụ. Do đó, hội tụ là xu hướng không thể ngăn cản của xã hội loài người.

LỊCH SỬ NHÂN LOẠI LÀ LỊCH SỬ HỘI TỤ.

MỤC LỤC 


Mở đầu

Chương 1. THUYẾT MÔ HÌNH TƯ DUY XÃ HỘI 
1.1. Thuyết cơ giới 
   1.1.1. Khoa học cơ giới 
   1.1.2. Tư duy cơ giới 
1.2. Thuyết tiến hóa 
   1.2.1. Thuyết tiến hóa tự nhiên 
   1.2.2. Thuyết tiến hóa xã hội spencer 
1.3. Thuyết nhiệt động học 
   1.3.1. Nội dung thuyết nhiệt động học 
   1.3.2. Nhiệt động học trong xã hội học 
1.4. Thuyết hệ thống 
   1.4.1. Lý thuyết hệ thống tổng quát 
   1.4.2. Thuyết hệ thống xã hội 
1.5. Thuyết cấu trúc tiêu tán 
   1.5.1. Cấu trúc tiêu tán 
   1.5.2. Xã hội như một cấu trúc tiêu tán

Chương 2. THUYẾT HỘI TỤ VẬT CHẤT
2.1. Hội tụ vật chất trong Vũ trụ 
   2.1.1. Lược sử thời gian 
   2.1.2. Hội tụ suy biến  
   2.1.3. Ngưng tụ nguyên tố 
2.2. Hội tụ vật chất trong môi trường nước 
   2.2.1. Sự hình thành các phân tử amphiphilic 
   2.2.2. Hội tụ trên phân tử 
   2.2.3. Đỉnh cao của hội tụ amphiphilic 
2.3. Hội tụ phân tử trong sinh hệ 
   2.3.1. Hội tụ phân tử ở ADN 
   2.3.2. Hội tụ phân tử ở collagen 
   2.3.3. Hội tụ phân tử ở lipid dự trữ

Chương 3. THUYẾT HỘI TỤ XÃ HỘI 
3.1. Hội tụ theo cơ quản lý chế 
   3.1.1. Bầy người (Band) 
   3.1.2. Bộ lạc 
   3.1.3. Tù trưởng quốc 
   3.1.4. Nhà nước 
   3.1.5. Liên minh quốc gia 
3.2. Hội tụ đô thị  
3.3. Các tổ chức quốc tế

Chương 4. THUYẾT HỘI TỤ Ý THỨC HỆ 
4.1. Cô lập và sự sụp đổ  
   4.1.1 Đảo Phục Sinh 
   4.1.2. Đế quốc Khmer 
   4.1.3. Nền văn minh Maya 
   4.1.4. Liên Xô 
4.2. Những cuộc cách mạng ý thức hệ 
   4.2.1. Cách mạng ý thức hệ ở Mỹ 
   4.2.2 Cách mạng ý thức hệ ở Nhật Bản 
   4.2.3. Cách mạng ý thức hệ ở Trung Quốc 
4.3. Hội tụ ý thức hệ

CHƯƠNG 5: CHÂU ÂU, TỪ Ý THỨC HỆ ĐẾ QUỐC ĐẾN Ý THỨC HỆ HỘI TỤ 
5.1. Những cuộc cách mạng ý thức hệ ở châu Âu 
   5.1.1. Lịch sử châu Âu 
   5.1.2. Những cuộc cách mạng ý thức hệ ở châu Âu 
5.2 Những thành tựu to lớn của Liên minh châuu  
   5.2.1. Những thành tựu đối nội 
   5.2.2. Những thành tựu đối ngoại 
   5.2.3. Chỉ số phát triển con người 
5.3.Nguyên nhân thành công của liên minh châu Âu 
   5.3.1. Khoa học châu Âu 
   5.3.2. Triết học châu Âu

Chương 6. THUYẾT BẤT ĐỐI XỨNG
6.1. Bất đối xứng trong tự nhiên 
6.2. Bất đối xứng trong xã hội 
   6.2.1. Bất đối xứng quyền lực 
   6.2.2. Xu hướng dân chủ hóa 
   6.2.3. Bất đối xứng quyền lợi 
   6.2.4. Bất đối xứng tình dục – Nguồn gốc gia đình 
   6.2.5. Những bất đối xứng khác trong xã hội 
6.3.. Bất đối xứng và hội tụ 
6.4. Bất đối xứng và đối kháng xã hội

Chương 7. THUYẾT DOMAIN 
7.1. Domain tự nhiên 
   7.1.1. Domain protein 
   7.1.2. Domain và dinh dưỡng 
7.2. Domain xã hội 
7.3. Cấp bậc domain và mức độ liên kết 
7.4. Tiến hóa domain

Chương 8. THUYẾT SIÊU LIÊN HỢP CEKE
8.1. Hiệu ứng tự điều chỉnh (control) 
8.2. Hiệu ứng entropy 
   8.2.1. Cấu hình và chức năng enzym 
   8.2.2. Thân nhiệt và sự giải phóng entropy 
8.3. Hiệu ứng động học (kinetics) 
8.4. Hiệu ứng năng lượng (energy) 
8.5. Tiến hóa hệ siêu liên hợp

Chương 9. THUYẾT CHẾT NHIỆT PHI CLAUSIUS
9.1. Thuyết chết nhiệt Clausius
9.2. Protein - Enzym 
9.3. Hiện tượng động vật hằng nhiệt
9.4. Nhiệt độ và hoạt tính enzym
9.5. Tiến hóa hệ thống 
9.6. Chết nhiệt phi Clausius 449

TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN                                                      
Tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU

Theo truyền thuyết trong Kinh thánh, Thiên Chúa đã tạo ra Vũ trụ và các loài trong 6 ngày. Sau đó, Ngài nặn một hình người từ bụi đất theo hình ảnh của Ngài và truyền sức sống cho anh ta. Chúa đặt tên người đàn ông đó là Adam. Tiếp đó, Thiên Chúa lại tạo ra một người phụ nữ từ một mẩu xương sườn của Adam và đặt tên cô ấy là Eva. Tất cả nhân loại sau này được sinh ra từ hai con người đầu tiên này.

Ở một bộ lạc miền bắc New Guinea, cũng có một truyền thuyết, nói rằng con người bắt đầu từ một nguồn gốc. Truyền thuyết đó kể: Ban đầu, mọi người đều sống xung quanh một cây gỗ lim lớn trong rừng, nói cùng một thứ tiếng. Nhưng có một người đàn ông xấu tính, có âm mưu chiếm đoạt một người phụ nữ xinh đẹp. Hắn giết chết chồng của người phụ nữ này. Dân làng tìm hắn để hỏi tội. Kẻ giết người và họ hàng hắn cùng trèo lên cây lim để tự vệ. Vì thế, dân làng cố tìm cách kéo ngọn cây lim xuống, nhưng không may, ngọn cây lim bật mạnh lên trời, tất cả mọi người của cả hai phe đều bị bắn tung ra khắp tứ phía. Từ đó, mọi người cách xa nhau và dần dần nói những thứ tiếng khác nhau.

Người Việt cũng có truyền thuyết nói rằng, mọi người dân trên đất Việt vốn cùng một cha mẹ: Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm cái trứng, nở ra được 100 người con trai. Lạc Long Quân là dòng dõi rồng sống dưới nước, còn Âu Cơ là dòng dõi tiên sống trên cạn. Do ăn ở với nhau lâu mà không hợp nên chia 50 con theo cha đi về phía biển, còn 50 con thì theo mẹ đi về phía núi.

Nhiều dân tộc trên thế giới cũng có những truyền thuyết, nói rằng tất cả loài người trên Trái đất, hoặc trên đất nước mình, đều được sinh ra từ một nguồn gốc duy nhất. Kinh thánh của Thiên chúa giáo và các truyền thuyết về nguồn gốc loài người muốn nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta, những con người trên Trái đất này, có cùng một tổ tiên, cùng một dòng máu. Những truyền thuyết này thể hiện nguyện vọng của nhân loại, muốn cùng nhau sống trong tình yêu thương đoàn kết.

Không chỉ Kinh thánh của Thiên chúa giáo hay truyền thuyết dân gian, mà cả khoa học cũng chứng minh: Tất cả con người trên Trái đất ngày nay đều ó nguồn gốc từ loài Homo sapiens, sinh ra từ châu Phi.

Thế nhưng ....

Trong quá trình lịch sử của mình, nhân loại đã sống trong cảnh nồi da xáo thịt. Vô vàn cuộc chiến huynh đệ tương tàn liên tiếp xảy ra, khó có thể liệt kê hết. Bước vào thế kỷ XX và XXI, các cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn ở các quy mô khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918, Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945, Chiến tranh Triều Tiên 1950, Chiến tranh Đông Dương 1945 - 1979, Chiến tranh Việt Nam 1955 - 1975, Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan từ 1947, Chiến tranh Trung Quốc - Ấn Độ 1962, Chiến tranh Afganistan 1978 - 1992, xung đột ở Trung Đông, xung đột sắc tộc ở châu Phi, Chiến tranh Iraq 2003 - 2011, Chiến tranh Syria từ năm 2011... Bên cạnh các cuộc chiến là sự chia rẽ quốc gia, đặc biệt là sự tan rã của hệ thống của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, sự rút lui của nước Anh khỏi Liên minh châu Âu...

Phải chăng, nhân loại đang quên Adam, quên Eva và ngày càng xa cách nhau. Cho đến nay, vẫn chưa có lý thuyết nào bàn về các xu hướng đó. Trong lời kết của tác phẩm Mười hai học thuyết về bản tính con người, Charles Leslive Stevenson và các cộng sự đã viết:

“Tôi không có lý thuyết lớn dể trả lời câu hỏi: Sẽ có chăng hay không, một sự tiến bộ trong lịch sử nhân loại? Dầu rằng, một số loại tiến bộ là có thể và không chút nghi ngờ. Dĩ nhiên, có thể có những khám phá khoa học và những cải tiến công nghệ, cũng có thể có cả những nguồn năng lượng mới; và cũng có thể có sự lãnh đạo chính trị khôn ngoan hơn những gì chúng ta đã có trong quá khứ; có thể có sự phát triển các nền văn hóa, với tầm vóc cao hơn trong giáo dục, khoan dung lớn hơn... và... những giá trị tâm linh sâu xa hơn. Nhưng đó chỉ là những tiềm năng, những tiềm năng này có trở thành hiện thực hay không? ”

Không những Ch.L. Stevenson, mà có rất nhiều người, cũng có những nhận định thiếu tin tưởng như vậy về tương lai của nhân loại. Có lẽ lý do chính là do chúng ta chưa tìm thấy một cơ sở lý thuyết hoặc một mô hình tư duy.

Như đã biết, trong tự nhiên và xã hội loài người, thường có những quy luật chung hoặc tương đồng nhau, chẳng hạn như quy luật Âm dương, quy luật Biện chứng, quy luật Nhân quả... Tuy nhiên, xã hội loài người là một hệ thống rất phức tạp. Nó mang tính chất của một hệ thống sinh học vì có tính tự sản sinh và di truyền. Đồng thời có cả tính chất của một “hệ thống người” vì biết tư duy. Nhưng lại không thể bỏ qua tính chất vật lý của nó, vì đó vẫn là một hệ thống tiến hóa có sử dụng năng lượng và tương tác với môi trường chung quanh. Cho nên, việc phát hiện và xác minh các quy luật trong xã hội rất khó khăn. Bởi thế, các nhà xã hội học thường lấy ý tưởng từ khoa học tự nhiên để làm cơ sở khoa học và là mô hình nghiên cứu.

Phương pháp này đã được René Descartes vận dụng với mô hình cơ học xã hội. Cũng tương tự, Herbert Spencer đã vận dụng mô hình tiến hóa sinh học của Charles Darwin để nghiên cứu xã hội. Nhiệt động học là một bộ môn trong vật lý, nhưng đã được nhiều nhà khoa học áp dụng để nghiên cứu xã hội, ví dụ như Henry Adams, Brooks Adams, Lawrence Handerson, Kenneth Bailey... Lý thuyết hệ thống tổng quát của Ludwig von Bertalanffy đã được Talcott Parson và Niklas Luhmann vận dụng để xem xét xã hội, đặc biệt là quan niệm về tính tất yếu của sự phân tầng xã hội. Trên cơ sỏ nhiệt động học bất thuận nghịch của Ilya Prigogine, Eic . Jantsch đã vận dụng khái niệm cấu trúc tiêu tán vào xã hội học.

Như vậy, khoa học tự nhiên đã cung cấp nhiều mô hình cho nghiên cứu xã hội, nhưng tương lai nhân loại sẽ là đoàn tụ hay chia rẽ, thì chưa có một mô hình nào. Trước khi bàn đến xã hội, chúng ta cùng điểm lại những thành tựu khoa học thế giới về xu hướng tiến hóa của tự nhiên, từ Vũ trụ đến các phân tử trong cơ thể sống.

Ở quy mô Vũ trụ, vật chất tiến hóa theo xu hướng hội tụ. Chúng ta có thể tìm thấy các kết luận đó trong vô vàn các sách vở nói về vũ trụ. Nhờ có xu hướng đó mà hình thành nên những ngôi sao đầu tiên, rồi từ đó hình thành các thiên hà, hình thành hố đen, hình thành các nguyên tố hóa học... Xu hướng hội tụ vật chất cũng từng tồn tại trong môi trường nước trên Trái đất. Nhờ đó mới dẫn đến hình thành sự sống và cuối cùng dẫn đến hình thành loài người. Các phân tử hóa sinh cũng gia tăng độ hội tụ theo trình độ tiến hóa sinh học. Các kết quả này đã được chúng tôi công bố năm 1994 tại Hội nghị Quốc tế về Hóa sinh và Sinh học phân tử, New Delhi Ấn Độ.

Từ ánh quy luật hội tụ vật chất trong tự nhiên, chúng tôi soi vào con đường hàng vạn năm mà loài người đã trải qua. Lịch sử nhân loại cho thấy: Loài người cũng đang tiến hóa theo xu thế hội tụ, tương tự xu thế của thế giới vật chất. Vào thời tiền sử, con người sống phân tán vô tổ chức theo bầy đàn, về sau mới hình thành các thị tộc. Từ thị tộc tiến tới hội tụ thành bộ lạc, từ bộ lạc lại hội tụ thành liên minh bộ lạc và bộ tộc, sau đó hình thành ân tộc quốc gia. Bước sang thời đại Văn minh, tốc độ hội tụ ngày càng tăng, nó biểu hiện qua hội tụ đô thị hóa và hình thành các khối quốc gia, như Liên minh châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á và rất nhiều hình thức khác nhằm liên kết các nước với những mục tiêu nhất định.

Trong tác phẩm Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ của mình, Brian Green cũng có nhận định: Vật chất cũng như đồng tiền, có xu hướng hội tụ về một chỗ. Trong tác phẩm Súng, Thép và Vi trùng của mình, Jared Diamond cũng viết:“Theo thời gian, con người đã sửa đổi cấu trúc xã hội của mình để bao gồm số lượng người trong một đơn vị xã hội ngày càng gia tăng, thông qua việc sáp nhập các nhóm người hiện có”. Những nhận xét này hoàn toàn phù hợp với kết luận trong cuốn sách này của chúng tôi. Như vậy, hội tụ là quy luật xuyên suốt trong quá trình tiến hóa tự nhiên và tiến hóa xã hội. Đó là lý do mà tác phẩm TRIẾT HỌC HỘI TỤ ra mắt bạn đọc.

Học viện Giáo dục và Nghiên cứu Athens và Hiệp hôị Viện sĩ và Học gia Thế giới xác nhận

Thư mời từ Hội nghị Quốc tế về Triết học, tháng 5/2019, Athena, Hy Lạp


Tóm tắt báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về Nhân văn và khoa học xã hội,
tháng 11/2020, Paris, Pháp
Tóm tắt báo cáo Hội nghị Quốc tế về Khoa học xã hội thế kỷ 21,
tháng 3/2020, Oxford, Anh
Thư mời dự Hội nghị quốc tế về Triết học, 2020
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết học Hội tụ

    18/02/2019Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội vừa cho tái bản cuốn sách "Triết học hội tụ: Về xu thế tiến hóa của các hệ thống tự nhiên và xã hội" của nhà khoa học - nhà văn hóa Nguyễn Bá Trinh...
  • Bộ sách "Khái lược Những tư tưởng lớn" của nhân loại

    12/11/2019Bùi Quang Minh"Khái lược những tư tưởng lớn" là bộ sách cô đọng, hấp dẫn, đầy đủ nhất từ trước đến nay do các chuyên gia kinh nghiệm ở các lĩnh vực biên soạn, bao gồm các chủ đề: chính trị, tôn giáo, triết học, kinh tế, nghệ thuật, văn học, điện ảnh...
  • Triết học và năng lực tư duy của con người trong kỷ nguyên toàn cầu

    06/11/2019PGS.TSKH Lương Đình HảiĐã có nhiều quan niệm khác nhau về triết học và do vậy, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò của triết học. Có thể xem xét vai trò của triết học từ nhiều phương diện khác nhau, bởi trong thực tế, triết học có tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người. Một trong những tác động lớn của triết học đến con người và xã hội là tác động lên năng lực tư duy của con người.
  • Thêm một viện sĩ triết học Việt

    18/07/2019Từ ngày 27 đến 30/05/2019 tác giả được mời sang dự hội nghị Triết học quốc tế tại Athens Hy Lạp để thuyết trình topic "Triết học hội tụ"...
  • John Dewey - Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ

    19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
  • Đại hội triết học thế giới lần thứ XXIV

    18/10/2018Hồ Sĩ QuýĐại hội triết học thế giới (World Congress of Philosophy - WCP) là sự kiện quan trọng và lớn nhất của giới triết học và của các Hội Triết học trên toàn thế giới được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần, theo Điều lệ của Liên đoàn quốc tế các Hội triết học (FISP - Fédération Internationale des Sociétés de Philosophie)...
  • Tự do và trách nhiệm cá nhân trong “Tồn tại và hư vô” của J. -P. Sartre.

    19/03/2017Đỗ Minh Hợp“Tồn tại và hư vô” của J.-P.Sartre được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 tại Paris. Đây là tác phẩm không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong dòng chảy của triết học hiện sinh, mà còn cho thấy rõ tư tưởng triết học hiện sinh độc đáo của J.-P.Sartre. Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J. -P. Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách nhiệm - trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người.
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Triết học của tự do

    10/02/2016Triết học của tự do ở đây không có nghĩa là nghiên cứu vấn đề về tự do như một trong các vấn đề của triết học, tự do ở đây không có nghĩa là khách thể. Triết học của tự do ở đây có nghĩa là triết học của những người tự do, là triết học xuất phát từ tự do, trái ngược với triết học của nô lệ, với triết học xuất phát từ tính tất yếu, tự do có nghĩa là trạng thái của chủ thể đang triết lí...
  • “Triết học đã chết“ và "Tôi không tin vào Toán học"

    28/10/2014Hà YênHai trí tuệ lớn của thế kỷ 20 đã biểu lộ phản ứng bằng những phát biểu mỉa mai, có mang hơi hám chế diễu này: Albert Einstein – “ tôi không tin vào toán học” . Và, Stephen Hawking “Triết học đã chết”. Đó là những suy tư ở tầm hệ thống, chỉ có ở tư duy của những trí tuệ lớn...
  • Thế giới quan triết học của các nhà nho trong xã hội phong kiến Việt Nam

    15/10/2014Thạc sĩ Triết học Phạm Thị LoanBài viết góp phần hệ thống hóa và phân tích thế giới quan triết học của các nhà Nho trong xã hội phong kiến Việt Nam, trong đó tập trung vào các khía cạnh cơ bản: quan niệm của các nhà Nho về trời, mệnh và mệnh trời, đặc biệt là quan niệm về con người, về mối quan hệ giữa con người với trời đất. Theo tác giả, với nhiều nhà Nho Việt Nam thời phong kiến, con người không hoàn toàn bị chi phối, khuất phục bởi mệnh và mệnh trời; trái lại, con người có thể cải biến mệnh nhờ vào sự nỗ lực của bản thân mình...
  • Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học

    07/11/2009Trần Ngọc LiêuTrong bài viết này, tác giả đã xuất phát từ góc độ triết học để phân tích nhằm góp phần làm rõ thêm khái niệm “nhà nước pháp quyền" trên một số khía cạnh cơ bản: định nghĩa khái niệm, nội dung và bản chất của nhà nước pháp quyền. Theo tác giả, nhà nước pháp quyền là một trình độ phát triển tất yếu đạt tới của nhà nước...
  • Văn hóa, triết lý và triết học

    11/12/2008Lương Việt HảiBài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • xem toàn bộ