Tiền bạc và đời sống vợ chồng

10:17 SA @ Thứ Ba - 29 Tháng Mười Một, 2005

Theo ý kiến của một nhà tư vấn tài chính Mỹ, từ xa xưa, đàn ông và đàn bà đã có những quan niệm rất khác nhau về tiền bạc. Qua nghiên cứu và thảo luận những vấn đề chi phối cuộc sống, họ đã đưa ra 5 vấn đề then chốt liên quan đến tiền bạc, tác động đến đời sống vợ chồng.

1- Thu nhập:Lương bổng là thước đo sự thành công của người đàn ông, còn người phụ nữ thì chỉ xem là sự thành đạt trong nghề nghiệp. Cuộc khảo sát gần đây ở Hoa Kỳ trên 2958 công dân cho thấy chỉ 25% phụ nữ quan tâm đến sự nghiệp và công danh. Đối với họ, tính lãnh đạo và kích thích công việc phát triển không phải là những yếu tố quan trọng hơn hết.

Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí là người phụ nữ ít tin tưởng vào khả năng kiếm tiền so với đàn ông và dễ ảnh hưởng đến những quyết định trong tài chính của họ. Người phụ nữ làm ra tiền ít hơn do thực tế hơn, ít mạo hiểm, nên ít có cơ hội thi thố làm ăn như cánh mày râu. Đàn ông coi tiền bạc như dòng nước chảy vào, còn phụ nữ coi tiền bạc như cái ao để tát cạn. Người vợ hay người chồng có thu nhập cao hơn đều muốn giành quyền quyết định trong gia đình. Nhưng đã là vợ chồng thì nên giữ bình đẳng không nên phụ thuộc vào sự làm ăn hay chuyện ai là người kiếm được nhiều tiền hơn. Tiền bạc là điều quan trọng trong cuộc sống nhưng nếu không có hạnh phúc thì tiền bạc cũng không giải quyết được chuyện gì cả.

2- Tiêu dùng: Một trong những tính cách của người phụ nữ là thích mua sắm nhưng có khi nó lại trở thành nỗi kinh hoàng đối với những ông chồng bủn xỉn. Theo kết quả của một công ty nghiên cứu thương mại, hơn một nửa đàn ông không tự mua sắm quần áo, xà bông, khăn tắm, ngược lại bốn phần trăm phụ nữ làm việc đó.

Phụ nữ là được xem người mang lại những gì cần thiết cho gia đình, nên họ nắm hết chi tiêu hàng ngày. Thực tế thì cả người vợ và người chồng đều có mức chi tiêu khác nhau. Người phụ nữ thường ra oai những năm đầu kiếm ra tiền, xem đó là sự bình đẳng tự do đối với người chồng. Nhưng theo một nhà dự hoạch tài chính thì lúc về già, người phụ nữ chi tiêu có kế hoạch hơn, xem tiền bạc như là công cụ để giữ mối quan hệ cuộc sống.

Đối với đàn ông thì trái lại, lúc có tuổi họ trở thành nhà buôn, khi họ trở nên giàu có thì họ chi tiêu bất thường và không có kế hoạch gì cả. Lúc này, đàn ông tin vào khả năng kiếm tiền của mình nên dễ dàng hơn trong việc mua sắm. Vợ chồng có thể tránh giải thích về những khoản tài chính không cần thiết, nên để riêng một số tiền thoả mãn nhu cầu của mình. Cả chồng và vợ đều có thể sử dụng một ít tiền tuỳ theo tính chất công việc. Những cuộc hôn nhân hiện nay có 3 khuynh hướng: ngân sách của vợ, của chồng và của chung.

3- Dành dụm:Trong thực tế phụ nữ không lưu ý về chuyện dành dụm như đàn ông. Đa số họ để dành tiền bạc muộn màng và thường thiếu hụt. Theo một nghiên cứu mới đây của Mỹ, sự tích luỹ của đàn ông gấp đôi phụ nữ. Trong độ tuổi 45 - 46 chỉ chiếm 46% phụ nữ bắt đầu để dành cho việc về hưu, trái lại có đến 67% đàn ông làm việc này. Vẫn còn quá nhiều người coi việc tích luỹ tiền bạc là trách nhiệm của người chồng. Tuy nhiên, nếu có sự tích luỹ riêng tư thì hai vợ chồng sẽ gặp xung đột khi điều này lộ ra. Đó là lý do tại sao thỉnh thoảng họ vẫn giữ bí mật về những khoản tiền riêng của mình.

Sự giấu giếm tiền bạc ắt hẳn tạo nên sự ngăn cách vợ chồng. Hai người không nên có những khoản tiền riêng tư bí mật, tuy là số tiền đó bạn có thể tiêu xài theo ý thích. Mỗi người chỉ nên trích riêng một số tiền để tiêu vặt, nhưng phải có trách nhiệm về tương lai của nhau.

4- Vay mượn: Phụ nữ chỉ vay số tiền mà họ thật cần, còn đàn ông thì không. Nếu ai cho vay một số tiền lớn thì người chồng đồng ý ngay. Vợ chồng nên có thói quen kiểm tra tài chính gia đình trước khi vay mượn. Cả hai nên công khai món nợ trước khi cưới nhau, đừng để tình trạng trích % thu nhập chi trả cho những khoản tận đâu đâu của hai vợ chồng, như thế thì phiền lắm và sẽ có bi kịch trong gia đình.

5- Kinh doanh: Mọi lúc, mọi nơi người đàn ông đều muốn mạo hiểm làm ăn hơn phụ nữ. Trong kinh doanh, người phụ nữ thường nghi ngờ khả năng kinh doanh của chính mình, họ quá thận trọng. Họ xem kinh doanh như một trò phiêu lưu mà khả năng duy nhất xảy ra là mất hết vốn, do đó họ thiên về kinh doanh bảo tồn.

Ngược lại, đàn ông không quá lo lắng khi sai lầm, thích tìm kiếm cơ hội kinh doanh và làm giàu, hơn nữa họ có nhiều cơ hội để thử sức mình. Kinh doanh là một lĩnh vực mà sự khác biệt cá tính giữa vợ và chồng sẽ bổ sung cho nhau. Người chồng phải biết giải thích cho vợ biết đâu là phần tiền phải bung ra làm kinh tế.

Biết điều chỉnh hiệu quả 5 vấn đề then chốt trên, đồng tiền sẽ trở thành phương tiện hữu ích đem lại hạnh phúc cho cuộc sống gia đình bạn. Bạn sẽ không rơi vào tình trạng mất cân đối giữa tiền bạc và tình cảm - điều tối cần thiết cho cuộc sống vợ chồng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Quản lý chi tiêu trong gia đình

    28/07/2005Nói chuyện về tiền bạc sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thoả thuận về những vấn đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Cuộc sống vợ chồng: Đừng để thiếu những cuộc hẹn hò

    16/07/2005Hoàng NamThử nhớ xem, lần cuối cùng bạn có cuộc hẹn với chồng hay vợ mình là khi nào? Nếu câu trả lời là không thể nhớ được vì nó đã quá lâu thì bạn cần có sự điều chỉnh lại.
  • Giúp chồng thành công trong sự nghiệp

    16/07/2005Phụ nữ bao giờ cũng mong ông xã mình thành công trong sự nghiệp, kiếm được nhiều tiền, nhưng một số người lại không biết cách giúp chồng...
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ