Kiếm tiền bằng mọi giá?

09:12 SA @ Thứ Hai - 20 Tháng Bảy, 2020

Tiền, ai mà không cần, vì nó là phương tiện sống, nhờ nó ta mới đổi được cơm ăn áo mặc - một nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống.

Tiền cũng có nhiều loại, có loại được làm ra nhọc nhằn từ mồ hôi nước mắt, mưa nắng dãi dầu trên đồng sâu ruộng cạn, cũng có loại được tạo ra quá dễ dàng qua sự mua bán, đổi trao. Kiếm tiền bằng cách nào đây để khi cầm đồng tiền trên tay ta không hổ thẹn với lương tâm, tự tin ngẩng cao đầu mà không phải lảng tránh ánh nhìn của ai đó. Phải ăn ở làm sao với đồng tiền để khi nhìn vào người ta không áy náy nhân cách của mình.

Hồi còn đi học, nhóm bạn cùng lớp của tôi gần như đứa nào cũng đi làm thêm. Thấy việc nào có lương hậu một chút là tụi nó sẵn sàng cúp tiết, thậm chí nhờ người thi giùm để đi làm. Chúng bảo: “Cơ hội không đến hai lần, tranh thủ kiếm được đồng nào hay đồng ấy”.

Thầy cô biết nhưng không đành cho rớt, làm sao nỡ phạt học trò khi vì cơm áo gạo tiền chúng phải mưu sinh. Những buổi trưa ngồi học ở giảng đường, thấy lớp vắng đi, chúng tôi đọc được nỗi buồn trong mắt thầy chủ nhiệm. Dù rất thương học trò nhưng cuối cùng thầy cũng không cứu được hết, nên có đứa ra trường phải ở lại vì nợ quá nhiều môn. Ngày cuối năm ngồi lại bên thầy, đứa nào cũng rưng rưng xúc động.

Thầy dạy: “Nghề nghiệp không chỉ để kiếm tiền, nó còn là một trong những giá trị phải có để tự khẳng định. Không có nghề hoặc có việc làm mà không làm thì tự biến mình thành cây chùm gửi, thành một dây leo”. Chúng tôi tự hứa với lòng sẽ không làm thầy thất vọng.

Ra trường mỗi đứa một nơi, có đứa cầm bằng đại học về quê nối nghiệp ruộng đồng của cha mẹ, có đứa lên rừng theo lý tưởng, đứa chuyển qua buôn bán, đứa phiêu bạt nơi xứ người... Chỉ một số rất ít may mắn được theo đúng nghề mình đã chọn. Bạn bè liên lạc cho nhau chỉ qua vài dòng email ngắn ngủi. Rồi tháng, rồi năm... biệt vô âm tín. Bạn nơi xứ người không biết bây giờ ra sao? Tháng rồi nghe tin H. lớp trưởng làm ăn thua lỗ, không trả nổi nợ phải vào tù.

Tan rồi giấc mơ làm ông chủ. Ngày xưa, H. là đứa ham kiếm tiền nhất. Làm giàu là mục đích sống của H.. H. nói phải có tiền mới làm cuộc sống mình có ý nghĩa hơn, phong phú hơn. Khát vọng đó đã làm H. xem đồng tiền là mục đích tối thượng để rồi nhân cách, phẩm giá cũng bị chi phối bởi đồng tiền.

Trường hợp của N. lại càng buồn. Làm thư ký không hợp, N. đi tiếp thị bia, cặp với một ông đã có gia đình, được ông ta bao ăn ở. N. bây giờ thực tế lắm, mỗi tháng canh tới kỳ lãnh lương để moi ông bồ già vài triệu để dành, nếu không đưa đủ thì làm mình làm mẩy. Mong ước được đi đây đi đó, trở thành một nữ phóng viên nổi tiếng chuyên viết bài bênh vực cho người sức yếu thế cô của N. giờ chỉ còn trong mơ...

Ngày họp mặt lớp chỉ lèo tèo mấy đứa còn bám trụ lại được thành phố. Mới mấy năm mà ai cũng có vẻ già dặn, trán hằn nếp nhăn lo nghĩ. Ngồi bên nhau nghe bạn nhắc kỷ niệm thì ít, bàn chuyện làm giàu thì nhiều. Bạn cho rằng chuyện làm giàu là lý tưởng cần phải đạt tới. Bạn giờ thích có nhiều tiền để là người mạnh, làm ông chủ chứ không thèm cái danh hiền lành, vất vả của một nghề như xưa.

Buồn thật! Tại sao bạn lại có tư tưởng kiếm tiền bằng mọi giá? Mỗi ngày, mỗi tuần từ bao câu chuyện về các vụ án, từ bao cảnh đời cùng số phận con người đã bị tha hóa, biến chất cũng vì tiền, bạn có thấy hay không? Mong rằng bạn sẽ kiếm được những đồng tiền sạch, tiền bền từ sức lao động chân chính của mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hậu quả của giàu xổi

    18/08/2018Nguyễn Tất ThịnhMọi người sống cuộc đời lam lũ vốn đã quá vất vả, tần tảo sớm hôm, nên lòng bảo dạ ăn ở với nhau nên quây quần, lấy sự lương thiện, dĩ hòa vi quý, chín bỏ làm mười, bán anh em xa mua láng giềng gần... làm điều căn bản...
  • Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?

    19/03/2018Nguyễn Hải HoànhVì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • “Cuộc đời như giấc mộng...”

    22/08/2010Thực hiện: Kim Yến; Chân dung hội hoạ: Lê Trí Dũng; Chân dung nhiếp ảnh: Trần Việt ĐứcMột buổi sáng đột nhiên thật dịu mát của mùa hè Hà Nội, anh dẫn chúng tôi qua cầu Long Biên, về lại với những dòng sông yên ả, về với làng Gióng, về với sư thầy của chùa Kiến Sơ, tổ đình của thiền phái Vô Ngôn Thông, nơi xưa kia Lý Công Uẩn tu tập… Nhìn hai thầy trò ríu rít trò chuyện bằng lối nói nhà quê thân thuộc, chuyện lớn chuyện nhỏ gì trong chùa sư thầy đều đem ra hỏi ý kiến, nhờ cậy anh, mới hiểu tình yêu Phan Cẩm Thượng dành cho làng quê da diết đến chừng nào...
  • Thế hệ @

    19/02/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngThế hệ trẻ hôm nay đang được nhiều người gọi là thế hệ @, một thế hệ của thực tại ảo và những lo toan rất thực.
  • Lạc thụ dụng

    16/03/2008Tạ Thị Ngọc ThảoLạc trong thụ dụng của từng doanh gia, nghiệp chủ không ai giống ai, lúc Khách tưởng doanh gia đang khổ, thì họ lại rất lạc; khi Khách ngỡ doanh gia đang lạc, thì họ lại rất khổ!
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Phỏng vấn một vị “trụ cột gia đình”

    18/03/2006Ba BêDù phụ nữ đã được coi là bình đẳng với nam giới và rất nhiều chị em thành đạt, nhưng các đấng mày râu cũng như toàn xã hội vẫn coi đàn ông - tức người chồng, người cha là “trụ cột gia đình"...
  • Tiền bạc

    26/02/2006Dù cho tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào thì bạn cũng có thể quản lý được nó. Việc quản lý tiền bạc đòi hỏi 2 trong số những nguyên tắc hành động có tính quyết định nhất, đó là tính kiên trì và quyết đoán....
  • Tiền bạc và đời sống vợ chồng

    29/11/2005Theo ý kiến của một nhà tư vấn tài chính Mỹ, từ xa xưa, đàn ông và đàn bà đã có những quan niệm rất khác nhau về tiền bạc. Qua nghiên cứu và thảo luận những vấn đề chi phối cuộc sống, họ đã đưa ra 5 vấn đề then chốt liên quan đến tiền bạc, tác động đến đời sống vợ chồng.
  • Kiếm tiền bằng viết luận án thuê

    26/06/2005Một bài tập lớn, thiết kế môn học thuê làm trong vòng 4-5 ngày khoảng trên dưới 300.000 đồng. Một đồ án tốt nghiệp thuộc khối kỹ thuật làm trong một tháng rưỡi, giá 3 triệu đồng.
  • xem toàn bộ