Đối thoại với tương lai

10:10 SA @ Thứ Sáu - 09 Tháng Tư, 2010

Bạn đọc xa gần hẳn đã rất quen thuộc với tác giả của những tập sách nổi tiếng - Văn hóa và con người, Cải cách và phát triển, Suy tưởng, Cội nguồn cảm hứng- ông Nguyễn Trần Bạt.

Những cuốn sách ấy vẫn đang tiếp tục được tìm đọc và bàn luận. Chúng tôi tin rằng không phải ngẫu nhiên mà nhiều vấn đề tác giả của những cuốn sách ấy đặt ra, đề cập đến hoặc đưa ra lý giải… ngày càng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của công luận, ở nhiều giới, với những chiều sâu khám phá khác nhau? Phần lớn các phản hồi là tích cực, trước hết ở tính hiệu quả mà họ thu lượm được từ những gì họ đọc. Độc giả cũng đặc biệt đánh giá cao sự hiểu biết, tinh thần khoa học và thái độ xây dựng của người viết, nhất là trước một số vấn đề khá nhạy cảm, còn phải tranh luận lâu dài và có liên quan đến sự phát triển của đất nước. Trong những phản hồi chân thành ngày càng nhiều ấy, độc giả cũng bày tỏ mong muốn sẽ còn được tiếp tục phiêu lưu cùng tác giả vào những lĩnh vực mà họ quan tâm để nối dài cuộc tìm kiếm mà theo họ rất thú vị và hữu ích.

Vì vậy, hôm nay chúng tôi vui mừng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm mới nhất của ông Nguyễn Trần Bạt, cuốn Đối thoại với tương lai, tập hợp từ những cuộc trao đổi thẳng thắn của tác giả với hàng chục tờ báo lớn trong và ngoài nước như: Báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Hà Nội Mới điện tử, báo điện tử Vietnamnet, báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử, đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, trang TuanVietnam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp, báo Doanh nghiệp, các kênh VTV1-VTV4-O2TV đài Truyền hình Việt Nam, đài Tiếng nói Việt Nam, tạp chí Vietnam Business Forum, The Straitss Times Singapore, báo The USA Today, tạp chí Sailing Master thuộc tập đoàn Brain Works, tạp chí Foreign Affairs Kyodo News, báo Tuổi trẻ, Báo Lao động Xã hội, trang web của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tạp chí Văn hóa Doanh nhân, báo Sinh viên, báo Văn hóa thể thao, tuần báo Vietnam News, Báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, Trung tâm Dữ liệu các Tổ chức Phi chính phủ, báo Sài Gòn tiếp thị…

Trước khi bạn đọc tiếp cận và thẩm định nó, chúng tôi chỉ xin nói trước về một số nét, theo chúng tôi là độc đáo của cuốn sách. Trước hết đây thực sự là một cuộc thám hiểm táo bạo và quyết đoán vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Không phải ai cũng đủ tự tin, đủ sự chân thành để làm việc đó. Tác giả không chỉ đối thoại với nhiều người cùng một lúc, nhiều cấp độ đối thoại khác nhau, mà còn trực tiếp đối mặt để làm chứng cho tính chính đáng của những điều ông khẳng định. Thứ hai, có thể coi đây là một công trình nghiên cứu đa ngành khá đồ sộ, xét cả trên quy mô vật chất và tinh thần. Thứ ba, cuốn sách giống như một tập cẩm nang với không ít bài học nhập môn, bài học nâng cao dành cho nhiều đối tượng, nhất là những bạn trẻ. Điểm độc đáo thứ tư, nếu có thể kể, thuộc về hình thức thể hiện. Từ đầu đến cuối cuốn sách chỉ là hỏi và đáp. Nhưng khác với một vài tác phẩm cùng thể loại, trong Đối thoại với tương lai, không có lời đáp nào lại không khêu gợi những câu hỏi khác, mời gọi tham gia cuộc đối thoại mà vấn đề có thể còn được đẩy đi xa hơn; không có câu trả lời nào không ngầm chứa một phần câu hỏi quan trọng và thú vị dành cho chính người đọc? Những đối thoại như vậy khiến cuộc sống này thêm hy vọng. Và nếu phải nói đến nét độc đáo nữa thì đó là, cuốn sách có một sức hấp dẫn mang tính ngoại lệ.

Nhà xuất bản Hội Nhà văn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Một cuốn sách đem lại cho người đọc kiến thức sâu sắc và kinh nghiệm sống phong phú luôn là một cuốn sách bổ ích. Nhưng một cuốn sách có khả năng truyền cảm hứng sống mạnh mẽ cho mọi người, đặc biệt là cảm hứng kiến tạo tương lai, làm nảy sinh ở họ những ý tưởng mới, những khao khát trí tuệ, mới thực sự là cuốn sách cần thiết. Đối thoại với tương lai, theo tôi chính là cuốn sách quan trọng ấy. Tôi muốn nói lời cảm ơn tác giả mà tôi cứ muốn gọi ông là Túi Khôn, đã cho tôi cơ hội được cảm thấy cái nghề biên tập của mình hóa ra không đến nỗi nhàm chán.

(Tạ Duy Anh)

Mục lục


Lời giới thiệu

    1. Đối thoại với tương lai
    2. Những giá trị sống
    3. Tương lai đẹp lắm
    4. Những tình huống của cuộc sống
    5. Việt Nam hội nhập quốc tế
    6. WTO – lớp học vĩ đại
    7. Việt Nam và kinh nghiệm gia nhập WTO
    8. Những vấn đề tồn tại sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO
    9. Khủng hoảng kinh tế thế giới và những ảnh hưởng đối với kinh tế Việt Nam
    10. Việt Nam cần tránh cái bẫy nền kinh tế vị thành niên
    11. Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam
    12. Về thị trường chứng khoán
    13. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
    14. Quản lý rủi ro trong khu vực đầu tư nước ngoài
    15. Các dự án sân golf và vấn đề quản lý đầu tư nước ngoài
    16. Những bài học từ chuyện Nhật Bản ngưng cấp ODA
    17. Tự vệ là phản ứng bản năng
    18. Thông điệp 2009
    19. Thị trường chứng khoán và một số vấn đề xã hội
    20. Việt Nam và những cơ hội đầu tư
    21. Doanh nghiệp Nhật Bản và triển vọng đầu tư ở Việt Nam
    22. Quan hệ Việt Nam – ASEAN
    23. Việt Nam và những thực tế
    24. Obama – nhiệm kỳ chống khủng hoảng và tìm triết lý phát triển
    25. Mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
    26. Võ Văn Kiệt – người mang khát vọng lắng nghe
    27. Cùng nhau suy tưởng
    28. Để Việt Nam cất cánh
    29. Phản biện xã hội
    30. Tổ chức phản biện xã hội
    31. Công chức bỏ việc – tín hiệu tốt của xã hội dân sự
    32. Một vài suy nghĩ về sinh hoạt quốc hội
    33. Mục tiêu kinh tế - chính trị trong giai đoạn hiện nay
    34. Tính minh bạch
    35. Cải cách giáo dục ở Việt Nam
    36. Tranh cãi học phí sẽ không đi đến đâu
    37. Người trẻ và những thách thức trong thời đại toàn cầu
    38. Sống chủ động trong thông tin toàn cầu
    39. Chúng ta không có con ngựa văn hóa để cưỡi
    40. Sự hình thành trong im lặng của văn hóa
    41. Tính đa dạng của văn hóa
    42. Văn hóa gia đình
    43. Nghề phiên dịch các nền kinh tế
    44. Vấn đề CEO
    45. Phác thảo chân dung doanh nhân
    46. Tình thầy trò
    47. Tận nhân lực, tri thiên mệnh
    48. Những thứ thuộc về con người
    49. Một chút tò mò về người không chịu yên phận
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không gian tinh thần - Đối thoại

    09/01/2021Nguyễn Trần BạtKhi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai yếu tố: Yếu tố thứ nhất là hoàn cảnh khách quan, được thể hiện tập trung bằng thể chế và luật pháp. Yếu tố thứ hai là trạng thái tự do bên trong của mỗi con người...
  • Những thực tế phổ biến

    16/11/2019Nguyễn Trần BạtCó một thực tế rất phổ biến trên thế giới hiện nay, đó là trạng thái thiếu tự do ở một bộ phận lớn của thế giới - các nước chậm phát triển. Đại bộ phận của thế giới đang ở trong trạng thái các năng lực của con người không đáp ứng được các đòi hỏi của thời đại mà nó tồn tại, tức là con người ở trạng thái thiếu tự do. Con người ở trạng thái thiếu tự do bởi vì nó không có tự do hoặc là nó bị kìm hãm không được quyền tiếp cận với tự do, cũng như nó được giáo dục để không hiểu hết các giới hạn mới của tự do...
  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Con người là tiền đề của nền kinh tế năng động

    24/10/2018Nguyễn Trần BạtTính năng động của nền kinh tế quan trọng như thế nào trong điều kiện cạnh tranh, có lẽ không cần nhắc lại. Điều này được phản ánh phần nào trong thái độ của xã hội khi sử dụng tính từ "năng động" để nói về các doanh nhân giỏi hay trong tần số xuất hiện thường xuyên trên báo chí của cụm từ "chuyển đổi cơ cấu kinh tế". Tuy nhiên, thế nào là một nền kinh tế năng động và làm sao để đạt được tính năng động của nền kinh tế lại chưa được nghiên cứu phân tích thấu đáo...
  • Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi

    09/07/2017Nguyễn Trần BạtHiện tượng bùng nổ do những trạng thái phát triển mới về tự do không phải là hiện tượng chỉ có ở Việt Nam. Thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng là những thời kỳ làm bùng nổ rất nhiều tài năng. Những trạng thái bùng nổ tinh thần tạo ra sự bùng nổ các tài năng là một hiện tượng có thật. Ở Việt Nam cũng có nhiều lúc như vậy....
  • Khái niệm tự do

    06/04/2016Nguyễn Trần BạtTừ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người...
  • Nhìn thẳng

    13/10/2015Nguyễn Trần BạtTôi thấy những nghiên cứu về giới doanh nhân Việt Nam, xét về mặt khoa học, còn chưa rõ ràng và chưa nhất quán. Ví dụ, hiện nay, xã hội chưa nhất trí rằng các giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũng là doanh nhân khi định nghĩa doanh nhân là người bỏ tiền ra để kinh doanh và mục tiêu là vì lợi nhuận...
  • Hạnh phúc

    20/09/2015Nguyễn Trần BạtHạnh phúc có phải là một trạng thái tinh thần nhất thời của con người và có đơn giản chỉ là sự thỏa mãn các đòi hỏi hay không? Bản chất của hạnh phúc thật sự là gì? Trước những cuộc khủng bố liên tiếp xảy ra trên khắp thế giới vào những năm gần đây, chúng ta buộc phải đặt câu hỏi: loài người có thật hạnh phúc không? Vì thế, tôi muốn truy đuổi khái niệm hạnh phúc để tìm ra đâu là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc của con người...
  • Góp vốn tự do

    18/10/2014Nguyễn Trần BạtCon người thường mặc nhiên thừa nhận không gian tự do bên trong và không gian tự do bên ngoài bản thân mình là rất trừu tượng, nhưng thực ra không phải vậy. Không gian tự do bên trong chính là đời sống tinh thần của mỗi con người. Còn không gian tự do bên ngoài phản ánh tự do của người dân đối với nhà cầm quyền, tự do của con người đối với nhau, và tự do trong sự tương tác giữa các lực lượng xã hội.
  • Chính trị học của tự do

    17/10/2014Nguyễn Trần BạtTự do là cách thức giải phóng con người ra khỏi sai lầm, định kiến, quá khứ, tự do làm thay đổi một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia để bắt đầu chặng đường phát triển của chính nó. Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất. Những ai ngăn cản tự do, những ai từ chối tạo điều kiện để con người tự do thì đó là kẻ chống lại loài người...
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Lại bàn về những giá trị sống

    19/06/2014Nguyễn Trần BạtAnh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, anh muốn đi tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh vẫn nói là không muốn trở thành một người giảng dạy chuyên nghiệp, nhưng đối với tôi và đối với những giáo viên ở khoa chúng tôi cũng như các sinh viên ở đây thì anh vẫn là một người thầy...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Tự do sinh ra con người

    21/03/2014Nguyễn Trần BạtCó nhiều cách lý giải về nguồn gốc hình thành con người, nói đúng hơn là quy luật hình thành các giá trị con người. Tôi cho rằng, con người được sinh ra bởi hai quy luật: quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Quy luật tự nhiên là quy luật sinh học, còn quy luật xã hội là quy luật của tự do. Không phải quy luật tự nhiên sinh ra con người thì đó đã là con người theo đúng nghĩa. Chính tự do sinh ra tất cả các quyền làm người, tự do hoàn thiện con người...
  • Không có sự phát triển nào đi trước tự do

    16/11/2010Nguyễn Trần BạtNếu không hiểu bản chất của sự phát triển, chúng ta không thể hiểu được giá trị của tự do và công nghệ sử dụng tự do. Tại sao chúng ta lại cần tự do? Và tự do có phải là một thứ xa xỉ không? Đấy là một vấn đề cần phải được thảo luận rất nghiêm túc.
  • Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam

    30/06/2010Nguyễn Trần BạtNền kinh tế VN hiện nay được vận hành như một cỗ xe ngựa. Cỗ xe ấy phải loại bỏ những yếu tố đã quá lạc hậu để tạo điều kiện cho con ngựa chạy với tốc độ phát triển mà đời sống đòi hỏi. Ngược lại, con ngựa cũng phải lường hết được những "ổ gà" trên đường...
  • Có hay không chuyện “thế giới phẳng” hay “Việt Nam phẳng”?

    15/01/2010Nguyễn Trần BạtCụm từ “Thế giới phẳng” giờ được dùng ở nhiều nơi như mốt thời thượng về một tương lai, nơi đó, xã hội bình đẳng về cơ hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng ngắn. Trong cuộc trao đổi này, ông Bạt nêu câu hỏi: "Có hay không chuyện “thế giới phẳng” hay “Việt Nam phẳng”?
  • Góp ý bài phỏng vấn "bàn về giá trị sống"

    28/12/2009Lâm Kim ThànhTrong bài trả lời phỏng vấn của bác Nguyễn Trần Bạt vào ngày 07/06 /2009 về việc bàn về những giá trị sốngxin mạn phép chia sẻ ý kiến riêng kể cả đồng ý và phản đối quan điểm của bác...
  • Cường quốc và vai trò lãnh đạo thế giới

    22/12/2009Nguyễn Trần BạtLãnh đạo, là việc xúc tiến sự đồng thuận nhằm đạt được các mục tiêu chính trị - xã hội, nói cách khác, đó là việc tìm kiếm sự chấp nhận đối với hệ thống giá trị của mình như những quy tắc lẽ phải của đời sống, nhằm giải quyết những xung đột và điều hoà lợi ích giữa các quốc gia. Khác với nô dịch về mục đích và phương thức tiến hành, lãnh đạo là một hoạt động nghệ thuật và khoa học...
  • Từ thế giới thứ ba đến một thế giới thứ hai rưỡi hay dân chủ hóa như là cuộc giải phóng thứ hai

    01/12/2009Nguyễn Trần Bạt...một khi các dân tộc giành được độc lập của mình, các nhà nước dân tộc sẽ xuất hiện với cấu trúc chính trị và chất lượng chính trị hoàn toàn khác nhau, với những xã hội cũng khác nhau...
  • Bàn về "những giá trị sống"

    29/11/2009Nguyễn Trần Bạt...một trong những nội dung quan trọng nhất trong tư duy của con người chính là lợi ích. Người không làm chủ các tư duy lợi ích, không thiết kế được công nghệ tư duy lợi ích và không biến tư duy lợi ích thành một nghệ thuật sống là người không có bản lĩnh trên thực tế...
  • Suy tưởng cùng Ông Nguyễn Trần Bạt về “Tự do”

    21/10/2009Thư NgânCon người sinh ra có quyền Tự do. “Tự do” – hai tiếng ngọt ngào – đã khiến con người mất bao sức lực và cả máu để mong giành được nó và đâu đó đã tưởng giành được nó. Nhưng tiếc thay, “Tự do” đâu có phải là một thực thể để dễ dàng chiếm giữ!
  • Bàn về tính đồng thuận xã hội

    17/09/2009Nguyễn Trần BạtĐồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của bất kỳ nhà nước, bất kỳ chính thể nào. Đồng thuận xã hội trước hết và quan trọng nhất phải là kết quả của sự đồng thuận về nhận thức. Trong thời đại ngày nay, khi hợp tác trở thành nội dung triết học cơ bản của đời sống hiện đại, đồng thuận trở thành lý thuyết về tầm nhìn trong xây dựng cấu trúc xã hội tương lai. Đồng thuận xã hội là sự tự giác thống nhất về cả ba mặt kinh tế, chính trị, văn hoá...
  • Văn hóa và Phát triển

    13/09/2009Nguyễn Trần BạtMặc dù có nội dung rộng lớn và phức tạp, văn hoá về cơ bản là một cấu trúc gồm: Tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mỹ và lối sống. Việc phân tích kỹ lưỡng cấu trúc của văn hoá vượt quá khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin điểm qua ba thành tố quan trọng là tri thức, thẩm mỹ và lối sống...
  • Nguyễn Trần Bạt: Viết vì sự tiến bộ

    24/08/2009Chử HàDù biết ông từ lâu nhưng khi "ngốn" gần hết 2 cuốn sách gồm những bài viết, bài nói chuyện và trả lời phỏng vấn của ông đăng trên các báo và tạp chí mới thấy giật mình phát hiện một Nguyễn Trần Bạt khác, một dòng chảy tinh thần với những giá trị mới rất cần cho một Việt Nam hội nhập. Đúng như sự khao khát của tác giả: "Viết vì sự tiến bộ"!
  • Hành trình đi tìm tự do

    17/07/2009Nguyễn Trần BạtThế giới đã đi qua nhiều chặng đường phát triển, nhưng có thể nói, những thành tựu của khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn vẫn chỉ dành cho gần một phần ba nhân loại. Hai phần ba còn lại của nhân loại vẫn đang phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại. Đó là những con người thiếu tự do, và vì thiếu tự do nên họ lâm vào tình trạng nghèo đói, lạc hậu và không phát triển được...
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • xem toàn bộ