Thành đạt hay thành tiền?

08:20 CH @ Thứ Hai - 19 Tháng Tám, 2013

Trong trường ĐH của tôi tại Thái Lan, có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam. Ví dụ như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?

Xin thưa, tuyệt đại đa số là học cử nhân quản trị kinh doanh (BBA). Trong khi đó, sinh viên Mỹ và châu Âu lại không nhiều người học ngành này. Họ thường học những ngành thoạt nghe có vẻ rất xa lạ với chúng ta như sản phẩm video-audio, sản xuất phim, thần học (Religious studies), phụ nữ học, châu Phi học…

Họ học những ngành đó để làm gì? Kiếm thật nhiều tiền từ việc nghiên cứu phụ nữ, tôn giáo và châu Phi? Hay trở thành một nhà sản xuất phim lừng danh cỡ Steven Spielberg mặc dù ai cũng biết cả ngàn người học may ra mới có một người được như ông ta? Rõ ràng đó không phải là lý do. Lý do duy nhất là: học vì thích học mà thôi!

Chẳng cần phải ra đến giảng đường quốc tế mới thấy được sự thật này. Ngay cả trong nước nhiều người vẫn nhớ những câu như "nhất Y, nhì Dược" hoặc "nhất Kinh, nhì Luật". Bởi đó là những ngành thời thượng, những ngành có thể kiếm được việc làm và làm giàu sau khi tốt nghiệp. Bạn nào theo các ngành như Đông phương, ngữ văn hoặc sân khấu, âm nhạc… rất thường xuyên gặp câu hỏi: "Học cái đó rồi mai mốt ra làm gì?". Chẳng lẽ không thể học chỉ đơn thuần vì yêu thích ngành học đó thôi sao?

Bạn có thể nói với tôi rằng: bởi nước tôi còn nghèo nên tôi phải học những ngành thiết thực như kinh tế để làm giàu cho gia đình và đất nước. Đó quả là một lý do tuyệt vời. Thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn miệt mài 4, 5 năm trên ghế trường ĐH Kinh tế khi trong lòng không có một chút yêu thích hay năng khiếu nào về kinh doanh cả? Bạn sẽ chỉ trở thành một nhân viên bình thường.

Trong khi nếu quyết tâm học ngành mà mình yêu thích, bạn đã có thể đạt được những thành công lớn. Bởi người ta chỉ có thể toả sáng thật sự khi được khai thác đúng sở trường mà thôi.

Thực trạng nhiều bạn trẻ không dám "sống với những gì mình có, học những gì mình thích" cũng phản ánh một bộ phận xã hội quá coi nhẹ những giá trị tinh thần, các thành tựu về mặt xã hội. Đối với họ, thước đo sự thành đạt của một người chính là số tiền người ấy kiếm được. Những ông giám đốc, những nhà làm kinh tế rất được tôn vinh trong khi những nhà khảo cổ, nghiên cứu văn hoá, hoạt động xã hội thì mấy ai biết tới?

Cán cân lệch này khiến tuổi trẻ cứ mải mê làm giàu bởi họ nghĩ đó là cách duy nhất để được coi như thành đạt, trong khi đó ý nghĩa của những năm tháng thanh xuân chính là được làm những gì mình thích và khiến cuộc sống này vì ta mà tốt đẹp hơn.

Trong trường tôi, có hai vị giáo sư đã trở thành "thần tượng" trong lòng giới sinh viên. Đó là đôi vợ chồng giáo sư Steve và Enid Spielman người Mỹ - tiến sĩ luật ĐH Harvard không có nhà riêng, không có xe riêng. Suốt cuộc đời họ cùng nhau đi đến những nước kém phát triển để dạy học.

Họ ở nhà thuê, đi xe buýt cùng sinh viên dù với trình độ của họ chẳng khó khăn gì để kiếm bộn tiền tại nước Mỹ. Rời trường tôi, họ lại sắp sang Nigeria - một nước châu Phi để dạy học tiếp. Hành trình của họ đã thay đổi cách nghĩ của chúng tôi về sự thành đạt trong đời người.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Hạnh phúc vẫn hơn là “cái đúng”

    20/10/2005Huy MinhTrong gia đình, làm cho mình và các thành viên khác hạnh phúc hơn mới là đúng nhất! Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tránh né mọi cuộc tranh luận, hay ngoan ngoãn đi theo sự dẫn dắt của người bạn đời, hày chiều chuộng mọi sở thích của con cái
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác