Tiền bạc

06:05 CH @ Chủ Nhật - 26 Tháng Hai, 2006

Dù cho tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào thì bạn cũng có thể quản lý được nó. Việc quản lý tiền bạc đòi hỏi 2 trong số những nguyên tắc hành động có tính quyết định nhất, đó là tính kiên trì và quyết đoán.

Có rất nhiều người chỉ dành dụm được một số tiền ít ỏi cho mình khi về nghỉ hưu. Những người này thường tiêu hết tất cả số tiền mà họ kiếm được hay tồi tệ hơn là họ luôn làm cho mình chìm đắm trong vòng xoáy của nợ nần. Ít người có thể sớm hưởng thụ được những năm tháng nghỉ ngơi của mình. Trong thực tế đối với nhiều người thì việc nghỉ hưu là không bao giờ có. Chính vì vậy mà lối sống tiêu xài tất cả lương bổng hiện nay cũng không ngoại trừ cả những người sống tằn tiện nhất. Rất nhiều người có thu nhập cao hoàn toàn có thể dư giả về tiền bạc nếu như họ biết lên kế hoạch chi tiêu cho mình và thực hiện đúng theo kế hoạch đó nhưng họ vẫn khiến mình lâm vào tình trạng nợ nần. Họ thích thú với sự thỏa mãn tức thời và họ tự làm cho cuộc đời về sau của mình phải gặp nhiều vất vả khó khăn.
Dù cho tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào thì bạn cũng có thể quản lý được nó. Việc quản lý tiền bạc đòi hỏi 2 trong số những nguyên tắc hành động có tính quyết định nhất, đó là tính kiên trì và quyết đoán.

Nếu hiện tại bạn đang lâm vào tình trạng nợ nần thì bạn cần phải có một kế hoạch chi trả thật thực tế. Bạn phải thành thật với bản thân, thừa nhận những vấn đề của mình và dũng cảm thực hiện những thay đổi. Bạn muốn lại có thể kiểm soát được tình hình tài chính của mình càng sớm sẽ càng tốt. Hệ thống Nắm vững sự thành công đã đưa ra một lời khuyên rằng một uy tín tốt sẽ rất quan trọng đặc biệt khi bạn dự định đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Bí quyết để quản lí tốt vấn đề tiền bạc thực ra không phải là một điều bí mật . Sẽ là một sự lựa chọn khôn ngoan nếu như số tiền mà bạn chi tiêu ít hơn so với số tiền mà bạn kiếm được. Bạn nên nghĩ về lâu dài hơn là chỉ nghĩ đến cái trước mắt. Người khác sẽ nhận ra là bạn đã kiếm tiền bằng cách làm việc chăm chỉ và bằng sự đầu tư đúng đắn chứ không phải bằng cách sử dụng những tấm thẻ tín dụng mới hay các khoản cho vay. Sự thỏa mãn tức thì có thể làm cho bạn xiêu lòng. Nhưng việc nghỉ ngơi sớm và thoải mái chắc chắn là còn hấp dẫn bạn nhiều hơn nữa.

5 bước đơn giản để quản lí tiền bạc

1. Xác định rõ số tiền hiện tại mà bạn đang kiếm được.

Hiện tại bạn đang kiếm được bao nhiêu tiền? Hãy xem xét lại bản khai thu nhập cá nhân từ năm ngoái của bạn. Sau đó hãy trừ đi những khoản thuế từ tổng thu nhập của bạn thì bạn sẽ biết được số tiền còn lại bạn đem về nhà để chi dùng. Nếu kể từ năm trước cho tới nay tình hình tài chính của bạn thay đổi một cách đều đặn thì bạn có thể ước tính được những khoản thuế phải đóng cho năm nay bằng cách sử dụng những bảng tính thuế sẵn có của địa phương bạn hoặc của chính phủ.

2. Tính toán kĩ số tiền mà hiện tại bạn đang cần dùng.

Mỗi năm bạn cần dùng bao nhiêu tiền? Hãy bắt đầu tính mỗi năm bạn chi tiêu bao nhiêu tiền. Để có được cái nhìn rõ ràng về các khoản chi tiêu của mình bạn nên giữ một bản ghi thu chi tài chính. Bản ghi này có thể đơn giản chỉ là một bản ghi bằng giấy hay một bản liệt kê trên máy vi tính những khoản thu chi. Nếu bạn có thói quen thường xuyên nhập dữ liệu vào máy tính thì có khá nhiều chương trình phần mềm như chương trình Quicken có thể giúp bạn làm tốt việc xếp loại và phân tích chi tiêu cá nhân. Nhờ vào việc theo dõi một cách cẩn thận chi tiêu hàng tháng thì bạn có thể có được dự tính đúng về chi tiêu hàng năm của mình.

3. Tính giá trị thực của tài sản của bạn vào thời điểm hiện tại.

Để xác định được giá trị thực của tài sản tại thời điểm hiện tại,một cách đơn giản là bạn chỉ cần cộng tổng số tiền tiết kiệm, số tiền đầu tư (như cổ phiếu, trái phiếu hay thẻ tín dụng) và tất cả tài sản khác của mình lại. Tại tổ chức Thành công, người ta có một cái máy tính có thể giúp bạn thực hiện quá trình này từng bước một. Kết quả của việc tính toán này (tức là giá trị thực hiện tại của tài sản của bạn) sẽ là một xuất phát điểm để bạn có thể tính toán lợi nhuận đầu tư trong tương lai.

4. Ước tính số tiền mà bạn cần phải tích lũy qua gửi tiết kiệm hay đầu tư

Bạn cần phải kiếm được bao nhiêu tiền thì mới đạt được những mục tiêu của mình? Khi xác định điều này, bạn nên gắn nó với những vấn đề lớn như nơi ở chính, nhà nghỉ, tài sản đầu tư, các loại tiền phí, xe hơi, tàu thuyền, việc nghỉ hưu sau này v.v… Trong đầu tư thì số tiền mà bạn cần phải có ước tính là bao nhiêu? Chẳng hạn như nếu bạn đầu tư 600,000 đôla với số lãi thu về là 8% thì thu nhập chưa tính thuế của bạn sẽ là 48.000 đôla hay 38.000 đôla sau khi đã tính thuế.

Đây thực sự là những con số rất lớn. Tuy nhiên nếu bạn sớm bắt đầu việc tiết kiệm thì với lãi suất gộp số tài sản của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Hãy bắt đầu thực hiện việc này. Tiết kiệm một khoản nào đó. Lúc này bạn cần phải rất kiên trì và nghiêm khắc với bản thân.

Mỗi khi bạn mua một thứ gì đó mà không thực sự cần thiết lắm là đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành kẻ ăn cắp chính túi tiền của mình. Với lãi suất 6%/ năm thì mỗi đồng đôla mà bạn dùng vào tiết kiệm hay đầu tư sẽ tăng gấp đôi trong 12 năm sau đó. Nếu lãi suất đầu tư là 12%/ năm thì chỉ trong vòng 6 năm một đồng đôla sẽ tăng gấp đôi. Nhưng thực tế thì hầu hết mọi người lại không thể tiết kiệm được 5% - 20% thu nhập của mình. Bởi vì đối với họ cứ kiếm thêm được một đồng đôla đông nghĩa với việc thêm một cơ hội để chi tiêu. Điều này chắc chắn sẽ khiến cho họ phải sống một cách rất khó khăn suốt cả phần đời còn lại của mình. Họ hoàn toàn không phải là những nhà đầu tư chiến lược lâu dài. Họ không hề có một kế hoạch tài chính cho bản thân gì cả. Vì vậy hãy sống khác những người này.

Bạn có thể đến Tổ chức thành công (như đã nói ở trên) và thử một vài loại hình tiết kiệm hay đầu tư khác nhau mà có sử dụng máy tính lãi suất cộng gộp. Bằng cách nhập vào máy tính ở đây những dữ liệu về giá trị thực của tài sản hiện tại của bạn, mục tiêu tài chính và tỉ lệ lãi suất ước tính thì bạn có thể xác định được những mục tiêu tài chính thực tế của mình một cách chính xác. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng nếu bạn thay đổi số tiền tiết kiệm hàng năm thì sau một thời gian nó có thể đem lại cho bạn những khoản thu về khá lớn.

5. Lên kế hoạch kiếm tiền cụ thể và tiết kiệm đủ tiền cần thiết để đạt được mục tiêu của mình.

Hãy tự xây dựng ngân sách riêng cho bạn.

Khi xây dựng riêng cho mình một ngân quỹ bạn nên chú ý tới những vấn đề sau. Bạn cần phải tiết kiệm đủ tiền để có thể:

1. Thoát khỏi tình trạng nợ nần trong chi tiêu.
2. Lập được một quỹ tích lũy tiền mặt.
3. Đầu tư cho việc nghỉ hưu của mình sau này.

Những khoản nợ khi mua sắm luôn làm thâm thủng thu nhập của bạn, do đó bạn nên cắt giảm những ưu tiên mua sắm hàng đầu của mình. Sẽ chẳng có ích lợi gì nếu bạn đầu tư tiền của mình vào một lĩnh vực nào đó với lãi suất thu về là 12% trong khi đó bạn lại vẫn đang phải trả 19% lãi suất cho bộ dàn âm thanh mà bạn đã mua từ năm trước.

Bước thứ hai để tạo ra cho mình sự an toàn về tài chính là bạn hãy dành ra một khoản tiền mặt nào đó. Luôn có sẵn một khoản tiền đủ dùng trong vòng 6 tháng chính là một quy tắc hay mà bạn nên thực hiện theo. Và số tiền này bạn nên để ở các dạng tiền mặt chứ không nên để ở các tài khoản tiết kiệm thông thường bởi nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng được hưởng những lãi suất tiết kiệm cao hơn.

Để có thể sống khá thoải mái sau khi đã nghỉ hưu thì bạn nên có một khoản tích lũy cần thiết cho mình ngay từ bây giờ. Dựa vào bước thực hiện thứ 3 này, bạn sẽ ước tính được số tiền mà bạn cần phải tiết kiệm là bao nhiêu. Sau đó với xuất phát điểm là con số ước tính này, bạn sẽ biết được mình cần đầu tư bao nhiêu tiền để có thể đảm bảo rằng thu nhập hàng năm của bạn sẽ tăng nên 10%. Lưu ý là khi bạn đặt ra kế hoạch này thì việc xem xét tỉ lệ lợi nhuận là vô cùng quan trọng. Một khi bạn đã xác định được những con số cho từng bước trên thì bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cái đích mà bạn muốn đi tới.

Tiết kiệm tiền bạc

Cách tốt nhất để bắt đầu việc tiết kiệm là bạn hãy cắt giảm chi tiêu của mình. Khi bạn đang là người nắm giữ túi tiền của mình thì bạn sẽ càng có ý thức hơn về việc mua cái gì và lí do mua nó. Nếu luôn ý thức được điều này thì chắc chắn bạn sẽ cắt giảm được số tiền bạn phải chi tiêu.

Một trong những mặt hàng mà được người Mĩ mua sắm nhiều nhất là xe hơi. Nhiều người còn cho rằng một chiếc xe hơi đẹp và mới luôn đồng nghĩa với sự giàu có. Nhưng những nghiên cứu về các nhà triệu phú tự lập lại cho thấy rằng hầu hết họ chọn mua những chiếc xe hơi với giá cả vừa phải hay không thật quá sang trọng. Vì thế mà bạn có thể đi tới một kết luận rằng thói quen mua sắm một cách thực tế những chiếc xe có giá cả vừa phải như vậy chính là lí do chính tại sao họ lại trở thành triệu phú. Và khi này chắc chắn câu chuyện về nhà triệu phú keo kiệt vẫn đáng để bạn xem xét.

Nếu bạn đang sở hữu một đồ vật có giá trị như một chiếc máy quay phim, một ngôi nhà hay một chiếc xe hơi thì bạn nên giữ gìn nó. Bạn hãy thay dầu cho nó chẳng hạn. Và bạn cũng nên thực hiện theo những khuyến cáo về bảo duỡng định kì của nhà sản xuất. hoặc bạn . Hay khi dùng xe hơi thì bạn nên lắp bộ phận bảo vệ đèn pha.

Bạn có thực sự cần những thứ mà bạn nghĩ là mình cần phải có hay không? Chiếc xe hơi của bạn là một phương tiện đi lại đáng hữu ích hay chỉ tượng trưng cho địa vị của bạn? Và bạn mua xe là để phục vụ lợi ích bản thân hay để gây ấn tượng với người khác? Nếu như bạn biết rằng giá trị của mình không xuất phát từ sự đồng tình của người khác thì bạn có đủ tự tin để tạm thời không mua một bộ quần áo hay một chiếc xe mới nữa hay không? Thời gian trẻ tuổi của bạn là khoảng thời gian khó khăn nhất để bạn chống lại những lôi kéo của những bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên mỗi đồng đôla mà bạn tiết kiệm được lúc này sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Mỗi tháng bạn hãy tiết kiệm cho mình một khoản tiền và trước tiên hãy dành nó cho những chi tiêu bản thân. Khi bạn còn trẻ đừng nên quá đam mê vào hào quang của địa vị xã hội hay những sự thỏa mãn tức thì, mà hãy cố gắng để có thể hưởng thụ cuộc sống sung túc về sau.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

    20/12/2005Hải YếnCó rất nhiều phương pháp để đánh giá sự lành mạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Song, khi có trong tay Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, bạn đã có thể đánh giá thông qua việc xác định và phân tích 07 chỉ tiêu sau...
  • Tiền

    26/11/2005Bội Bội“Tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Nhưng nó được dùng để trả lương cho một lượng nhân viên khổng lồ đang làm công việc nghiên cứu này.
  • Lượng tiền cần thiết ban đầu để tiến hành kinh doanh

    09/08/2005Nguyễn Thùy TrangTổng mức chi phí cần thiết ban đầu đưa công ty của bạn vào hoạt động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: lĩnh vực kinh doanh mà bạn tham gia, vị trí đặt trụ sở, dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp....
  • Quản lý tài chính doanh nghiệp

    27/07/2005Nguyễn Thùy TrangQuản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông. ...
  • Quản lý tiền mặt

    27/07/2005Nguyễn Thùy Trang“Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, các doanh nghiệp phải biết áp dụng các công cụ điện tử hiện đại để thu thập các thông tin tài chính đa dạng và phức tạp, đồng thời phân tích những thông tin ấy và biến chúng thành những bản báo cáo cần thiết để đưa ra các quyết định đúng đắn.” ...
  • Tri thức quản lý tài chính – Phần quan trọng nhất trong tri thức cơ bản về đầu tư.

    24/10/2005Trong thực tế cũng có không ít người, họ hoàn toàn không được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí không hề biết gì về Marketing, những lý luận về kinh tế nhưng họ vẫn trở thành những nhà doanh nghiệp giỏi, những nhà đầu tư thành công. ...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Tránh sai lầm trong quy hoạch tài chính

    02/07/2005Doanh nghiệp thường mong muốn lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của mình. Các nhà chuyên môn chỉ ra 4 sai lầm và cách phòng ngừa nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ về tài chính cho doanh nghiệp.
  • Tiền nhiều có = thương hiệu mạnh không?

    02/07/2005Việc các thương hiệu Việt Nam mạnh tay hơn trong việc chi tiền cho các chiến dịch quảng cáo có đảm bảo cho sự thành công của họ trên thị trường nội địa?
  • Học cách quản lý tiền

    15/06/2005Quang AnhNgười ta không được học cách giữ tiền, vì thế tình trạng nợ nần ngày càng gia tăng. Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ vừa triển khai chương trình "Tiết kiệm cho tương lai" nhằm hướng dẫn cách quản lý, tiết kiệm tiền, nhất là cho giới trẻ.
  • Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính

    28/01/2004Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận không tách dời của kế toán doanh nghiệp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt...
  • Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết

    28/01/2004Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng, kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác