Bàn về Xã hội tri thức, Quản lý kinh doanh, Xã hội và Nhà nước
>> Tải file:(Download .PDF file, 1.61 Mbytes)
Lời Giới thiệu
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười bảy* của tủ sách SOS2, cuốn Peter F. Drucker bàn về Xã hội Tri thức, Quản lý Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước gồm một số bài báo và tiểu luận của ông. Peter F. Drucker sống gần trọn một thế kỷ [19/11/1909 – 11/11/2005], cha đẻ của môn quản lý hiện đại, ông sinh ở Vienna Áo, sau khi học xong ông sang Đức làm việc và lấy bằng tiến sĩ Luật quốc tế, năm 1933 ông bỏ Đức sang Anh, rồi sang Mỹ năm 1937 và định cư hẳn ở đó. Ông đã viết 39 cuốn sách về quản lý được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và vô số bài báo và phỏng vấn.
Cuốn sách này tập hợp một bài giới thiệu Peter F. Drucker của Joseph A. Maciariello, 9 bài báo và tiểu luận của Drucker và 2 bài phỏng vấn ông. Ngoài bài giới thiệu của Joseph A. Maciariello, Giáo sư về Quản lý tại Trường Cao học Quản lý mang tên Peter F. Drucker và Masatoshi Ito ở Đại học Claremont, bạn lâu đời và đồng nghiệp của Peter Drucker, các bài của Drucker được sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản từ 1994 đến 2006. Đây là các bài viết bạn đọc có thể tiếp cận được trên mạng, được người dịch tuyển chọn và dịch ra tiếng Việt.
Peter F. Drucker có một di sản đồ sộ, tuyển tập này không thể giới thiệu di sản đó của ông mà chỉ nhằm giới thiệu những suy nghĩ của ông về xã hội tri thức, về những thách thức trong xã hội tri thức, về quản lý các tổ chức từ doanh nghiệp, các tổ chức phi-vụ lợi đến quản lý các cơ quan nhà nước, được ông trình bày trong các bài báo, và tiểu luận được viết trong 10 năm cuối đời của ông. Peter F. Drucker đã có ảnh hưởng sâu rộng trong thế kỷ 20 và chắc chắn các ý tưởng của ông còn có ảnh hưởng lâu dài.
Tôi nghĩ cuốn sách rất bổ ích cho tất cả mọi người, từ các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, các nhà báo, các sinh viên của mọi trường đại học và cao đẳng, các nhà điều hành các tổ chức kinh doanh, xã hội và các cơ quan nhà nước, các nhà quản lý thuộc mọi cấp và những người lao động trong các tổ chức đó.
Người dịch đã cố hết sức để làm cho bản dịch được chính xác và dễ đọc, song do hiểu biết có hạn nên khó thể tránh khỏi sai sót.
Mọi chú thích được đánh bằng số ở cuối trang là của người dịch. Bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, lượng thứ, và chỉ bảo; xin liên hệ theo địa chỉ Tạp chí Tin học và Đời sống, 66 Kim Mã Thượng Hà Nội, hoặc qua điện thư [email protected] hay [email protected]
05-2007
Nguyễn Quang A
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh