Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

GS, TS, Viện Triết học, Viện KHXH Việt Nam
08:24 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Bảy, 2019

Ý thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.

Bởi vậy, chỉ những ai biết tôn trọng khách hàng, biết tôn trọng đạo lý và biết lấy chữ tín làm đầu mới có hy vọng thành đạt trên cả thương trường trong nước lẫn thương trường quốc tế. Ý thức về trách nhiệm xã hội sẽ giúp những người sản xuất, kinh doanh tư điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho phù hợp với những đòi hỏi của chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức đế hướng từ cái lợi, cái thiện và cái đẹp. Cái lỗi chính đáng sẽ càng sinh sôi, nảy nở và được củng cố thêm trên cơ sở của cái thiện, cái đẹp và của nhân nghĩa. Trong ý thức và trong sự thực hành thực tiễn trách nhiệm này sẽ có được một sự thống nhất giữa những gì khuyên ta nên làm với những gì ta có bổn phận phải làm" (I.Kant).

Thái độ đối với kinh tế thị trường của không ít người, không chỉ ở Việt Nam, mà cả ở một số nước, trong thời gian gần đây thực sự đã có những thay đổi và thật ra cũng không thể không thay đổi. Sự khinh miệt, sự lên án gay gắt nó, coi nó là mầm mống của mọi tai hoạ, mọi sự suy đồi của con người và của xã hội, do vậy phải triệt để xoá bỏ nó càng sớm càng tốt đã từng là xu hướng nổi trội trong một thời gian khá dài, nhất là ở các nước mà trước đây, đã từng coi kinh tế kế hoạch hoá tập trung mới là chiếc chìa khoá để đạt đến thành công trên con đường phát triển xã hội.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, nhất là cùng với hiệu quả to lớn mà kinh tế thị trường có được trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước chậm và đang phát triển mới bước vào kinh tế thị trường, người ta đã nhận thức ra rằng, kinh tế thị trường thực sự tạo nên sức bật mà nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung khó có được. Có cơ sở để nói rằng, cho đến nay, kinh tế thị trường là phương thức phát triển kinh tế năng động nhất mà nhân loại đã tìm ra. Do vậy, nó là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, chứ không phải chỉ là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.

Hơn thế nữa, giờ đây, cùng với sự phát triển và biến đổi mạnh mẽ của đời sống nhân loại, khi mà toàn cầu hoá kinh tế đang cuốn hút tất cả các quốc gia trên trái đất vào quỹ đạo của nó thì kinh tế thị trường cũng đã có nhiều biến đổi và ngày càng chứng tỏ sức mạnh, sự tác động tích cực của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đến tiến bộ xã hội nói chung. Đặc biệt, kinh tế thị trường trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay đã tạo ra cho nhân loại một lực lượng sản xuất khổng lồ mà vào các thế kỷ trước, người ta chưa thể mường tượng được Những luật lệ quan trọng của kinh tế toàn cầu được nhiều nước chấp nhận, tuân thủ và do vậy, chúng cũng hạn chế bớt được phần nào mặt trái do kinh tế thị trường gây ra. Tuy nhiên, không vì thế mà có thể coi kinh tế thị trường với các luật lệ của nó là chiếc đũa thần vạn nặng có thể loại bỏ được tất cả những gì là tiêu cực ẩn chứa trong nó. Do vậy, cùng với trách nhiệm về mặt luật pháp thì trách nhiệm đạo đức, hay rộng hơn là trách nhiệm xã hội, của những người tham gia kinh tế thị trường có vai trò không nhỏ. Chính tinh thần, ý thức về trách nhiệm xã hội của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và nói chung là của những người tham gia thị trường sẽ góp phần hạn chế và giảm bớt những tác động tiêu cực hay mặt trái của kinh tế thị trường, qua đó thúc đẩy sự phát triển và làm lành mạnh các quan hệ xã hội.

Không thể phủ nhận rằng, trước đây, trong những nền kinh tế thị trường còn ở trình độ hoang dã, hoặc kinh tế thị trường tư bản khi mới bắt đầu phát triển, các nhà tư bản đã thực sự chà đạp thô bạo lên mọi luật lệ và cả nhân phẩm con người vì mục đích cao nhất của họ là càng kiếm được nhiều tiền càng tốt, là đạt được lợi nhuận tối đa bằng mọi giá. Bởi vì, thời nào cũng vậy bất cứ nhà tư bản nào cũng đều sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc là lợi nhuận thu được quá ít. Về điều này, trong tác phẩm của cả đời mình là bộ Tư bản, C Mác đã dẫn lại lời của nhà kinh tế học T.J.Dunning rằng, "tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lần được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào mà nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ.

Sự thật lịch sử đó đã từng xảy ra trong xã hội loài người và các nhà tư bản, các chủ nhân thực sự điều khiển nền kinh tế thị trường thời bấy giờ ngày càng giàu lên bằng việc gây nên những nỗi thống khổ cho biết bao con người bần cùng ở dưới đáy của những xã hội tư bản đang trên đà đi lên. Kinh tế thị trường hiện đại cũng hoạt động và chịu sự chi phối của các quy luật của kinh tế thị trường nói chung, như quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư và nhất là quy luật cạnh tranh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường hiện đại đã bị ràng buộc bởi rất nhiều luật lệ chặt chẽ và mang tính quốc tế rõ rệt mà ở các thế kỷ trước chưa có. Cạnh tranh theo luật lệ của kinh tế thị trường hiện đại tạo điều kiện để kết hợp cái chân, cái thiện, cái mỹ với cái lợi vốn dĩ là mục đích trực tiếp và quan trọng của những người tham gia thị trường. Vì vậy, ngày nay, khi nói đến kinh tế thị trường thì cũng có nghĩa là nói đến con người, đến quá trình tiến hành những hoạt động kinh tế của con người và nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu hết sức đa dạng của con người. Kinh tế thị trường hiện đại sẽ không phát triển được, các nhà đầu tư, nhà sản xuất, kinh doanh sẽ không thể cạnh tranh nổi và đi đến phá sản, nếu không lấy người tiêu dùng làm đối tượng phục vụ, không coi khách hàng là thượng đế, không tạo được chữ tín đối với họ. Vì vậy, chủ thể của kinh tế thị trường hiện đại lấy được chữ tín của khách hàng để qua đó, thu được cái lợi cho mình chính là nhờ sự tự giác thực hiện trách nhiệm xã hội.

Hơn thế nữa, nền kinh tế thị trường ngày nay đã tỏ rõ những ưu thế của nó trong đời sống hiện thực. Nó không những góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, mà còn có khả năng tác động nhiều mặt đến sự phát triển xã hội. Kinh tế thị trường kích thích khả năng độc lập, sáng tạo, sự năng động và tính hiệu quả trong các hoạt động của con người. Kinh tế thị trường đã và đang tác động đến các mặt khác nhau của đời sống, đến các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa con người và giới tự nhiên.. Ngày nay, ở nhiều nước, các sản phẩm tiêu dùng không có xuất xứ rõ ràng hay được làm từ các sản phẩm tự nhiên bị cấm khai thác đã bị người tiêu dùng tẩy chay, bị nhiều quốc gia cấm nhập. Đặc biệt, kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến các giá trị nói chung và các giá trị đạo đức nói riêng. Vì vậy, có thể nói, sự tác động của kinh tế thị trường ngày càng trở nên nhiều mặt hơn, đa dạng hơn và sâu sắc hơn đối với đời sống con người và đối với cả cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, không thể không nhận thấy rằng, dù đã có không ít những sự thay đổi theo chiều hướng tích cực thì kinh tế thị trường, do tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh dẫn đến sự phân hóa khắc nghiệt, cho nên trong quá trình vận hành vẫn không thể hoàn toàn loại trừ sự tàn nhẫn, sự phi nhân tính, sự vô trách nhiệm trong những tính toán ích kỷ hoặc sự vụ lợi vô độ Tác động của quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh khốc liệt có thể làm cho một số người trở nên thành đạt hơn, giàu có lên và có thể dẫn đến tình trạng khuynh gia bại sản hay sự phá sản của một số người khác. Trong kinh doanh, để thu được lợi nhuận, để thắng thế trong cạnh tranh, vẫn có những người không từ một thủ đoạn nào. Vì lợi nhuận mà người ta có thể bày mưu hãm hại đối tác của mình, có thể lừa đảo, cài bẫy, chiếm dụng vốn, thậm chí còn dùng cả vũ lực để thanh toán đối thủ một khi cảm thấy bị thất thế trong cạnh tranh. Nguy hại nhất và cũng là tình trạng khá phổ biến hiện nay trên thế giới, là việc sản xuất ra những loại hàng hoá bất chấp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và bất chấp sự an nguy đến tính mạng của người tiêu dùng, kể cả người tiêu dùng thứ hàng hoá đó là những đứa trẻ vô tội, bất chấp sự huỷ hoại môi trường sống của con người.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội

    30/12/2007Mai Anh - Lâm Kiên“Danh tiếng thương hiệu lừng lẫy hàng chục năm trời đế tạo dựng có thể bị hủy hoại chỉ trong chốc lát chỉ vì những sự cố như xì căng đan lừa đảo vài khâu trong quy trình công nghệ, hoặc hiểm họa môi trường”...
  • Về thực chất của bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    21/06/2007Nguyễn Hữu VượngNền kinh tế nước ta hiện đang ở giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta, đương nhiên là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa, rất cần phải được nghiên cứu, xem xét...
  • Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

    14/05/2007Đoàn Quang ThọQuan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    12/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • xem toàn bộ