Chủ nghĩa tư bản thân hữu

05:40 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Mười, 2010

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), TS Nguyễn Sĩ Dũng có bài bàn về chủ nghĩa tư bản thân hữu, một thứ quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia...

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với các quan chức nhà nước là một rủi ro rất lớn của quá trình chuyển đổi. Như một định mệnh nó là loại rủi ro dễ nhận thức, nhưng khó vượt qua.

Ở nước ta, các doanh nghiệp tư nhân đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vai trò này đã được cả xã hội ghi nhận. Trong bối cảnh như vậy, và nhân ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) lại nói về sự liên kết của các doanh nghiệp tư nhân với các quan chức nhà nước thật chẳng khác gì cái việc "thổi tù và" trong dàn hợp xướng nhạc giao hưởng vậy.

Tuy nhiên, chuyện "thổi tù và ngược" nhiều khi chướng tai, nhưng không phải hoàn toàn vô ích. Nếu sự liên kết nói trên, còn được gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu (trong tiếng Anh là crony capitalism),có thể làm cho quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị gắn kết với nhau hình thành nên một thứ mafia toàn năng thì rủi ri cho đất nước là khôn lường. Trong sự liên kết này, nhiều hợp đồng béo bở, nhiều nguồn lực quan trọng sẽ bị các quan chức tìm cách chuyển cho các công ty tư nhân quen biết. Đến lượt mình, các công ty này sẽ lại quả và cung phụng chu đáo cho các quan chức. So với các công ty của nhà nước, các công ty tư nhân có thể làm điều này một cách dễ dàng hơn và “hợp pháp” hơn. Lý lẽ thường được đưa ra là: “Tiền của tôi, tôi muốn cho ai là quyền của tôi”.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu còn được dùng để chỉ tình trạng bố làm chính trị, còn con cái thì làm kinh tế. Gia đình giàu có lên nhanh chóng nhờ “tài kinh doanh” của những người con. Tuy nhiên, đằng sau cái “tài kinh doanh” đó bao giờ cũng thấp thoáng hình bóng của ông bố. Vị trí lãnh đạo của ông bố đã đưa lại những hợp đồng giá trị, những mối quan hệ làm ăn dễ dàng cho những người con. Chẳng mấy chốc những người con đã có thể thâu tóm hầu hết những ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Đất nước Indonesia dưới thời của Tổng thống Xuhactô đã từng phải đối mặt với chủ nghĩa tư bản thân hữu với những biểu hiện đặc trưng nhất. Tất cả các ngành kinh tế mũi nhọn như xuất nhập khẩu, xây dựng, ngân hàng, tài chính đều do những người con của ông Xuhactô nắm giữ. Đất nước Indonesia đã phải trả giá cho điều này bằng bạo loạn và mất ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội như thế nào là điều tất cả chúng ta đều biết. Nước Nga dưới thời của Tổng thống Enxin là một ví dụ nhãn tiền khác. Tất cả các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như dầu lửa, ngân hàng v.v. đã lọt vào tay những người thân quen hoặc có quan hệ “người nhà” với gia đình của Tổng thống.

Ở Việt Nam ta bao nhiêu công ty tư nhân đã phất lên nhờ sự đỡ đầu trực tiếp của các quan chức nhà nước? Có lẽ chưa nhiều. Ít nhất thì chưa đến mức mà dư luận xã hội bị đánh động. Tuy nhiên, những mối quan hệ thân thiết thì đã bắt đầu hình thành. Và không ít hợp đồng cũng đã được chuyển cho các công ty tư nhân theo sự thân quen.

Chúng ta ủng hộ sự phát triển lành mạnh của các công ty tư nhân. Nhưng đó phải là sự phát triển theo đúng quy luật cạnh tranh của thị trường chứ không phải theo mô hình của chủ nghĩa tư bản thân hữu. Ngày Doanh nhân Việt Nam là dịp để chúng ta thổi lên tiếng tù và báo động về hiểm hoạ của chủ nghĩa tư bản thân hữu đối với đất nước ta.

Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện con ve và đàn kiến

    06/10/2019Alan Phan*Cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.....
  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Những bài học của một doanh nhân thành đạt

    15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

    15/10/2010TS. Hồ Bá ThâmVấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
  • Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

    15/10/2010Minh CườngNắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng...
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa

    20/07/2006PGS, TS. Lê Quý ĐứcCùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng...
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • xem toàn bộ