Xã hội nào, tính cách ấy

06:30 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Tư, 2008
Bàn luận về Tính cách Việt, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh quan niệm không thể nói chung chung về tính cách. Xã hội nào tính cách ấy. Ông nói:

Nói đến tính cách, phải nói đến phương thức sống của xã hội vào thời kỳ đó. Phương thức sống ở đây hiểu theo nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội và quản lý xã hội. Khi bước qua phương thức tồn tại vật chất mới, lối sống, mức sống cũng như quan niệm sống sẽ thay đổi. Phương thức sống trong thời kỳ bao cấp là một trong những nguyên nhân sản sinh ra thói vô trách nhiệm và đạo đức giả…

- Đó là thời kỳ trước. Còn hiện nay?

Cơ chế thị trường có hai đứa con là nóng ruột kiếm tiền và cắm đầu hưởng thụ.

- Có thể lý giải căn nguyên của hai đứa con này không, thưa ông?

Vấn đề là hạn chế tác hại của hai nhân vật ấy với đời sống xã hội chứ không cần lý giải. Một xã hội có phát triển được hay không và như thế nào là nhờ tốc độ và quy trình tái sản xuất mở rộng, nếu không có tích lũy thì không thể tái sản xuất mở rộng, mà cách thức tái sản xuất mở rộng không phù hợp cũng sẽ tác động xấu tới sinh hoạt xã hội và các phương thức sống trong xã hội. Việt Nam trong thời gian qua nổi lên nhiều hiện tượng sống cho hôm nay không cần nghĩ đến ngày mai, hay chủ yếu sống bằng tiền của người thân ở nước ngoài gửi về...

Những phương thức sống như vậy cho dù lương thiện cũng tiềm ẩn những bất ổn. Bởi vì nếu lúc kinh tế quốc gia gặp khó khăn, những người không có tích lũy sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội, thậm chí có thể trở thành một loại tội phạm tiềm năng. Hay khi việc tiêu dùng vượt quá khả năng sản xuất kéo dài thì người ta sẽ từ chỗ tách rời nền sản xuất vật chất của quốc gia bước qua chỗ ly khai các giá trị truyền thống.

Một hiện tượng khác là hiện có nhiều người hoạt động cùng một lúc trong hai khu vực sản xuất vật chất, rất dễ tạo ra loại nhân cách kinh tế lưỡng phân, mà nếu họ có ăn lương Nhà nước thì nguy lắm. Vì với quyền lực được giao, họ sẽ tạo ra các hệ thống sản xuất ảo để thủ lợi. Hiện tượng dạy thêm và bắt học sinh học thêm nhiều năm qua là một ví dụ tiêu biểu về điều này. ở mức độ thấp hơn, sẽ có những quy trình thừa trong hệ thống sản xuất mọc ra, ví dụ việc mua bán quota trước đây hay chạy quy hoạch, chạy đề tài... hiện nay.

Các phương thức sống khác nhau ở Việt Nam hiện nay lại đang phát triển theo hướng ngày càng cách xa nhau chứ không phải theo hướng hợp nhất, vì khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam vẫn đang tiếp rục được mở rộng ra.

- Theo ông, muốn hướng tới phát triển bền vững, chúng ta cần phải làm gì?

Các phương thúc sống sẽ tác động đến tổ chức xã hội, nhưng trên phương diện này thì Việt Nam hiện nay chưa có phương thức sống tiên tiến phù hợp làm hệ quy chiếu - mẫu số chung. Cho nên chúng ta chưa thể phát triển bền vững được. Mỗi năm, lượng kiều hối gửi về nước là ba bốn tỉ USD, đó chỉ là con số thống kê chính thức, mà tình hình này có thể còn kéo dài trong 10, 15 năm nữa. Kinh tế ngầm theo ước tính của các nhà kinh tế thì chiếm tới 1/3 GDP của Việt Nam. Nhưng khi các hệ thống xã hội phát triển không đồng đều và chưa lành mạnh, thì cần có hệ thống quản lý xã hội minh bạch và trong sạch làm trọng tài và chuẩn mực. Đó là điều các tổ chức kinh tế nước ngoài luôn nêu lên trong các bảng phân tích về kinh tế Việt Nam.

Tôi hy vọng trong tương lai, khi lớp trẻ có nhiều người có tri thức tiên tiến và ý thức hướng tới quyền lợi cộng đồng xác lập được phương thức sống tiên tiến khiến xã hội có cơ chế bảo vệ tập tính tốt loại trừ hiện tượng xấu, thì Việt Nam sẽ có cơ sớ xã hội để phát triển bền vững.

- Xin cảm ơn ông!
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Hiểu tư duy người Việt mới hiểu bản sắc Việt

    27/02/2007GS-TS Nguyễn Thuyết PhongLà một trong những gương mặt “Vinh danh nước Việt”, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đang dạy tại trường Đại học KentState thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ. Ông là người Việt duy nhất được Chính phủ Mỹ mời đến Nhà Trắng để trao tặng giải thường Di sản quốc gia (National Heritage Fellowship) năm 1997. GS hiện là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ.

  • Về sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội và những suy nghĩ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới

    06/01/2007Vũ Văn HạcBước vào thế kỷ XXI, vai trò của con người đối với sự phát triển lại càng chiếm vị trí nổi trội. Trong khuôn khổ của bài viết này, bước đầu, chúng tôi đề cập tới nội dung "con người" khi là thành viên xã hội, tức cá nhân, đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Giáo dục như thế nào để phát huy tiềm năng con người Việt Nam?

    06/02/2004Những nhận xét của em Lương Thế Vinh trên Thanh Niên số 13 (ngày 13/1/04) rất sâu sát với hiện trạng giáo dục tại các trường trung học phổ thông của nước ta. Vinh là một trong số hàng trăm ngàn học sinh phổ thông của nước ta, đã dám nói lên sự thật mà rất nhiều thầy cô không muốn nói...
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ