Thèm nghe một tiếng cựa mình của lúa
Văn hóa Việt
Một sức mạnh vật chất như con quái thú chồm lên ngoạm khoét vào tất cả các ngóc ngách tâm hồn, con người bỗng dần dà biến dạng.
Nói văn hóa là nói cái bao la trừu tượng trong trời đất, trong lòng người. Nói chính trị là nói cái sát sườn, cái có liên quan ràng níu đến đời sống, đến muôn mặt đời thường, nhưng cả văn hóa lẫn chính trị cũng lại vô cùng bình dị, vô cùng cụ thể có thể sờ thấy, nhìn thấy, nghe thấy được. Ví như một hương lúa làm đòng, một mùi nhang khói ngày giỗ tết, một tiếng mẹ ru, một ánh nhìn con gái, một khúc ca dao trên đồng nội, một cánh diều trôi trong trời thu… Rất thì thầm, rất dai dẳng, rất thủy
Văn hóa là cái nền tảng của kinh tế và chính trị. Văn hóa tạo ra khát vọng và lý tưởng. Không có một nền kinh tế, một diện mạo chính trị, một lý tưởng nào có thể tồn tại vạm vỡ trong một bản sắc văn hóa ốm yếu, khẳng khiu.
Lịch sử trận mạc, đất nước trận mạc, dân tộc trận mạc thì ắt những con người cũng phải là những con người có nền văn hóa yêu nước thương nòi, sâu rễ bền gốc mới tạo nên được những kỳ tích huyền thoại.
Nhưng đó là chiến tranh, điều mà ở đó con người bỗng trở nên cao thượng, thuần khiết và lớn lao hơn, còn hòa bình thì sao? Có một điều dễ nhận ra, đó là phải chăng công cuộc hàn gắn vết thương chiến cuộc quá cam go, phải chăng cuộc mưu sinh thời hậu chiến quá gay gắt, và phải chăng tiếng động của những chiếc dạ dày quá trống rỗng quá gào thét mà những giá trị tinh thần cơ bản, những nét văn hóa truyền thống đã có chiều mai một như một sự tất yếu, một sự chẳng đặng đừng. Đời thường xôn xao! Đời thường không chấp nhận những điều to tát, xa vời. Con người ta phải ăn, phải uống, phải mặc, phải hưởng thụ, phải chấp nhận hết thảy những đen trắng, xấu tốt thuộc về con người như C.Mác đã từng nói.
Có thực mới vực được đạo. Thực đã tạm có rồi, cuộc sống ngày càng khấm khá hơn, nhưng đạo lại trở thành một vấn đề nan giải. Những làn sóng đầu tư, những cơ hội hội nhập đang diễn ra, sắp diễn ra là vô cùng cần thiết để cho ta thoát khỏi cảnh đói nghèo, tụt hậu nhưng bản sắc văn hóa Việt Nam lại buộc phải đứng trước những sự tác động, thẩm thấu mới, nếu không muốngọi là một cuộc xâm lăng chính trị dễ nhận thấy, cuộc xâm lăng văn hóa thiênhình vạn trạng cứ ngầm dần, xói lở không tự biết mà một trong những tai họa của nó là tư tưởng thương mại bò lan, mọc rễ trên tất cả các vỉa tầng hoạt động.
Thương mại là cần thiết để thúc đẩy kinh tế, để hội nhập trên các sân chơi thương trường dữ dằn vằ lắm mẹo mực, nhưng thương mại lấy được, thương mại bằng mọi giá nó sẽ trở thành tiềm ý thức, thành một con ngựa bất kham dẫn đưa con người không biết đến miệng vực nào. Thương mại đẻ ra thực dụn, thực dụng làm nảy sinh lòng tham, lòng tham biến thành tham nhũng. Không chỉ tham nhũng về vật chất, mà tệ hơn còn tham nhũng về chức quyền, về các giá trị tinh thần, tham nhũng ngay trên tầng đạo lý của ông cha.
Một sức mạnh vật chất như con quái thú chồm lên ngoạm khoét và tất cả các ngóc ngách tâm hồn, con người Việt
Nếu ngày nào người nghệ sĩ còn đứng trước lửa đạn, bão giông hát rút ruột cho cuộc đời say đắm mà chẳng nghĩ đến một đồng thù lao, một hợp đồng ký kết thì nay, một cô ca sĩ có thể đòi cho mình một khoản tiền bằng cả nửa đời lương của một người lao động cho một đêm trình diễn mà vẫn thản nhiên coi như không. Sức réo gào lồng lộn của đồng tiền sẽ đẩy người biểu diễn đến vòng xoáy mịt mù, nhạt thếch cua rmột cái gu thị hiếu méo mó, đến những cảm giác vay mượn, rú rít, khỏa thân, bạo lực, phơi bày cả ở chỗ kín trong thân thể, trong tâm hồn ra giữa ánh sáng trời để mặc cho ruồi nhặng bâu vào mà vẫn thản nhiên. Có thể tạm gọi đó là một vùng vỉa của một dòng văn nghệ gãi ngứa. Ngứa, gãi sướng lắm nhưng coi chừng, một khi hết ngứa rồi thì chính họ sẽ hất văng tay anh ra, đá anh xuống rãnh.
Và có lẽ cơn bão thương mại đã tìm được sự
Số phận và cảm hứng người nghệ sĩ gắn liền với số phận và cảm hứng dân tộc. Đó là một hằng số nhân văn. Nếu trước đây, ta đã có những trang sách,những vở kịch, những bộ phim mang đậm hơi thở là của nhân dân, đập cùng nhịp đập với trái tim người cần lao, có tác dụng mặc nhiên khích lệ những cảm hứng cao thượng thì giờ đây, những làn sóng thương mại tràn vào đã biến không ít trong số đó thành những sản phẩm xa lạ của ai đó, của một quốc gia nào đó, méo mó, rung giật, ảo não, thở than, rú rít, chụp giật, èo uột, sống sượng, nhạt thếch, mùi vô sinh và mốc mác vị cỏ dại.
Trên sân chơi kinh tế cũng một màu sườngsượng như vậy. Đã đành, đầu tư là sống còn, đầu tư là sinh tử. Đất nước này bao năm trước chỉ một chiều đầu tư vào chiến tranh, giờ đây mới kêu gọiđầu tư vào kinh tế là vô cùng cần lắm chứ. Song con ngoáo ộp đầu tư thè cái lưỡi đỏ lòm đến đâu, ngoài những thành tựu đã đạt được, là tính cách con người, lòng tham của con người nổi sần, nổi cục đến đó. Đầu tư hay dự án đâu phải là một miếng mồi ngon để con người nhe hết hàm răng ngoạm vào.Những công trình bị bỏ bê, những công trình bị rút ruột, những công trình bị ăn cắp, của nả mồ hôi công sức của nhân dân bị đem ra băm chặt, xẻ hai, xẻ ba chia nhau theo nghĩa bên A bên B, xét đến cùng đó cũng là một hành vi phản văn hóa không thể chối cãi.
Còn bức tranh nông thôn thì sao? Tất nhiên, trong thế đi lên trong đà hội nhập, ta chả độc ác gì mà cứ mong các vùng quê cứ mãi một màu hiu hắt gợi cảm, nhưng trong tiết tấu hiện đại, trong các thác lũ thông tin toàn cầu dội về, bỗng dưng lòng dạ cũng thấy trống vắng, mất mát đi một cái gì đó nhưcái hồn, cái khí phiêu diêu nơi thôn dã, cái vắng lặng đã trở thành sôi sủi. Sau tiếng tre đưa là những nét nhạc rung giật, xập xình xé rách cả chân đê, cánh diều. Sau vầng trăng tinh khiết và ánh đom đóm bay bờ ao là những quầng sáng đèn mờ tỏ như động ma của những quán karaoke nhột nhạt mùi da thịt. Một tiếng à ơi, một giọng hát lý lơi, một làn điệu ví dặm ca cổ...sao cử teo tóp, thưa vắng dần đi. Bên cạnh những mảnh vườn xưa thoảng
Nông thôn đang chao chênh trước cơn hồng thủy đô thị hóa. Những khu nhà lầu mọc đến đâu, văn hóa ẩm thực, văn hóa thị trường mọc
Năm tháng sẽ qua đi. Chiến tranh rồi sẽ thái hòa. Nghèo rồi sẽ giàu. Hết cơn bĩ cực ắt đến ngày thái lai. Chỉ có văn hóa là trường tồn bất biến. Văn hóa chính là phẩm giá, là phong độ, là đạo lý,là cốt cách dân tộc. Dẫu can qua dâu bể, cốt cách văn hóa còn là sẽ còn tất cả. Hàng ngàn năm Bắc thuộc không nuốt chừng được văn hóa nước
Câu trả lời này thuộc về toàn thể xã hội, thuộc về lịch sử, thuộc về những người có trách nhiệm vĩ mô trong điều hành... chứ chẳng của riêng ai.
À ơi… con cò baylả bay la, bay từ ruộng lúa bayra cánh đồng...ôi tha thiết làm sao những ngày ngổn ngang, chóng mặt này lại được nghe một tiếng cựa mình của lúa.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt