Trái tim của thế giới không có trái tim

10:42 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Mười, 2017

Mác cho rằng tôn giáo là "tiếng thở dài", là “trái tim", là "tinh thần", là "thuốc phiện"…tất cả những từ đó hầu như cùng một ý nhưng được diễn đạt khác nhau. “Thuốc phiện" đương nhiên là không tốt rồi, nhưng ở đây Mác cũng chỉ coi nó như là một cái gì đó làm giảm bớt nỗi đau khổ của người dân.

Tính "hạn chế” của tôn giáo mà Mác gọi là “sự nghèo nàn” thực ra cũng là sản phẩm của “sự nghèo nàn" của hiện thực. Nhưng dẫu sao thì trong hiện thực "nghèo nàn" đó, tôn giáo cũng có tác dụng làm vơi nỗi khổ đau bằng cách trút được "tiếng thở dài". Hiện thực "nghèo nàn” đó so với tôn giáo còn kém một bực, bởi vì nó chỉ là "thế giới không có trái tim”, trong khi tôn giáo lại là “trái tim”. Hiện thực “nghèo nàn” đó chỉ là "xã hội không có tinh thần”, trong khi tôn giáo lại là “tinh thần".

Cho nên cũng có lý khi có người cho rằng "tôn giáo là hiện tượng xã hội chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định. Thời kỳ ban đầu của xã hội loài người không thể sinh sản ra tôn giáo được. Từ lúc không có tôn giáo đến lúc sinh sản ra tôn giáo là cái mốc đánh dấu bước tiến bộ của xã hội loài người"(l).

Ba tôn giáo lớn trên thế giới là đạo Ki tô, đạo Islam và đạo Phật đều ra đời ở châu Á đâu phải là điều ngẫu nhiên trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

Hầu như bất kỳ tôn giáo nào trên trái đất này cũng đều quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của con người hơn là đời sống vật chất.

Mặc dầu tôn giáo được thoát thai từ cuối thời kỳ công xã nguyên thủy xa xưa, nghĩa là khi đời sống vật chất của con người còn quá thấp kém, tuy nhiên điều mà tôn giáo quan tâm không phải chủ yếu là vật chất mà là tinh thần. Tinh thần này được phân tích và giải quyết không phải từ hiện thực, từ thế giới bên này mà từ thế giới bên kia. Cho nên, Mác mới chỉ ra điều quan trọng nhất mà tôn giáo không thực hiện được:

"Do đó, nhiệm vụ của lịch sử, sau khi thế giới bên kia của chân lý đã mất đi, là xác lập chân lý của thế giới bên này”(2).

"Việc phê phán tôn giáo làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình, với tư cách là một con người đã thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý trí; để con người vận động xung quanh bản thân mình", nghĩa là vận động xung quanh cái mặt trời thật sự của mình. Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng, nó vận động xung quanh con người, chừng nào con người chưa bắt đầu vận động xung quanh bản thân mình.

Mác nói đến “thế giới bên kia", "mặt trời ảo tưởng"…tức là muốn phê phán tính phi hiện thực, quay lưng lại với cuộc sống của tôn giáo. Cho nên, điều quan trọng chính là con người phải “vận động xung quanh bản thân mình”. Bằng cách gì ? Không phải ai xa lạ, chính Feuerbach, nhà triết học duy vật lừng danh của nước Đức đã tuyên bố một câu mà Mác đánh giá hết sức cao đó là môn giáo là sự tha hóa của con người". Tuy nhiên, Feuerbach cũng không biết làm thế nào để con người "vận động xung quanh bản thân mình”. Cho nên, Mác đã phê phán "Feuerbach hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người", bởi vì Feuerbach không hiểu được bản chất con người là “tổng hòa những quan hệ xã hội".Vì vậy, cũng như tôn giáo, Feuerbach chỉ “giải thích thế giới" tức là chỉ "thuyết minh" nỗi khổ đau của con người chứ không phải "thay đổi thế giới", xóa bỏ khổ đau của con người. Không phải tìm kiếm nguyên nhân khổ đau của con người ở đời sống tinh thần mà chính là ở đời sống vật chất. Cho nên, "vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất". Nguyên nhân của mọi nỗi đau khổ là ở áp bức giai cấp, cho nên “lực lượng vật chất” để “giải phóng" con người khỏi khổ đau đó là “giai cấp vô sản và “triết học” của nó:

Đầu não của sự giải phóng ấy là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản".

Không có gì xóa bỏ nỗi khổ đau của con người triệt để bằng xóa bỏ giai cấp. Nhưng xóa bỏ giai cấp chỉ là cái bắt đầu chứ không phải là cái cuối cùng? Ai dám bảo rằng trong xã hội nguyên thủy không có giai cấp, con người không khổ đau? Con người khổ đau không phải chỉ vì bị áp bức giai cấp. Bao giờ mới có thể xóa bỏ hết giai cấp trên thế giới này ? Từ bây giờ đến lúc xa vời đó, ngoài việc đấu tranh xóa bỏ giai cấp ra con người không thể làm gì khác nữa để làm vơi nỗi khổ chăng ? Cho nên tôn giáo đến với con người có lẽ không phải hoàn toàn là ảo tưởng nhất thời thiếu lý trí. Xpi-rkin nói cũng có lý :

“Nếu tôn giáo chỉ đơn giản là sai lầm nhất thời của trí óc con người thì nó đã không thể chiếm được vị trí trung tâm trong cấu túc của ý thức xã hội trong suốt hai nghìn năm, và nó đã biến mất ngay khi khoa học và triết học đưa ra lời giải đáp của mình về những vấn đề cơ bản của tồn tại chống lại nó"(3).

Hơn nữa, tôn giáo ở phương Tây và tôn giáo ở phương Đông cũng không hoàn toàn giống nhau. Từ thế kỷ XIII, khi giáo phái Domingo và Franciscan xuất hiện thì các hình thái ý thức như triết học, chính trị, luật pháp đều bị quy về dưới quyền thống soái của ý thức tôn giáo. Một bước trưởng thành của giai cấp tư sản phương Tây cũng là mỗi bước tách triết học khỏi cuộc sống "chùm gởi" ở thân cây tôn giáo. Tuy nhiên, theo Xpi-rkin thì "sự tách biệt thật sự giữa triết học và tôn giáo thành những hình thái đặc thù của ý thức xã hội chỉ xảy ra vào lúc giao thời giữa thời trung cổ và thời cận đại". Ở phương Tây, triết học và chính trị "đòi" tách khỏi tôn giáo, trong khi ở phương Đông thì hình như không có chuyện đó, nếu có chăng thì nhu cầu "đòi" đó ở tôn giáo nhiều hơnlà ở triết học và chính trị.Ở phương Tây, quốc vương gập đầu xin được chấp nhận là bề tôi trước Giáo hoàng, ở phương Đông không có ông sư nào “bắt” nhà vua phải quỳ trước mặt mình, nhưng cũng không có ông sư nào lại quỳ trước vua cả.

Chính Xpi-rkin cũng công nhận rằng ở phương Đông "triết học và tôn giáo không phải bao giờ cũng được coi là phân biệt với nhau như là những hình thái riêng lẽ của ý thức xã hội. Thí dụ Phật giáo nhiều khi không được coi là tôn giáo mà là triết học, nói cho đúng hơn là triết học tôn giáo, khác với truyền thống thật sự của phương Tây tự mình đối lập với Ki tô giáo”.

Sở dĩ triết học phương Tây “đối lập” với tôn giáo bởi vì tôn giáo đòi cái "hiện thực" phải hòa tan vào cái "ảo tưởng". Ở phương Đông, tôn giáo phải chăng hoàn toàn chỉ là "thế giới lộn ngược" ? Phải chăng nên gọi nó là một thứ "ảo tưởng hiện thực". "Đẹp đạo" cũng tức là “tốt đời”. "Đạo" và “đời" không phải là hai thế giới lộn ngược với nhau, nếu không thì “đẹp” của cái này không thể là “tốt” của cái kia được. Tôn giáo ở phương Đông không tuyên chién với “đời”như 8 lần "Thánh chiến" Đông chinh ròng rã suốt gần 200 năm trời (l096 - 1291) của Thập tự quân Thiên chúa giáo.

Phật giáo ở phương Đông chẳng Tây chinh mà cũng chẳng Đông chinh để rồi gây ra bao cảnh đầu rơi máu đổ. Không những vậy mà tôn giáo luôn sẵn sàng sát cánh cùng "đời" để chống lại quân xâm lược tàn bạo, chà đạp lên giáo lý "từ bi”. Cho nên, cũng chẳng có gì sai trái nếu cho rằng đạo đức của tôn giáo nhiều chỗ phù hợp với đạo đức của xã hội mới. Đương nhiên đạo đức tôn giáo có nhiều hạn chế của nó, đó là điều không thể tránh khỏi. Ngay đạo đức của giai cấp công nhân, đạo đức của giai cấp tiến bộ nhất hiện nay trên thế giới cũng đâu phải đã là hoàn mỹ. Chính Ăng- ghen cũng đã nhận xét rằng đạo đức của giai cấp, cho dù là giai cấp công nhân đi nữa, thì cũng "vẫn chưa vượt qua được khuôn khổ đạo đức của giai cấp". Cho nên “một nền đạo đức thực sự có tính chất nhân đạo phải đặt lên trên sự đối lập giai cấp và lên trên mọi hồi ức về sự đối lập ấy. Nền đạo đức như vậy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tiến tới một trình độ mà người ta không những đã thắng được mà lại còn quên đi sự đối lập giai cấp trong thực tiễn của cuộc sống”(4).

Vậy thì dù cho đạo đức tôn giáo bị hạn chế ở chỗ này hay chỗ kia đi nữa, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cho lắm, quan trọng nhất chính là chức năng “trái tim của thế giới không có trái tim" của nó. Để có thể đưa bàn tay cứu vớt nhân loại khỏi nỗi khổ đau, tôn giáo nào cũng đi tìm nguyên nhân của sự đau khổ đó. Ở phương Đông, trong kinh Veda, cơ sở của nhiều tôn giáo và triết học Ấn Độ đã đề cập đến một sức mạnh vô hình đang chi phối toàn bộ thế gian này, sức mạnh đó là Rta (nguyên tắc của vũ trụ). Mọi sự vật trong trời đất đều không vượt ra khỏi bàn tay sắt của nó:

“Nền móng vĩnh hằng của Rta là vững chãi vô cùng.
Bộ mặt của nó sáng chói và đẹp đẽ vô ngần.
Dựa vào Rta thần thánh, chúng đem lại cho chúng ta những thức ăn vĩnh cửu.
Dựa vào Rta thần thánh con bò sữa xuất hiện trong tế lễ của chúng ta.

(Rig Veda, IV,23,9)

Cái gọi Rta có "tính tôn giáo" này cũng không khác gì lắm với thuyết “Ý niệm” (Idée) có “tính triết học" của Platon ở phương Tây và quan niệm về "Đạo" của Đạo gia ở Trung Quốc. Cũng không ai cho rằng "ý niệm" của Platon và “Đạo” của Đạo gia là tôn giáo. Cho nên, cũng khó phân biệt đâu là tôn giáo đâu là triết học để khoác cho nó chiếc áo "ảo tưởng" hay "hiện thực”. Rtalà "nguyên tắc", tức là cái nhất thiết phải được tuân thủ, là cái "tất yếu”. Rig Veda bắt đầu bằng cái "tất yếu”, đến Upanisadmới bàn đến cái "tự do", cái "giải thoát" (Moksa). Bàn về đau khổ và giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau mà không nói gì đến "tất yếu” và "tự do” thì bàn làm gì. Kinh điển tôn giáo này xem ra đã vô tình thực hiện điều mà Ăng-ghen lưu ý:
"Người ta không thể bàn bạc đúng đắn về đạo đức và pháp quyền, mà lại không nói đến cái gọi là tự do ý chí, đến trách nhiệm của con người, đến quan hệ giữa tất yếu và tự do".

Upanisad cho rằng muốn giải thoát (tự do) thì con người (tiểu ngã, Atman) phải tuân theo cái tất yếu (Brhman)(5). Nguyên tắc đó gọi là "Phạm ngã nhất như" (Brahmatmaikya). Will Durant cho rằng "đó chính là tinh túy của Upanisad" và "có phần giống với khẩu khí của Hégel”(6). Công bằng hơn thì nên nói "Hégel có phần giống với Upanisad” mới đúng.

Kinh Kim thất thập luận phân chia nỗi khổ đau của con người làm 3 loại : 1) Khổ bên ngoài (y ngoại khổ, adhibhautika), là nỗi khổ do con người hoặc do sinh vật khác như hùm beo, rắn rết gây ra. 2) Khổ bên trong (y nội khổ, adhyatmika), bao gồm khổ về tâm lý và khổ về sinh lý. 3) Khổ do tự nhiên (y thiên khổ, ãdhidavika), khổ do thời tiết nóng lạnh gây ra.

Thực ra, đó cũng chính là nỗi khổ chung của con người, cho nên nhiều tôn giáo như Cơ đốc giáo, Phật giáo…ngay từ lúc ra đời là tiếng nói của người dân lao động. Phật Thích Ca thường nói "vạn sự là khổ" (Sarvam duhkha), về sau người ta đề cập đến hàng trăm nỗi khổ, nhưng thông thường hay nói nhất vẫn là "ngũ khổ" hoặc "bát khổ”(7). Cũng không thể cho rằng Phật giáo đề cập sai về "khổ”(8). Nhưng có lẽ đúng hơn nếu cho rằng Phật giáo đã “giải tỏa" nỗi khổ đau chứ không phải "giải quyết" khổ đau. Trong "Thập nhị nhân duyên", Phật giáo không đề cập đến nguyên nhân giai cấp, cho nên không xóa bỏ giai cấp thì làm sao có thể "giải quyết" khổ đau một cách triệt để được. Tuy nhiên, trong khi không "giải quyết" được thì “giải tỏa" vẫn có tác dụng không thể thiếu. Bao giờ thế giới hiện thực chưa trở thành trái tim thì sự "giải tỏa" kia đâu có thể trở thành thừa được Sự bổ sung của hiện thực bằng công tác tư tưởng chỉ dừng lại ở tư tưởng, có nghĩa là tự chừa ra một khoảng trống, bởi vì con người không phải chỉ có phần nổi của tảng băng tư tưởng ở bên trên mà còn phần chìm lớn hơn nhiều của tâm lý, tình cảm. Nếu con tàu chỉ chuyên chở tư tưởng thì con tàu đó thường chỉ thả neo ngoài xa. Cho nên, cái hay của Trang Tử là ở chỗ “tình cảm phải theo lý trí, lý trí phải giải tỏa tình cảm” (dĩ tình tòng lý, dĩ lý hóa tình).

Xét cho cùng thì đau khổ hay hạnh phúc không phải nằm ở cái đầu mà chính là nằm ở trái tim. Phật giáo đã đánh thức trái tim đó bằng thuyết "nhân quả", tức là hạnh phúc hay đau khổ không phải ngoài tầm với của con người. Không phải tin theo thuyết “định mệnh" thì người đó nhất thiết phải là tín đồ của tôn giáo, ngược lại không phải mọi tôn giáo đều theo thuyết "định mệnh". Thuyết "định mệnh" nhắm mắt giao số phận cho đấng siêu nhiên nào đó, thuyết “nhân quả” tự tìm lấy đường đi của mình. Chỉ riêng điều đó cũng đáng cài bông hồng trên chiếc áo cà sa của Phật giáo, tôn giáo có lịch sử lâu đời vào bậc nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phật giáo là sản phẩm của Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên nhưng vào thế kỷ XIII, nó không thể không rời quê hương xứ sở để tha phương sang các nước châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản...Phật giáo không thể ở lại Ấn Độ bởi vì chính nó đã phủ định đạo Bà La môn, nếu Bà La môn là tôn giáo theo đúng nghĩa thì Phật giáo lại là một thứ "tôn giáo hiện thực". Xã hội Ấn Độ một lần nữa chỉ chấp nhận Ấn Độ giáo - "tôn giáo của tôn giáo”, chứ không phải “tôn giáo hiện thực”. Các tông phái khác của Phật giáo hầu như đều bị rơi rụng theo thời gian trừ Thiền tông. Thiền tông thích ứng với xã hội không nặng về tư duy siêu hình như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…Nếu như vào thời kỳ phong kiến, các nước Á Đông không ít thì nhiều nhuốm màu “hiện thực tôn giáo” thì lẽ nào Thiền tông lại không đâm chồi mọc rễ với tư cách là một "tôn giáo hiện thực" trong xứ sở "hiện thực”.

Mác nói rất đúng rằng “lực lượng vật chất” chỉ có thể bị đánh bại bằng lực lượng vật chất", vậy thì "lực lượng tinh thần”, cũng không dễ gì bị “lực lượng vật chất” đánh bại. Tuy Mác cho rằng chủ nghĩa duy tâm đã phát huy sức mạnh tinh thần một cách trừu tượng, nhưng dù sao đó cũng là thành tựu của chủ nghĩa duy tâm và cũng là hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó. Ở chân trời phía Đông, từ lâu Khổng Tử cũng khẳng định rằng chỉ “có thể bắt được tướng giữa ba quân nhưng không thể làm nhục ý chí một người bình thường" (Tam quân khả đoạt súy, thất phu bất khả đoạt chí).

Hãy để cho tôn giáo phương Đông thực hiện chức năng trái tim của nó, không nên xem nó như là "lịch sử để lại” mà nên xem là "hiện tại đang đặt ra". Chừng nào thế giới hiện thực này trở thành trái tim thì trái tim tôn giáo còn tồn tại làm gì? Ngày đó chắc còn xa vời chẳng khác gì con đường dẫn tới một vì sao thấp thoáng trong vũ trụ bao la.

............................................

(1) Nhiệm Kế Dữ, Lịch sử đạo Islam, Trung Quốc khoa học xuất bản xã, Bắc Kinh, 1993, Lời nói đầu.

(2) Các Mác - Phri-drich Ăng-ghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.1, tr.15

(3) A.G.Xpi-rkin, Triết học xã hội, Nxb Tuyên huấn, Hà Nội, 1989, t.2, tr.141.

(4) Ph.Ăng-ghen, Chống Duy - rinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.156. Đoạn trích trên do tôi sửa lại đôi chỗ nên không hoàn toàn giống với bản d

(5) Brahman có nghĩa "thánh trí, "thần lực"...Trong Brahmana, "Đại ngã" thuộc giống cái: Brahma,Upanissad không chấp thuận thuyết "thần và người hình dạng giống nhau" (anthropmorphisme) cho nên chuyển "Đại ngã" thành trung tính "Brahman". Điều này càng chứng tỏ sự hòa đồng của tôn giáo và triết học.

(6) Will Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nxb

(7) Ngũ khổ: 1) Sinh, lão, bệnh, tử, khổ. 2) Cầu bất đắc khổ. 3) Ái biệt ly khổ. 4) Oán tăng hội khổ. 5) Ngũ uẩn khổ…Bát khổ: tách sinh, lão, bệnh, tử thành tứ khổ, cộng với 4 khổ còn lại thành 8 khổ.

(8) “Khổ”: Sanskrit: duhkha, Pali: duhkha. Tiếng Tạng: sdugbsngal. Duhkha, nguyên văn Sanskrit do từ du và kham hợp thành. Du là ghét bỏ, kham là trống không, hư không. Vừa chán ghét, vừa hư không (Phật giáo đại từ điển, Thương vụ Ấn thư quán quốc tế hữu hạn công ty, 1994, tr.338). Narada cho rằng “duhkha là một sự hư vô đáng khinh miệt” (Đức Phật và Phật pháp, tr 325). Nói cách khác, con người khổ vì không hiểu thực sự về “khổ”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không gian tinh thần - Đối thoại

    09/01/2021Nguyễn Trần BạtKhi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai yếu tố: Yếu tố thứ nhất là hoàn cảnh khách quan, được thể hiện tập trung bằng thể chế và luật pháp. Yếu tố thứ hai là trạng thái tự do bên trong của mỗi con người...
  • Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông

    17/03/2019Nguyễn Tài ĐôngTheo tác giả, Trần Nhân Tông là người đã tập đại thành tư tưởng thiền học của một số thiền sư Việt Nam trước đó, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm và qua đó, đánh dấu một bước hoàn tất quá trình Việt Nam hoá Phật giáo. Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết, tác giả phân tích tiền đề thiền học của Trần Nhân Tông cùng những thiền sư đã có ảnh hưởng lớn đến Trần Nhân Tông. Tiếp đó, tác giả phân tích ba vấn đề đặc sắc trong tư tưởng của Trần Nhân Tông: quan niệm tâm chính là Phật, học thuyết vô niệm và tinh thần nhập thế tích cực.
  • Bạn theo tôn giáo nào?

    16/04/2017Hồ Anh TháiCó thời nhiều người Việt ra nước ngoài được bạn bè hỏi theo tôn giáo nào thì đều nhanh nhảu mà rằng chẳng theo tôn giáo nào cả. Nhưng hình như có điều không ổn trong chính những câu trả lời kia, nhất là bao giờ nói xong cũng như kèm thêm một vẻ hãnh diện tự đắc, cứ vênh vênh nhơn nhơn ra....
  • Tôn giáo và tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ

    03/07/2015Ngô Tự Lập (2006)Cựu tổng thống Mỹ, người nhận giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách mới nhan đề "Our Endangered Values" (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush...
  • Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội

    06/11/2014Đặng Thị LanHiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
  • Thử bàn về biểu hiện của tôn giáo

    24/10/2014Đặng Nghiêm VạnLà sản phẩm của xã hội, tôn giáo tồn tại và thay đổi với xã hội loài người. Con người có nhu cầu vật chất, cũng có nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu tôn giáo. Đã có một thời, mỗi một thị tộc, bộ lạc, một dân tộc đều có tôn giáo riêng của mình. Về sau, qua sự giao lưu văn hoá trong từng khu vực hoặc trên khắp toàn cần, bằng phương pháp hoà bình hay vũ lực, nảy sinh hiện tượng có nhiều tôn giáo phổ cập trên toàn cầu hoặc trong từng khu vực trên nhiều quốc gia, ngược lại có hiện tượng một quốc gia có nhiều tôn giáo...
  • Tôn giáo và khoa học tự nhiên

    05/05/2014Max PlanckBài thuyết trình được lấy từ tuyển tập "Tự truyện khoa học và những bài báo khác" (Scientific autobiography and other papers) của Max Planck. Bản dịch này được thực hiện từ bản tiếng Anh (Great Books of the Western World, Encyclopedia Britanica, 1994), được Nguyễn Xuân Xanh đối chiếu với nguyên bản tiếng Đức và Bùi Văn Nam Sơn xem lại.
  • Nho giáo và văn hóa Việt Nam

    24/11/2009Trần Quốc VượngKhi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thông - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai:
  • Phần I: Phật tổ sự tích

    04/11/2009Phạm QuỳnhMột nhà làm sách Nhật Bản có nói rằng: “Hai cái nguồn lớn của văn hóa Đông Á ta là Khổng giáo và Phật giáo. Ngày nay dẫu ta theo đòi văn minh học thuật Thái Tây, ta cũng chớ nên quên nguồn gốc cũ”.
  • Cái thiêng tôn giáo

    28/09/2009Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tin về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Triết lý tôn giáo

    15/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCông việc của các triết gia là đánh giá mọi sự kiện kinh nghiệm. Theo đó, triết lý tôn giáo quan tâm đánh giá mọi sự kiện liên quan đến kinh nghiệm tín ngưỡng, trong đó chủ yếu phải kể đến các vấn đề về : Thượng Đế, linh hồn, sự bất tử và bản chất của Thiện và Ác...

  • Tôn giáo và dân tộc

    02/08/2009Đinh Thị Loan (thực hiện)“Ý định của tôi khi viết cuốn sách này là tìm hiểu lịch sử nhận thức về vấn đề tôn giáo của người mácxít và của Đảng ta. Cuốn sách cũng còn mục tiêu khác nữa là nêu bật quá trình đổi mới nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây”...
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa

    08/02/2009Nguyễn Tấn HùngTrong bài viết này, khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá, văn minh, sự khác nhau giữa tôn giáo và văn minh, nguyên nhân của sự xung đột giữa các tôn giáo, sắc tộc giữa các cộng đồng dân tộc, tác giả đã đi đến khẳng định rằng, sự phát triển của văn hoá, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội, mà trái lại, còn là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn...
  • Một số vấn đề về tôn giáo và nhu cầu tôn giáo hiện nay

    07/11/2008Lê Tuấn ĐạtNgày 16/10/1999, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24 về Công tác Tôn giáo trong tình hình mới, xác định: "Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới".
  • Về xu thế chính trị hóa tôn giáo trong quá trình toàn cầu hóa tại Ấn Độ

    21/02/2007Đỗ Thu HàChính trị hoá tôn giáo gồm rất nhiều vấn đề và là một quá trình phức tạp, đang tiếp tục diễn ra tại nhiều nước trên thế giới. Xu thế chính trị hoá tôn giáo cũng đang diễn ra tại Ấn Độ và nổi trội ở hai vấn đề...
  • Quan niệm về con người trong triết học L.Feuerbach

    22/01/2007Lê Cộng SựTiếp thu những giá trị tư tưởng trong nhân bản học của Kant, đồng thời dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên đương thời, L. Feuerbach (1804-1872) có tham vọng vươn tới việc thiết lập một nền triết học mới - triết học tương lai, lấy con người và đời sống tâm - sinh lý của nó làm đối tượng nghiên cứu cơ bản...
  • Nhìn nhận về sự tác động của toàn cầu hóa tới đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay

    10/11/2006Vũ Văn HậuNghiên cứu về tácđộng của toàn cầu hóa đến đời sống xãhội, bài viết tập trung làmrõ tácđộng của quá trình toàncầu hoáđối với đời sống xã hội nói chung và đời sống tôn giáo nói riêng, chỉ ra nhữngxu thế chủ yếucủa đời sống tôn giáo hiện nay.Đó là cácxu thế thếtục hoá tôn giáo, hiện đại hoá tôn giáo,đa dạng hoá tôn giáo, sự xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới...
  • Triết học tôn giáo phương Tây hiện đại

    31/10/2006Đỗ Minh HợpTriết học với một nghĩa nào đó là sự phản tư đối với văn hoá thời đại, Triết học tôn giáo không phải là một ngoại lệ, nó là sự phản tư đối với tôn giáo với tư cách một bộ phận, một hình thức của văn hoá. Cùng với chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa phi duy lý, triết học tôn giáo tạo thành một trong ba khuynh hướng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại. Chính vì vậy mà chúng tôi cố gắng giới thiệu những nét cơ bản của triết học tôn giáo hiện đại...
  • Vấn đề tôn giáo trong triết học phương Tây hiện nay

    22/08/2006TS. Đỗ Hiền LanTrong mấy thập kỷ trở lại đây, vấn đề tôn giáo càng trở nên phức tạp, hiện tượng cuồng tín tôn giáo và sự xuất hiện của nhiều dạng tín ngưỡng, giáo phái mớiđã làm cho giới học giả và các tổ chức chính trị trên thế giới thực sự lúng túng trong cách giải quyết vấn đề. Từ đó, các nhà triết học phương Tây lại trở lại nghiên cứu tôn giáo Sự nghiên cứu tôn giáo từ bình diện triết học giờ đây không chỉ để phê phán thế giới quan tôn giáo, chứng minh tính phi lý của nó hay luận chứng cho vấn đề Thượng đế có tồn tại hay không, mà họ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và tính hiện thực, tôn giáo và đạo đức, tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống...
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Triết học Tôn giáo

    12/12/2005TS. Trần Nguyên ViệtBộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn Triết học giáo của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này...
  • Cái thiêng tôn giáo

    29/11/2005Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tín về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • xem toàn bộ