Triết học Tôn giáo

02:14 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Mười Hai, 2005

Triết học tôngiáo, theo nghĩa hẹp, là một bộ môn triết học độc lập mà đối tượng củanó là tôn giáo. Thuật ngữ "triết học tôn giáo" lần đầu tiên xuất hiện ở Đức, vào cuối thế kỷ XVIII, được I. Cantơ đưa ra trong tác phẩm Tôn giáochỉ nằm tronggiới của lý tính.Khi đó, tôn giáo được xem như là đối tượng suy tư triết học và với tư cách là một trong những hiện tượng của văn hoá ngang hàng vởi khoa học, pháp luật, nghệ thuật... Còn khi tôn giáo trở thành đối tượng của phân tích triết học, của phê phán vả đánh giá từ quan điểm các phương pháp và lý luận nghiên cứu khoa học thì triết học về tôn giáo được xem là một bộ phận của khoa học về tôn giáo, hay còn gọi là tôn giáo học, ngang hàng và các môn tâm lý, xã hội học và lịch sử tôn giáo.

Như vậy, bộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn Triết học giáocủa tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này.

Cuốn sách gồm 9 chương, tập trung trình bày những vấn đề cơ bản của triết học tôngiáo. Đó là kinh nghiệm tôn giáo, ngôn ngữ của tôn giáo; các quan điểm và các chứng minh về Chúa; cá nhân; tính nhân quả, ý Chúa và phép màu, đau khổ và cái ác; tôn giáo và khoa học; tôn giáo và đạo đức.

Triết học tôn giáo, theo tác giả, trước hết nghiên cứu phương diện duy lý của tôngiáo. Song, tôn giáo không hạn chế chỉ ở một phương diện duy lý. Nó dựa vào trái tim không ít hơn là dựa vào trí tuệ. Chính vì vậy, cách tiếp cận duy lý tới tôn giáo, theo tác giả, là chưa đầy đủ và vì thế, có những hạn chế của nó. Kỳ vọng của tấc giả là "cố gắng nghiên cứu cái bị che đậy dưới vỏ bọc bên ngoài, nhận thấy trong tôn giáo cái đồng thời vừa là đích thực, vừa là duy lý".

Về tổng thể, cấu trúc của cuốn sách theo một chủ đề có lôgíc khá chặt chẽ. Trước hết, tác giả trình bày vấn đề về bản chất của cảm xúc tôn giáo, sau đó xem xét ngôn ngữ được sử dụng để mô tả cảm xúc ấy. Tiếp theo, tác giả chuyển sang phân tích các tín ngưỡng và sự luận chứng mà tín đồ sử dụng để giải thích các tín ngưỡng đó. Nói tóm lại, toàn bộ kết cấu được tác giả trình bày không vượt ra ngoài kinh nghiệm tôn giáo và thông qua đó, trình bày thế giới quan tôn giáo, cái mà ngày nay tôn giáo ở một mức độ xác định đã phải nhường chỗ cho khoa học. Mặt khác, cùng với triết học, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành đạo đức và triết học tôn giáo đặt nhiệm vụ cho mình là nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa đạo đức và tôn giáo.

Cuối cùng, tác giả muốn độc giả làm quen và các quan điểm cơ bản của triết học tôn giáo, chỉ ra nhưng hạn chế của cuộc tranh luận duy lý và điều quan trọng hơn cả, là trình bày hàng loạt luận cứ có liên quan đến niềm tin tôn giáo.

Kỳ vọng thì quả là lớn lao, song như tác giả thừa nhậnrằng, nếu triết học cố nghiên cứu tôn giáo giống hệt như nghiên cứu khoa học, chính trị hay ngôn ngữ, thì một trong hai cuộc khủng hoảng tất yếu sẽ xẩy ra đối với nhà triết học: hoặc làanh ta "không có khả năng đi đến các kết luận lôgíc, bởi vì vật liệu mà nhà nghiên cứu sử dụng không thể hoàn toàn hiểu được bằng con đường phân tích lôgíc, hoặc làtín đồ không chấp nhận các kết luận triết học về tôn giáo, bởi vì chúng không được tính đến các yếu tố thực nghiệm và trực giác của tôn giáo.

Mặc dù cuốn sách không đề cập đến vấn đề lịch sử của bộ môn triết học tôn giáo, tức không khái quát tiến trình lịch sử của mối quan hệ giữa lý tính con người và tôn giáo cũng như nhiều vấn đề khác, song tác giả của nó đã cung cấp cho độc giả những vấn đề thamkhảo cơ bản về tôn giáo với tư cách là đối tượng của nghiên cứu triết học.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Quan điểm của Albert Einstein về Chúa

    13/11/2013Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận...
  • Cái thiêng tôn giáo

    29/11/2005Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tín về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Tôn giáo và văn hoá ảnh hưởng tới tiến bộ ra sao?

    10/09/2005Stephen EvansLord Tebbit là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của bà Margaret Thatcher khi xưa, nói: "Hồi giáo không hề cải cách kể từ khi được sinh ra, đến nỗi mà không có nơi nào trong thế giới Hồi giáo thực sự đưa ra được những tiến bộ về khoa học, nghệ thuật, văn chương hay công nghệ trong vòng 500 năm qua"...
  • Chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng đế

    23/08/2005Tôi thấy dường như tôn giáo và triết học có thể hòa giải được nếu như có chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng Đế được hai bên thừa nhận. Các triết gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta có đạt tới đồng thuận về sự hiện hữu của Thượng Đế không?...
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ