Thử bàn về biểu hiện của tôn giáo
1/ Là sản phẩm của xã hội, tôn giáo tồn tại và thay đổi với xã hội loài người. Con người có nhu cầu vật chất, cũng có nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu tôn giáo.
Đã có một thời, mỗi một thị tộc, bộ lạc, một dân tộc đều có tôn giáo riêng của mình. Về sau, qua sự giao lưu văn hoá (trong đó có tôn giáo) trong từng khu vực hoặc trên khắp toàn cần, bằng phương pháp hoà bình hay vũ lực, nảy sinh hiện tượng có nhiều tôn giáo phổ cập trên toàn cầu (Đạo Kitô, Đạo Hồi, Đạo Phật…) hoặc trong từng khu vực trên nhiều quốc gia (Đạo Khổng, Đạo Giáo, Đạo thờ cúng tổ tiên), ngược lại có hiện tượng một quốc gia có nhiều tôn giáo. Cần nhắc một điều qua thời gian và không gian cho dù cùng một tên gọi, bên cạnh những điểm chung, sự biểu hiện của một tôn giáo cũng lại khác nhau ở từng thời điểm lịch sử và ở từng quốc gia dân tộc.
Hiện nay, tình hình tôn giáo có chiều hướng dương biến đổi. Sự độc tôn của một tôn giáo trong một quốc gia đã bị cách mạng tư sản dân quyền bắt đầu phá vỡ. Thiết chế thế tục được chấp nhận ở một số nước, chính sách tự do tôn giáo, không phân biệt dối xử với các tôn giáo khác nhau được thực hiện rộng rãi hơn ở nhiều nước. Ở những nước còn duy trì thể chế quốc giáo cũng không thể đàn áp, phủ nhận các tôn giáo cùng tồn tại như thời tiền công nghiệp, nếu chăng chỉ có sự phân biệt đối xử.
Xu thế thế tục hoá, cá nhân hoá từ đấy dẫn đến sự phân chia thành nhiều hệ phái hoặc sự xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới. Đặc biệt xu thế dân tộc hoá là những xu thế dương diễn ra trên phạm vi toàn cầu, cũng như ở từng nước, với những mức độ khác nhau. Trong một xã hội mà vai trò cá nhân (hiểu theo đúng nghĩa của nó) được tôn trọng quyền tự do, bình đẳng được đề cao, thời chế độ độc thần trong một tôn giáo cũng bị số người ngày một đông hoài nghi. Cần chú ý nhận xét của A.Malraux: "Vấn đề then chốt ở cuối thế kỷ này là vấn đề tôn giáo được diễn ra dưới một dạng khác với sự hiểu biết của chúng ta, cũng như đạo Kitô đã tiến hành đối với những tôn giáo cổ đại. Nhưng nó sẽ không còn là vấn đề Đấng Tối Cao. Con người sẽ thấy không chỉ có một tôn giáo, mà nhiều tôn giáo: hay như tên một cuốn sách, con người sẽ ra khỏi những tôn giáo, mà lại trở lại cái tôn giáo.
2/ Một vấn đề đã manh nha từ cuối thế kỷ thứ XIX và đến sau Đại chiến thế giới thứ hai, được hầu hết giới khoa học xã hội và nhân văn đồng ý là "Thuyết tương đối văn hoá hiện đại đã chấm dứt tình trạng toàn cầu hóa những khái niệm đặc thù của văn hoá phương Tây". Công bằng mà xét, do sớm xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, ngành khoa học có tính hệ thống được bắt đầu ở Châu Âu và những khái niệm cơ bản về các ngành khoa học, kể cả về khoa học xã hội và nhân văn cũng được xây dựng đầu tiên ở đó. Cùng với sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân, tiếp theo là sự bừng tỉnh và trỗi dậy của các quốc gia – dân tộc phương Đông, thúc đẩy các nhà học giả phương Tây tiếp cận và nghiên cứu với những nền văn minh ngoài Châu Âu. Từ sự ngạc nhiên, đến sự lúng túng do không thể lý giải đúng đắn những hiện tượng xã hội, văn hóa phương Đông theo những khái niệm quen thuộc ban đầu từ Châu Âu, một số học giả trên đã hoài nghi, gắng thoát ra cái nhìn theo chủ nghĩa dân tộc trung tâm (ethnocentnsme), nhưng chẳng phải dễ dàng gì do thiếu sự hiểu biết đối tượng mình đương tiếp cận, một số ít do cái nhìn trịnh thượng đầy sô-vanh của bản thân.
K.Marx và F.Engels đã thấy được điều đó và đã có một số ý kiến về phương Đông trên các tác phẩm của hai ông về phương diện chính trị - xã hội. Với sự thận trọng đáng kính phục, để khái quát hoá, K.Marx chỉ ghi lại trong một bản nháp phân tích có hệ thống về các hình thái có trước sản xuất TBCN, ở đó ta thấy được tính đa dạng trong sự phát triển thống nhất của nhân loại và những đặc thù của phương Đông mà ông gọi là phương thức sản xuất Châu Á.
Bản thảo đó đã soi sống cho việc phân tích đúng đắn xã hội Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung thời tiền TBCN.
Điều dáng ngạc nhiên là với thực tiễn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, với vốn hiểu biết khá sâu sắc về phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, với việc bôn ba khắp các Châu Phi, Mỹ, Âu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được sự khác biệt đó ngay từ năm 1924 trong một tài liệu Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
“Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải là tòan thể nhân loại.
Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản và trong mỗi giai đoạn ấy, cuộc đấu tranh giai cấp khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn đầu không?... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm (ban thuộc địa của chúng tôi vừa nhận được thư mời tham gia công việc này”…
Những ý kiến trên được đưa ra vì Hồ Chí Minh chưa tiếp cận được tài liệu của C.Mác nói trên xuất bản sau đó một thời gian.
Như vậy là nhận thức của C.Mác và Hồ Chí Minh, những nhà tư tưởng lớn, đã gặp nhau. Ở Việt Nam, không có chế độ chiếm nô điển hình, cũng như không có chế độ nông nô theo kiểu thời Trung cổ Châu Âu. Đó là kết luận gần như thống nhất của giới khoa học ngày nay.
3/ Vấn đề đông, tây lại trở nên phức tạp hơn khi nghiên cứu lĩnh vực thuộc về tâm thức tôn giáo, do đặc trưng của nó không chỉ là một ý thức hệ, mà còn là một hiện tượng văn hoá, xã hội, nhất là khi nó đã ăn sâu bén rễ vào một cộng đồng và trở thành một tập tục gắn chặt với những hiện tượng chủ yếu và quan trọng trong đời sống của một con người, một cộng đồng. Hiểu tường tận được nó không phải là dễ, không chỉ đối với các học giả phương Tây, mà cả với bản thân các học giả phương Đông đã chịu ảnh hưởng của nền học vấn phương Tây. Công bằng mà nói, chính một số ít các nhà học giả phương Tây lại đã nhìn ra trước sự khác biệt Đông Tây, trong khi một số đông vẫn như "gà bị hóc tóc". Rất gần đây thôi, vấn đề mới được rõ ràng hơn, tuy rằng về nguyên tắc người ta đã hiểu "Khái niệm tôn giáo thuần tuý phương Tây không tương đương với những khái niệm của những nền văn hoá khác".
Linh mục L.Cadière đã sớm nhận thức ra điều đó khi nghiên cứu tôn giáo Việt Nam, tuy lúc ban đầu ông vẫn không khỏi lúng túng khi lý giải những vấn đề cụ thể. Ngay từ nhưng năm đầu thập kỷ thứ II (1913), trong Hội nghi tôn giáo - dân tộc học ở Louvain, ông đã có một cái nhìn khái quát đáng chú ý: "Với người thổ dân, chúng ta là người xa lạ, là người thuộc về một chủng tộc khác, một tôn giáo khác. Chúng ta là những người đã tấn công vào thánh thần của họ, là đại diện một dân tộc đã thống trị tổ quốc họ, đã là người đồng tộc của những quan cai trị đã đòi hỏi họ những thuế má đáng nguyền rủa”. Trong lĩnh vực tôn giáo, L.Cadière, một học sinh trường thày dòng, đã đưa ra một nhận xét rất đáng trân trọng, khi ví tôn giáo Việt Nam giống như một khu rừng nhiệt đới với những vẻ muôn màu tuy khác biệt, nhưng vẫn là một. Tiếp đó ông viết “Những dân tộc Viễn Đông, đặc biệt là người Việt Nam, là người mang đậm tâm thức tôn giáo (Tác giả nhấn thạnh). Thuật ngữ tôn giáo bao hàm nhiều mức độ, sắc thái. Nếu ta hiểu tôn giáo là niềm tin vào một Đấng Tuyệt đối, đầy lớn lao và hoàn hảo, là sự hợp nhất bằng tất cả tấm lòng của bản thân với Đấng tối cao hiện diện đi khắp mọi nơi, là sự hợp nhất bằng cả trái tim với Đức Chúa đầy lòng bác ái, ngự trị và nắm giữ tất cả. Cuối cùng vì lòng biết ơn vì sự toàn thiện tột cùng, thể hiển ra bằng sự tôn thờ một cách xứng đáng với Đấng Tối cao đó, thời ta phải nhận thấy người Việt Nam không có tôn giáo. Khái niệm về Đấng Tối cao tuột khỏi họ, họ sống không có chúa. Nhưng nếu ta phải quan niệm tôn giáo là niềm tin và thực hành ảnh hưởng đến cách ứng xử theo lẽ phải của cuộc đời đến một thế giới siêu nhiên, thời ta phải nhận thấy người Việt Nam có cái đức tính đó ở mức độ cao. Khi có người lầm tưởng người Việt Nam tin ở trời và cho rằng trời chí ít cũng tương ứng ở dạng nguyên thuỷ của khái niệm chúa (Dieu), ông nhấn mạnh đó không phải là ý nghĩ của ông.
Vì sao lại có sự khác biệt đó, có thể có nhiều cách giải thích và hiện nay giới khoa học cũng còn tiếp tục tranh luận. Nhưng một điều không chối cãi được, nhân loại là một, con người la một. Tôn giáo là một thực thể khách quan cửa loài người. Vậy nó phải có một nội dung cơ bản hay một cốt lõi giống nhau, tuy rằng sự biểu hiện của nó rất, rất đa dạng. Về phương diện nhân loại học tôn giáo với những cứ liệu so sánh, sự khác nhau đó được quyết định bởi hoàn cảnh địa lý và lịch sử văn hoá khác nhau giữa các khu vực và tộc người, nhất, là khi con người đã bước vào ngưỡng cửa của văn minh (theo cách hiểu của L.Morgan và Ph. Engels) khi nền kinh tế sản xuất đã thay thế về cơ bản nền kinh tế chiếm đoạt. Ở đây nếu xét về mặt nào đó, ta có thể thấy có những cư dân sinh sống chủ yếu bằng chăn nuôi du mục và cư dân sống chủ yếu bằng trồng trọt. A.G. Haudricourt, một nhà bác học lớn, một người cộng sản chân chính, đã cho ta một thí dụ về nguyên nhân sự khác nhau mà L.Cadière nêu lên khi chọn hai miền điển hình, một cho cư dân du mục miền Cận Đông và Địa Trung Hải. Một cho cư dân trồng trọt miền Viễn đông, ở đấy do sự ẩm ướt của gió mùa nhiệt đổi không cho phép một cư dân nào dám tách rời chăn nuôi ra khỏi trồng trọt hay đúng hơn không tồn tại một loại hình chăn nuôi gia súc lớn thuần túy. Ở đây mục đích chăn nuôi chi là một bộ phận phụ vào trồng trọt, do đấy cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ nhất: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt không diễn ra, hay nói đúng hơn, đó chỉ là mở đầu cho nền kinh tế sản xuất trở thành hình thức sản xuất chủ yếu.
4/ Trong cuốn Hai chân trên mặt đất, cuốn sách có tính tổng kết cuộc đời khoa học của A.G.Haudneourt, từ năm 1948, ông đã chỉ ra rằng chỉ ở phương Tây và vùng Cận Đông, nơi nghề chăn nuôi đại gia súc phát triển mới sinh ra chế độ chiếm nô điển hình, từ đấy mới nẩy ra ý niệm độc thần. Ở đấy, con người không chỉ thuần dường mà còn dạy dỗ, uốn nắn cho bày chó bảo vệ và chăm sóc đàn cừu, và đàn cừu lại ngoan ngoãn theo con cừu đầu đàn. Vì thế, ở đó mới sản sinh ra chế độ chiếm nô chấp nhặn một chủ nô duy nhất, từ đấy mới sinh ra dạo Do Thái, và về sau là đạo Kitô, nhưng tôn giáo chỉ chấp nhặn một vi thần độc tôn, một Đấng Sáng thế. Bóng dáng người chăn chiên với bầy chó được dạy dỗ, cùng với con chiên đầu đàn và đàn chiến cúi đầu ngoan ngoãn đi theo thể hiện ở đây. Ở những nơi đó, tiếp theo là những nơi theo đạo Hồi, với mô hình phỏng theo đạo Kitô, các tôn giáo bản địa có từ trước, kể cả đạo tổ tiên đều bi coi là tà giáo và bi các tôn giáo độc thần xoá bỏ không thương tiếc. Tuy nhiên, những tôn giáo độc thần này khi bành trướng ra khỏi nơi xuất phát, sang các Châu Lục khác vẫn phải chịu tác động của sự tiếp biến văn hoá ở những mức độ khác nhau.
Theo dòng tư duy trên, theo tôi, ở miền Viễn Đông trồng lúa, một cộng đồng hợp quần trên một lãnh thổ dựa theo một hệ thống tưới tiêu đọc theo con suối chạy ngang thung lũng, hay một hệ thống đê điều hay kênh lạch dưới đồng bằng, dưới sự dẫn dắt của một người, nhưng công sức khai phá là thuộc tất cả mọi người. Lúa lại từ nhiều nhánh mạ hay nhiều hạt, nảy sinh ra thành nhiều cụm, nhiều cụm thành cả cánh đồng, kết quả là nào ai nghĩ đến nhánh hay hạt ban đầu. Mầm củ lại thành chùm củ, có củ cái, củ con, chẳng ai nghĩ và cũng khó phân biệt đâu là củ trước, củ sau. Rừng nhiệt đới um tùm, cây lớn cây bé, dây leo chằng chịt, đường đi lối lại ngoằn ngoèo tạo nên những điều bí ẩn, dáng sợ. Từ bóng dáng đó, ta khó thấy được Đấng Sáng thế, Đấng Tối cao, mà chỉ có ý niệm về một người ban đầu chỉ dẫn vì sự tôn kính mà ta phong làm thánh hay thần, và lại cũng chọn lọc những người đi sau xuất sắc, tài ba có công với cộng đồng để tôn làm thánh. Những con người đó được huyền hoặc hoá với nguồn gốc xuất thân khác thường, kết quả của một sự sinh nở thần kỳ, hoá thân từ cõi hư vô trên trời, đặc biệt là ngay dưới đất, trong không gian bao la. Đó là trường hợp của sự tiếp thu dễ dàng đạo Phật, đạo Khổng, Đạo Giáo, là việc bảo lưu bền chặt đạo tổ tiên, tổ tiên của đất nước, làng bản, dòng họ, gia đình... Những vị đó là những con người có thật, nên khác hẳn với các Đấng Sáng thế siêu linh. Cũng từ bóng dáng trên, ta thấy tâm thức con người muốn có những thánh thần, càng đông càng tốt, từ đó xuất hiện tính phiếm thần, xuất hiện xu thế hoà nhi bất đồng trong tôn giáo. Điện thần càng đông các chư vi an toạ, càng cầu xin được nhiều vi mang nhiều phước lành cho dù thuộc các tôn giáo khác nhau. Con người vái tứ phương để cầu phúc, cầu lộc, cầu tai qua nạn khỏi, tránh tà ma xâm nhập vì một lẽ nền sản xuất cũng bấp bênh tùy theo thời tiết, khí hậu, con người lắm bệnh tật vì khí hậu nhiều lam chướng, con người cũng hoảng sợ trước thiên nhiên, những hiện tượng tự nhiên, nhưng ác thú, rắn rết... vây quanh.
Bởi vậy, một hiện tượng khiến người Châu Âu ngạc nhiên là thấy tình hình tôn giáo ở miền Viễn Đông nói chung, và ở Việt Nam nói riêng thật đa dạng, đa sắc, với đầy đủ nhưng tôn giáo cổ, kim, ngoại sinh, nội sinh ở những mức độ khác nhau, biểu hiện khác nhau. Con người phiếm thần của xã hội truyền thống rất khó chấp nhận một vi thần độc tôn, rất dê chấp nhận đưa vào điện thần các vi thần khác tôn giáo, thậm chí giáo lý trái ngược nhau, và cũng lại không khó khăn gì tham gia vào nhiều hành vi các tôn giáo khác nhau. Các nhà nghiên cứu phương Tây ngạc nhiên thấy ở tôn giáo truyền thống Trung Hoa một hệ thống thần linh không đóng vai trò như Đức Chúa Lời ở phương Tây. Hầu hết không phải là một thiên thần, càng không phải là Chúa Sáng Thế ràng buộc con người với bản thân, mà là những con người được thần thánh hoá hay những thần sinh sống ở thế giới riêng trên cảnh Bồng Lai... Những bậc thánh thần ứng đáp cho con người một hay nhiều loại cầu xin, mà tổng hợp lại ứng đáp đầy đủ những yêu cầu của con người. Cho nên có thể đồng ý với E.Durkheim, cũng như ở Ấn Độ, tôn giáo chưa hẳn quan trọng ở tính đa thần hay độc thần, mà chủ .yếu là đáp ứng được nhu cầu hư ảo của con người.
Ta chỉ biết người Trung Hoa thờ nhiều thần nhưng chưa có tư liệu một người trung bình thờ bao nhiêu thần. Còn nếu ở Nhật Bản hiện nay, một người theo 182 tôn giáo, thì con số đó ở Việt Nam là từ gần 2 đến gần 3 tùy theo địa phương và tôn giáo khác nhau.
Những người Công giáo Việt Nam thờ Chúa, thuộc về một tôn giáo độc thần, trên thực tế lại đã mang một tâm thức tôn giáo phiếm thần. Tính cách đó được bộc lộ nhất là khi tinh thần Cộng đồng Vatican II có thoáng mở hơn và thấm dần vào các giáo dân. Giáo dân được công khai thờ cúng tổ tiên, một số không ít còn tham gia các hành vi tôn giáo và mê tín khác. Điều đó còn được khích lệ khi Đức Giáo hoàng Joan Phao lô II, trong cuốn sách gây nhiều tranh cãi gần đây đã công nhận một cách suy đoán "những người tôn thờ tiền nhân của họ như thế có vẻ đặc biệt gần với Kitô giáo" và lại cũng ca ngợi cả đạo Khổng, đạo Lão có một cái gì giống như Ngơi lời của Kitô giáo", giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử của luân lý và văn hoá... giúp con người ta ý thức về tính dân tộc của mình.
5/ Vậy là, chí ít, từ xa xưa đến nay cũng có hai phương pháp hình thành nên tâm thức tôn giáo: độc thần và phiếm thần.Tâm thức độc thần dược xây dựng trên cơ sở niềm tin vào một Đấng Sáng thế đầy quyền uy, toàn năng... ràng buộc. Con người được Người sinh ra, luôn hiệp thông với người qua những nghi thức, qua các vị thánh thần và các vi đại diện của người trên trần gian. Tâm thức phiếm thần được xây dựng trên cơ sở sự thiếu hiểu biết buổi ban đầu cần được giải đáp dần bằng sự thâu lượm và lại thâu lượm những tri thức về cái siêu tự nhiên, cái vô hình nhằm lý giải cho những điều con người cần cầu xin, cũng bi ràng buộc bởi niềm tin được giải đáp bởi bất kỳ một yếu tố siêu nhiên nào: thần, thánh, bụt, phật, những người đã khuất... thể hiện qua những nghi thức, qua những kiêng cữ...
Như vậy, định nghĩa tôn giáo không chỉ muốn dừng lại là sự ràng buộc, sự liên hệ giữa con người (Être) và Đấng Tối Cao (Être Suprême), một định nghĩa phổ biến ở những cư dân độc thần (monothéisme) như Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo... mà muốn mở rộng hay đúng hơn là trở lại định nghĩa đã xuất hiện từ thời cổ Hy Lạp, tôn giáo là thâu lượm, lại thâu lượm cái siêu nhiên, cái vô hình hay nói cách khác đối tượng của tôn giáo là cái thế giới siêu nhiên vô hình. Định nghĩa này bao hàm trong bản thân nó đinh nghĩa của các tôn giáo độc thần và đồng thời lại phù hợp với các tôn giáo toàn thế giới. Đạo Phật, đạo Khổng, đạo thờ cúng tổ tiên hay những người đã khuất và nhiều tôn giáo khác, đặc biệt xuất xứ ở miền Viễn Đông đâu thấy có bóng dáng một Đấng Sáng thế, đâu có sự ràng buộc và lại ràng buộc vào một Đấng Sáng Thế duy nhất.
Người ta cũng loại trừ quan niệm tôn giáo độc thần sẽ thắng thế các tôn giáo đa thần (polythéisme) hay phiếm thần (panthéisme), vì cho đốn hiện nay những tôn giáo đa thần hay phiếm thần vẫn tồn tại với hơn nửa số dân trên trái đất. Lại thêm với sự hiểu biết của con người được rộng mở ra toàn cầu, đang dẫn đến sự thờ cúng các vi thần, thánh khác tôn giáo trong một số tín đồ tôn giáo độc thần. Các tôn giáo độc thần muốn cắm rễ vào lòng dân phải làm ngơ hay chấp nhận các tín đồ của mình theo các tôn giáo truyền thống. Ngược lại, ở Châu Âu, Bắc Mỹ, nay lại có hiện tượng một số tín đồ rời bỏ tôn giáo của mình theo các tôn giáo khác. Việc đạo thờ cúng tổ tiên đương trở lại ở Tây Âu, cũng như việc tạo ra những hiện tượng tôn giáo mới dần trở nên phổ biến là một thí dụ. Trong 2500 hiện tượng "tôn giáo bồng bềnh”, lúc mọc, lúc lặn của thế kỷ XIX - XX, có khoảng một chục tôn giáo được ra đời và đứng được với hàng triệu tín đồ (Việt Nam có hai: đạo Cao Đài và Hoà Hảo). Con người đương tự nhào nặn ra thánh, thần của họ và còn nhào nặn. Như vậy làm sao sẽ có được một tôn giáo độc tôn mang tính toàn cầu. Điều đó là không tưởng, tuy là kỳ vọng không chỉ của các tôn giáo lớn như Kitô giáo, Hồi giáo, mà còn các tôn giáo như Cao Đài...
Lại thêm mối quan hệ giữa con người với thế giới siêu nhiên vô hình là một đặc điểm cơ bản của tôn giáo, nhưng nếu chỉ có vậy thì chưa đủ. S.A.Tokarev đúng khi nhấn mạnh tính xã hội, tính thực tiễn của tôn giáo đối với những cộng đồng tôn giáo tức là những thành viên cùng chung một đức tin. Ông nói sức mạnh của tôn giáo cần hiểu như C.Mác, con người sáng tạo ra tôn giáo rồi lại bị tôn giáo chi phối, ý muốn nêu lên tác động trở lại của thế giới siêu nhiên vô hình đối với cộng đồng, với con người. Tôn giáo mơ hồ, khó hiểu với con người chính lại làm cơ sở cho con người tin vào nó, nhờ được nó cứu rỗi, an ủi, giải thoát và muốn được hướng về cái thiện, về một thế giới hiện hữu tuy còn khổ đau, nhưng tràn trề hy vọng cho dù là ảo tưởng, và có được một cuộc sống ở thế giới bên kia trên Thiên đàng, Nát bàn tay cùng với người thân đã khuất. Như vậy ta có thể coi đối tượng chung nhất của tôn giáo, tây cũng như đông, là thếê giới siêu nhiên vô hình được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo giữa con người và thế giới đó nhằm giải lý những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia trong nhũng hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau, của tùng cộng đồng tôn giáo hay xã hội khác nhau.
6. Con người muốn tìm thấy ở tôn giáo cái gì mà khoa học công nghệ không thể cho họ được, thậm chí lại còn "có thể tạo nên địa ngục cũng như thiên đàng".
Đúng là khoa học cộng nghệ giúp con người hiểu biết thế giới tự nhiên hữu hình cũng như tấn công vào thế giới vô hình, tạo cho con người những điều kiện vặt chất để dời sống được nâng cao, nhưng khoa học công nghệ cũng bất lực không giúp con người cách ứng xử và cách sống trong xã hội, thậm chí nếu bị lợi dụng, còn là chỗ dựa cho những thế lực chính tri dùng hạt nhân, vũ khí hoá học răn đe huỷ diệt cái mà con người sáng tạo ra. Khoa học công nghệ cũng lại còn bất lực trước những điều thiết thân với cuộc sống như, nguyên nhân sự sinh, tử, sự tồn tại và số phận của bản thân con người nói chung, một cộng đồng người hay từng người riêng rẽ, và muôn vật. Bằng phương pháp trực giác, chức năng tạo cho con người những ảo tưởng gửi gắm mình vào thế giới huyền bí thông qua bản thân cuộc sống, phải chăng là tôn giáo đang cố gắng lấp vào cái chỗ trống mà khoa học chưa hay không làm được. Vấn đề đặt ra là ở chỗ cố gắng đó thành công hay thết bại. Song điều dễ thấy là khoa học ngày một phát triển, như trước đây ta tưởng, thì cái "thế giới siêu nhiên vô hình" mà ta chưa biết sẽ thu hẹp lại. Khoa học ngày nay phát triển như vũ bão, vén được tấm màn che phủ khá nhiều điều xưa được gán cho thế giới siêu nhiên vô hình, thì ngày nay người ta lại thấy khoa học tự nó lại chỉ cho con người nhiều điều chưa hiểu biết mới, trong một khía cạnh nào đó dường như góp Phần tạo nên một cảm giác bất lực của con người. C. Mác, Ph. Ăngghen, những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác, A. Einstein, một nhà khoa học, J. Nehru, một nhà văn hoá đều cảm nhận như các cụ ta xưa thường nôm na "Càng học thì càng thấy ngu”, "Biển học vô bờ". Có thể nhắc lại ý kiến của H.Spencer khi ông cho rằng các tôn giáo đối lập nhau về giáo lý, nhưng đều thống nhất ở chỗ thế giới bao quanh với nhiều bí ẩn mà con người chưa thể giải thích ngoài mềm tin vào tôn giáo. Đối tượng của tôn giáo vẫn còn đó và có thể còn mãi mãi. Vì vậy con người vẫn còn cần một nhu cầu tôn giáo. Đó là một sự thật và là một sự thật khó chối cãi. Đúng như R.Garaudy đã chỉ ra, con người hơn con vạt ở chỗ biết chọn người dừng loại. Con người có quyền và có khả năng mong muốn nhận thức được cái vượt ra ngoài cuộc sống bản năng, ngắn ngủi ở trần gian.
C.Mác, Ph. Engghen và cả Lênin đã phê phán L.Feuerbach chủ trương về một con người trừu tượng và một tôn giáo trừu tượng, đã phê phán thứ vô thần cực đoan của các nhà triết học thế kỷ ánh sáng cũng là một thứ hữu thần. Nên nhà thần học nổi tiếng dương thời, nhà lí luận gia thần học sáng giá T.de Chardin đã viết "Điều cốt yếu hàng đầu của chủ nghĩa Mác chưa phải là chủ nghĩa vô thần, mà là chủ nghĩa nhân đạo, là niềm tin vào con người". Nhà thần học Đức J.B.Metz cũng đã.nhận xét là chủ nghĩa Mác là "chủ nghĩa nhân đạo hậu vô thần" sinh ra không phải đấu tranh với ý niệm Đức Chúa Trời, mà để chống lại "Nhà nước đó" và để cố gắng thay đổi "xã hội đó”.
Vậy ta thấy có những tôn giáo cụ thể sản sinh ra ở một cộng đồng xã hội cụ thể. Ở phương Tây, tuy có nhiều tác giả không nói ra, nhưng rõ ràng họ cũng lại gầm viết ra ý kiến đặc sắc của C. Mác và Ph.Engghen khi hai ông đã chỉ ra xã hội ấy, Nhà nước ấy, Con người ấy đã sản sinh ra tôn giáo ấy. Tôn giáo vừa là phản ánh, lại vừa là phản kháng thế giới dương thời. Tôn giáo mang tính xã hội. Đó là vì hai ông nhìn nhận tôn giáo với tính lịch sử nhất đinh và biện chứng. Hai ông cũng lại phân biệt khá rõ có sự khác nhau giữa CNDV và chủ nghĩa vô thần, vì có tôn giáo không bàn gì về thần thánh như đạo Phật, đạo Nho, nhưng vẫn không phải là duy vật. Và trong một thế giới phiếm thần, thật khó nói có một người vô thần nếu được hiểu đúng theo nghĩa phương Tây.
Vả lại hiểu chủ nghĩa vô thần tư sản, cực đoan và máy móc, mà lại gán cho chủ nghĩa Mác, là vô tình rơi vào luận điểm của những người đương muốn chống lại chủ nghĩa Mác, thường rêu rao tôn giáo không thể đi với CNXH, cho rằng Đảng và Nhà nước XHCN chỉ coi việc chấp nhận tôn giáo như một thủ đoạn, do đó mà khống chế quần chúng tín đồ. Họ quên lãng không ai khác chính là F.Enggen đã chế nhạo các học giả của giai cấp tư sản Pháp và Đức sau khi đã “cố gắng hết mình để vĩnh viễn tiêu diệt tôn giáo", rồi lại phải kêu gọi người ta phải bảo tồn tôn giáo cho nhân dân và chỉ có tôn giáo mới có vãn được xã hội ra khỏi nạn phá sản hoàn toàn và giai cáp Anh mới trả thù họ và gào lên: "Đồ ngu! Tôi đã bảo các anh cách đây hai thế kỷ rồi". Như vậy, rõ ràng là chủ nghĩa Mác không chấp nhận một thứ vô thần cực đoan phi biện chứng và lịch cử.
Thực ra, như S.Amin viết, chủ nghĩa vô thần theo kiểu đó phải được hiểu như một thứ duy vật máy móc, thậm chí là thô bạo nhiều khi tưởng chừng như đối lập với duy tâm, nhưng thực ra lại là đưa bé sinh đôi với nó và ông coi hai thứ duy vật và duy tâm đó như hai mặt của một chiếc mề đay. Thứ vô thần này thực ra lại luôn mang tính tôn giáo và ông nhận xét hai ý thức đó lại dễ cặp đôi với nhau như tình hình Hoa Ký hiện nay ở đó CNDV thô bạo chi phối chuẩn mực xã hội (và sự giải thích "khoa học" của nó), trong khi đó, thì CNDT tôn giáo lại tồn tại một cách nguyên vẹn trong những linh hồn. Khoa học xã hội tư sản không vượt xa được cái CNDV máy móc đó, vì lẽ điều kiện của sự sản sinh ra tha hoá đã cho phép nuôi dưỡng sự khai thác đặc thù lao động bởi tư bản.
7/ Vậy tôn giáo bao hàm những hình thức tôn giáo nào?
Hiện nay, ở nước ta và một số nước dường như chỉ coi các hình thức tôn giáo sản sinh ra từ xã hội có giai cấp hay đúng nữa là phải có tổ chức, giáo lý, giáo luật... mới được coi là tôn giáo. Còn đến ngay như một hình thức tôn giáo như dạo thờ cúng tổ tiên, mà những tác giả quyền uy như E.Durkheim, L.Cadière, S.A.Tocarev... cũng như những nhà học giả về tôn giáo hiện nay nổi tiếng như J.Delumeau, M.Granet, L.Vandermeersch, Anne Chang... phải chấp nhận như một tôn giáo, mà đức tin của đạo đó bao trùm lên hầu hết nếu không nói là tất cả con Rồng, cháu Lạc, tác động có tính chi phối sự tồn tại của các tôn giáo ngoại sinh hay nội sinh, thì chỉ được xem như một tín ngưỡng, thậm chí tín ngưỡng dân gian. Một sự thật là ngoài đạo Cao Đài, đạo hoà bảo, hai hình thức tôn giáo mới ra đời gần đây, thì các đạo được coi là tôn giáo đều là ngoại nhập: đạo Công giáo (hay gọi nhầm là Thiên Chúa giáo), đạo Tin Lành, đạo Phật... (xin lưu ý đạo Bahaie, một tôn giáo mới được thừa nhận với hàng chục triệu tín đồ, đạo Khrisna... cũng đã có mặt ở nước ta trước ngày giải phóng trong vùng chưa giải phóng).
Nếu ta thống nhất đinh nghĩa mà chúng tôi đã nhắc lại ở trên (tất nhiên không được các nhà học giả theo trường phái lỗi thời nếu không nói là phản động chỉ coi tôn giáo độc thần là tôn giáo hay chỉ coi tôn giáo mình theo là một tôn giáo), thì phải thấy tôn giáo bao hàm tất cả các hình thức tôn giáo bắt nguồn từ xã hội chưa có giai cấp, cũng như ra đời sau này trong xã hội có giai cắp. Tuy phân loại ra bằng nhiều cách, rõ ràng C.Mác và Ph.Engghen cũng chỉ dùng một thuật ngữ tôn giáo. Ta có thể trích một trong nhiều lần phát biểu của hai vi để làm thí dụ: "Tôn giáo sinh ra trong thời đại hết sức nguyên thuỷ... Do đó những khái niệm tôn giáo ban đầu ấy, thường là chung cho một tập đoàn cư dân cùng dòng máu, thì sau lại phân chia ra, phát triển lên một cách riêng biệt ở mỗi dân tộc ... Những vị thần được tạo ra ở từng cu dân là những vị thần dân tộc, lĩnh vực chi phối của các vị đó không vượt ra khỏi ranh giới dân tộc mà các vị đó bảo vệ... "
Tuy nhiên nếu chấp nhận một thực tế là không ít các hình thức tôn giáo bắt nguồn từ hàng chục ngàn năm vẫn tồn tại cho đến hiện nay như thờ cúng thần bộ lạc, tổ tiên huyết thống, saman giáo, thậm chí tô-tem giáo, với một nội dung đã thay đổi vì tính xã hội, tính văn hoá của nó, thì ta chỉ có thể phân loại các hình thức tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay: loại bắt nguồn từ xã hội nguyên thuỷ, loại bắt nguồn từ xã hội có giai cấp, cả hai đều phải thay đổi để thích nghi nếu không thì đã lỗi thời, đã mất đi. Ph.Engghen trước đấy cũng đã nêu rất rõ những tôn giáo được tạo nên bởi những người cùng cảm nhận một nhu cầu tôn giáo và điều đó có ý nghĩa là nhu cầu quần chúng. Trong cuốn Tư sát, E.Durkheim cho rằng con người cảm thấy trơ trọi và "Xét cho cùng, tôn giáo là hệ thống những biểu tượng nhờ đó xã hội có ý thức được về bản thân mình, đó là cách suy nghĩ riêng của các hữu thể tập. Tất nhiên cũng không hẳn chỉ có tôn giáo mới đáp ứng được yêu cầu đó, và ông không dùng khi cho tính xã hội, tính cộng đồng là do yếu tố tinh thần quyết định. Theo Ph.Engghen, khi mà Nhà nước và tôn giáo còn đồng nhất, thì tính cộng đồng quan trọng nhất của tôn giáo là dân tộc. Ông viết " Các thần được tạo ra như thế ở từng dân tộc riêng biệt là thần dân tộc và quyền hành của những thần đó không vượt ra ngoài ranh giới của khu vực dân tộc mà thần che chở và ngoài ranh giới đó là các thần khác thống lĩnh. Tất cả những thần đó chỉ sống trong biểu tượng con người khi dân tộc tạo ra nó tồn tại và nó cũng sẽ mất đi cùng với sự diệt vong của dân tộc ấy". Nhiều nhà khoa học cũng đồng ý và trong một chừng mực nhất định, khi coi các tôn giáo có tính thế giới hay khu vực cũng chỉ là một ước lệ, vì một số trường hợp không nhỏ biểu hiện của tôn giáo này ở từng quốc gia dân tộc, từng tộc người mang một sắc thái riêng, thậm chí nó tạo thành những giáo phái, giáo hội khác nhau. Ông cho rằng có những giáo phái như giáo phái Monnophidit của giáo hội Armeni có thể coi như tôn giáo dân tộc, cũng như giáo phái Echdachi ở người Bungari, giáo phái lslam Vachabit của người Arập Xêuđich. Còn ở những nước theo đạo Hồi, đạo Phật đạo Khổng, Đạo giáo... cũng có thể có những trường hợp tương tự, ở đấy, những nét riêng biệt thể hiện trong cư dân các nước khác nhau có cùng một tôn giáo được coi như một đặc trưng nhằm khẳng đinh tính cách dân tộc. Vậy nên S.A.Tokarev nhận định khá đúng là không một tôn giáo thế giới nào mà sự truyền bá của nó lại không lệ thuộc vào ranh giới một dân tộc".
Vậy nên, ta thấy rằng tôn giáo biểu hiện rất khác nhau, trước đây cũng như hiện nay, theo hướng độc thần hay phiếm thần. Nhận thức tôn giáo cũng thay đổi. Trong một cư dân theo một bay nhiều tôn giáo, tính dân tộc cần được coi trọng, bởi lẽ con người sống trên mảnh đất mình đã sinh ra, cho dù theo tôn giáo nào cũng phải hướng về dân tộc. Nên khẩu hiệu "Đẹp đời, tốt đạo", "Sống Phúc âm trong lòng dân tộc" hay "Đạo pháp, dân tộc, xã hội chủ nghĩa" là thích hợp.
Hướng người dân vào cái Thiện (vì tôn giáo nào chẳng hướng thiện), tránh cái Tà, chính là hường họ vào những điều đạo đức tôn giáo phù hợp với đạo đức của chế độ ta đang xây dựng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh