Tôn giáo và tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ
Cựu tổng thống Mỹ, người nhận giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách mới nhan đề Our Endangered Values (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush.Trong một loạt bài trả lời phỏng vấn để giới thiệu cuốn sách, ông cho rằng sự cố chấp tôn gìáo phải chịu trách nhiệm về chính sách tấn công phủ đầu của ông Bush chống lại các nước bị coi là kẻ thù tiềm ẩn kiểu Irắc, thái độ lơ là đối với vấn đề môi trường, việc đặt lợi ích người giàu lên trên lợi ích người nghèo, và cả sự tra tấn tù nhân. Ông Carter viết: "Họ (những người trong chính quyền Bush) nghĩ rằng họ tuyệt đối đúng. Đó là một trong những đặc điểm của sự cố chấp tôn giáo - “Tôi nghĩ tôi đúng vì tôi gần Chúa trời, do đó bất kỳ ai trái ý tôi đều sai và thấp kém hơn”.
Tôn giáo là vấn đề phức tạp, và điều đó đặc biệt đúng ở Hoa Kỳ. Nếu bạn hỏi một người Mỹ, họ có tự do tôn giáo hay không, trong đa số trường hợp câu trả lời sẽ là "có”. Nhưng rất có thể, trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, bạn sẽ nhận được câu trả lời khác hoặc thậm chí là ngược lại. Và điều này phản ánh đúng tình hình đời sống tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Mặc dù hầu như mọi tôn giáo đều hiện diện tại Hoa Kỳ, đa số người Mỹ theo đạo Thiên Chúa và bất kỳ ai đến Hoa Kỳ đều nhận thấy rằng họ sùng đạo một cách khác thường. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, khoảng 50% dân Mỹ tin tưởng rằng tương lai của họ hoàn toàn có thể dự đoán được căn cứ theo Kinh Thánh. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia phát triển nào trên thế giới. Các trường Đại học Mỹ có thể có một vài nhà thờ và nhiều tổ chức Thiên Chúa giáo. Những người truyền đạo hoạt động rất ráo riết. Họ đến ký túc xá, gặp gỡ, trò chuyện và khuyến khích sinh viên nhập hoặc cải đạo. Noam Chomski nói trong Secrets, Lies and Democracy (Bí mật, Lừa Dối và Dân Chủ): "Đó là một xã hội cố chấp. Về mức độ cuồng tín tôn giáo, Hoa Kỳ giống hệt nhau. Chẳng hạn, tôi tin rằng khoảng 75% dân Mỹ tin vào sự tồn tại của quỷ sứ theo nghĩa đen". Xin lưu ý rằng Noam Chomski, giáo sư MIT, là một trong những trí thức nổi tiếng nhất thế giới, người mà Chicgo Ttribune xếp thứ 8 trong những bộ óc lớn nhất của nhân loại mọi thời đại, ngay sau Piato và Sigmund Freud.
Tuy nhiên, như trên đã nói, không phải người Mỹ nào cũng theo đạo Thiên Chúa. Những người này cảm thấy quyền tự do tôn giáo, hiểu theo nghĩa có quyền tin hoặc không tin, cũng như quyền lựa chọn tôn giáo của mình, ít nhiều bị hạn chế. Chẳng hạn, bất chấp người dân có theo Thiên Chúa giáo hay không, họ phải dùng đồng dollar có dòng chữ "In God We Trust" (Chúng ta tin tưởng vào Chúa). Bất kể công dân Mỹ theo tôn giáo nào, hay thậm chí vô thần, họ phải chấp nhận rằng rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội của họ bắt đầu bằng việc cầu Kinh Thiên Chúa giáo. Cũng vậy, trong lễ nhậm chức, tổng thống Mỹ nhậm chức đặt tay lên một cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ. Thử hỏi những người Mỹ theo đạo Thiên Chúa, nếu trên đồng dol1ar in dòng chữ Đức Phật Thích Ca hay nếu các kỳ họp Quốc Hội bắt đầu bằng đọc kinh Qur’an, họ có cảm thấy tự do tôn giáo hay không?
Thực ra, Hiên Pháp Hoa Kỳ đã có quy định về việc tách biệt giữa Nhà thờ và Nhà nước trong Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất (The First Amendment to the Constitution), trong đó nghiêm cấm việc thiết lập một tôn giáo nhà nước chính thức cũng như việc trợ giúp của chính phủ cho các nhóm tôn giáo. Điều bổ sung này cũng nghiêm cấm chính quyền bang hoặc liên bang can thiệp vào các tổ chức tôn giáo và việc hành đạo. Nhưng trên thực tế, sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước thường xuyên bị vi phạm. Điều này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực tinh thần như vừa kể trên, mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế, như việc tiền quyên góp cho các tổ chức tôn giáo lại được khấu trừ vào thuế thu nhập, hay như những bất công liên quan đến tôn giáo trong trợ cấp tài chính cho sinh viên.
Hậu quả của sự sừng đạo bất thường ở Hoa Kỳ có thể thấy rõ trong nhiều mặt của đời sống người dân Mỹ. Năm 2003, nhiều báo chí Mỹ, trong đó có những tờ lớn nhất như The New York Times nghiên cứu tình hình dạy môn sinh vật ở trường phổ thông Hoa Kỳ và cho thấy quá nửa học sinh Mỹ không được dạy thuyết tiến hoá của Darwin. Về nguyên tắc, các trường công có thể dạy thuyết tiến hoá, nhưng nhiều giáo viên không dám đưa vào chương trình vì sợ bị trù dập, hoặc bị các phụ huynh học sinh tẩy chay. Hiện nay một số địa phương ở Mỹ đang vận động thể chế hoá việc cấm dạy thuyết tiến hoá trong nhà trường. Theo Noam Chomski, trong một cuộc thăm dò, chỉ có dưới 10% người Mỹ tin vào thuyết tiến hóa, khoảng 50% tin vào thuyết của nhà thờ, và đa số những người còn lại tin rằng thế giới này mới chỉ được tạo ra cách đây vài ngàn năm. Tôn giáo cũng gây ra những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội liên quan đến nhiều vấn đề rất quan trọng, như quyền nạo phá thai, hôn nhân đồng giới, nghiên cứu khoa học trên tế bào mầm...
Từ sau sự kiện ngày 11/9, những người chịu nhiều thiệt thòi và kỳ thị nhất là các tín đồ đạo Hồi. Trong con mắt của nhiều người Mỹ, đạo Hồi bị đồng nhất với khủng bố. Tôi có một chị bạn người Jordan sang Mỹ học về văn học và quan hệ công chúng. Chị kể, khi biết chị là người Trung Đông và theo đạo Hồi, lập tức các sinh viên tỏ thái độ lạnh nhạt và cố tình cho chị "ra rìa” trong các buổi thảo luận trên lớp. Tình hình trầm trọng đến nỗi nhiều người theo đạo Hồi ở Hoa kỳ phải kêu gọi thành lập các tổ chức nhằm thay đổi hình ảnh của đạo Hồi trong công chúng Mỹ.
Tại sao người Mỹ lại sùng đạo khác thường như vậy? Đó là một câu hỏi rất đáng nghiên cứu. Noam Chomski, trong cuốn sách đã dẫn, dẫn lời giải thích của Waiter Dean Bumham. Theo tác giả này, do quá trình phi chính trị hoá, người dân Mỹ không còn có điều kiện tham gia một cách có ý nghĩa vào đời sống chính trị, vì thế họ phải tìm đến tôn giáo như một hiệu ứng tâm lý. "Điều đó không phải không có cơ sở - Chomski viết. Khi đó người dân sẽ phải tìm cách nào đó để thể hiện mình, để liên hệ với người khác, để tham gia vào một việc gì đó. Họ phải tìm cách này hay cách khác để thực hiện điều đó. Nếu họ không có cơ hội tham gia vào công đoàn hoặc các tổ chức chính thực sự có hoạt động, họ phải tìm cách khác Sự cố chấp tôn giáo là một ví dụ kinh điển”(tr. 55).
Được đề nghị bình luận phát biểu của tổng thống Clinton: "Chúng ta không thể canh tân đất nước nếu không có thêm nhiều người - tôi muốn nói tất cả chúng ta - tự nguyện đến nhà thờ”, Chomski nói: "Nếu người dân dốc lòng vào hoạt động bên ngoài đời sống công cộng, giới cầm quyền chúng ta sẽ có thể muốn làm gì tuỳ thích".
Richard Rorty, triết gia Mỹ nổi tiếng thế giới, trong một cuộc tranh luận với triết gia Đức Jurgen Habermas, lại nhìn vấn đề theo góc độ khác. Ông nói : "Nếu chủ nghĩa phát xít đến Hoa Kỳ, nó sẽ liên kết với sự cố chấp tôn giáo. Tôi thú nhận rằng nếu phải đánh cược nước nào tới đây sẽ bị phát xít hóa, chắc tôi chọn Hoa Kỳ. Đó là vì người Mỹ đang khốn đốn với sự toàn cầu hoá thị trường lan rộng, trong khi họ chưa thiết lập được chế độ phúc lợi xã hội. Do vậy, chúng tôi dễ bị chính sách mỵ dân cánh hữu tấn công hơn đa số các nước Châu Âu. Nhưng nếu có ai hỏi đâu là câu trả lời của trí thức đối với điểm yếu này, tôi vẫn đánh cược vào cái tôn giáo lãng mạn của tinh thần dân tộc - thứ tôn giáo mà Whitman, Franklin Delano Roosevelt, và Martin Luther King Jr là những nhà tiên tri".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập