Nhìn nhận về sự tác động của toàn cầu hóa tới đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay

05:56 CH @ Thứ Sáu - 10 Tháng Mười Một, 2006

Nghiên cứu về tácđộng của toàn cầu hóa đến đời sống xãhội, bài viết tập trung làmrõ tácđộng của quá trình toàncầu hoáđối với đời sống xã hội nói chung và đời sống tôn giáo nói riêng, chỉ ra nhữngxu thế chủ yếucủa đời sống tôn giáo hiện nay.Đó là cácxu thế thếtục hoá tôn giáo, hiện đại hoá tôn giáo,đa dạng hoá tôn giáo, sự xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới, đồng thời chỉrõ cơ sở của sự hình thành các tôngiáo mới và nhữngđặc trưng điển hình của hiện tượng tôngiáo mới. Từđó khẳng định việc cần thiết phải nghiên cứu về mặt lýluận cũng như thực tiễn vấnđề tôngiáo hiện nay để góp phần hoàn thiện chính sách ứng xử và quản lý tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Khái niệm toàn cầu hoá tuy được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống xã hội, song sự thống nhất về nội hàm của nó lại là vấn đề khó xác định. Về mặt nội dung, đa phần đều thống nhất đó là sự mở rộng không gian xã hội ra khắp hành tinh. Nếu hiểu như vậy, thì toàn cầu hoá được bắt đầu từ thế kỷ XV, sau khi ChristopheColomb tìm ra ChâuMỹ, các nước phát triển ChâuÂu tiến hành ồ ạt chinh phục phần còn lại thế giới. Tiếp đó, từ giữa thế kỷ XIX trởđi, các quốc gia Châu Âu lại chinh phục hàng loạt các nước Châu Á và biến những vùng đất đai rộng lớn, giàu tài nguyên này thành thuộc địa, thành thị trường của mình.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, việc chủ nghĩa thực dân từng bước sụp đổ, hàng loạt các nước thuộc Châu Á, Phi, Mỹ Latinh giành được quyền độc lập dân tộc, chính trị, tham gia vào đời sống chính trị quốc tế, hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và hệ thống các nước TBCN đứng đầu là Mỹ và các nước Tây Âu là biểu hiện của giai đoạn toàn cầu hoá lần thứ ba.

Khác hẳn với những gì diễn ra trong lịch sử, xu hướng toàn cầu hoá hiện nay diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về bản chất, đó là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất, cụ thể là cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế thị trường. Với bản chất như vậy, toàn cầu hoá là hệ quả tất yếu của văn minh nhân loại.

Đứng trước xu thế tất yếu như vậy, mỗi quốc gia dù trình độ phát triển cao hay thấp đều phải hội nhập, tìm chỗ đứng cho mình trong dòng chảy tất yếu của lịch sử.

Đối vôi Việt Nam, do đặc điểm nằm trong khu vực giao lưu Đông - Tây, bên cạnh hai nền văn minh lớn Ấn Độ và TrungQuốc nên quá trình giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng quốc tế diễn ra sớm và có những đặc điểm riêng trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam phải chịu tác động không nhỏ của xu hướng toàn cầu hoá đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đời sông tôn giáo .Trong thực tế, sự vận động, biến đổi và phát triển của đời sống tôn giáo ở Việt Nam gắn chặt với sự vận động của tồn tại xã hội, gắn chặt với xu hướng toàn cầu hoá. Điều này được biểu hiện ở những xu thế cơ bản sau:

Thứ nhất,xu thế thế tục hoá

Có thể nói, thế tục hoá tôn giáo gắn chặt với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người đồng thời ngày nay đây là xu thế nổi trội chi phối đời sống tôn giáo thế giới cũng như ở Việt Nam. Về cơ bản nội dung của xu thế thế tục hoá được các nhà khoa học thống nhất ở những điểm cơ bản sau: Đó là những hành vi nhập thế của mọi tôn giáo bằng cách tham gia vào những hoạt động trần tục phi tôn giáo (xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế...), nhằm góp phần cứu người đồng loại, xu thế thế tục hoá cònbiểu hiện trongcuộc đấu tranh của một bộ phận tiếnbộ trong từng tôn giáomuốn xoábỏ những điểmlỗi thời trong giáolý, những khắt khe trong giáoluật, muốn tiến tới sựđoàn kết giữa các tínđồ tôn giáo và không tôn giáo,xu thế thế tục hoá cònbiểu hiện phổ biến ở các nước công nghiệp, nhất làbộ phậncư dân thành thị và tầng lớp thanh niên, vai trò của tôn giáobị giảm sút. Sự quyết định đời sống bản thânchủ yếu dựa vào đời sốngbản thân,không, hay ít phụthuộc vào đấng siêu linh,xu thế thếtục hoácòn biểu hiện ở chỗcon người đường nhưra khỏi tôn giáo nhất đinh, nhường lại một tâm thức tôn giáo bàng bạc hay cái tôn giáo.

Thật vậy, nếu hiểu nội dung đề cập ở trên là nội hàm của thế tục hoá, thì trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, xu thế thế tục hoá hay nhập thế đã diễn ra từ lâu song chỉ thấy bộc lộ rõ ràng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử đặc thù, cộng với đang trong tình trạng chuyển đổi của nền kinh tế - xã hội, nên xu thế thế tục hoá tôn giáo của Việt Nam cũng khác với các nước khác, đặc biệt so với các nước phương Tây.

Nếu như xu thế thế tục hoá ở phương Tây, người dân ngày càng ít đi lễ ở nhà thờ, dù rằng vẫn tin là có Chúa, có Đấng tối cao, vẫn nhận mình là tín đồ tôn giáo nào đó, thì ngược lại ở Việt Nam số tín đồ tham gia sinh hoạt tôn giáo ở các nơi thờ tự ngày càng tăng, nếu ở phương Tây có xu hướng dường như ra khỏi tôn giáo nhất định, nhưng trở lại tâm thức tôn giáo bàng bạc, hay "cái tôn giáo", thì các tín đồ tôn giáo Việt Nam nói chung lại gắn bó với tôn giáo cụ thể nhiều hơn và cũng khó đến với "cái tôn giáo". Nếu như người phương Tây chú ý nhiều đến lý luận tôn giáo, phân tích những quan điểm lạc hậu, bảo thủ của giáo lý tôn giáo nhằm yêu cầu khắc phục, hoặc có xu hướng đi vào suy tư thần học mới bằng những chiêm nghiệm cá nhân, thì ở Việt Nam lại đơn giản hoá những vấn đề lýluận, trọng thực hành nhiều hơn, thường vận dụng linh hoạt những giáo điều trong giáolý vào đời sốngthực tiễn hàng ngày. Mặt khác, xu thế thế tục hoá trong các tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện ở các tôn giáo bên cạnh thực hiện việc đạo, họ còn thực hiện việc đời, đó là tham gia hoạt động xã hội: chính trị, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo ở tất cả các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo...

Thứ hai, hiện đại hoá tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩaMac, tôn giáo là sự phản ánh của tồn tại xã hội.Thế giới tôn giáo chỉ là phản ánh của thế giới hiện thực. Khi cơ sở kinh tế của xã hội bị thay đổi, thì sớm hay muộn, tôn giáo cũng thay đổi theo.Đối với mỗi tôn giáo, "cùng một tôn giáo nhưng thích ứng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau về kinh tế của dân tộc tin theo nó, tôn giáo thay đổi bản chất nội dung của mình".

Hiện đại hoá là một quá trình lịch sử khởi nguồn từ Châu Âu,được bắt đầu với cuộc cách mạng công nghiệp, sau đó lan rộng ra các khu vực khác và trở thành trào lưu chung của thế giới. Để thích ứng với quá trình hiện đại hoá,các tôn giáo đã có sự thay đổi. Đầu tiên phải kể tới là sự xuất hiện của đạo Tin Lành. Với sự canh tân về giáo lý, về nghi lễ, về tổ chức, sự mềm dẻo hơn trong luật lệ, sự tồn tại và phát triển nhanh chóng của đạo Tin Lành đã chứng tỏ nó là một tôn giáo thích hợp với sự phát triển của CNTB hiện đại. Và trong dòng chảy đó, các tôn giáo khác cũng có sự thay đổi để phù hợp.

Do đặc điểm và lịch sử phát triển của các tôn giáo không giống nhau, nên phương thức, nội dung và trình độ hiệnđại hoá không giống nhau, song nhìn chung đều có những nội dung cơ bản sau:

Hiện đại hoá những mối quan hệ bên trong về nội dung giáo lý và việc giải thích giáo lý, về các quy định của giáo luật, về hình thức lễ nghi và việc thực hành nghi lễ, về cơ cấu tổ chức và sinh hoạt của Giáo hội,

Hiện đại hoá những mối quan hệ bên ngoài về học thuyết xã hội và quan hệ, thái độ của tôn giáo với các vấn đề xã hội, về quan hệ với các tôn giáo khác và những người không tôn giáo...

Hiện đại hoá các phương tiện phục vụ cho việc truyền đạo và quản đạo...ở Việt Nam, trước quá trình hiện đại hoá của các tôn giáo trên thế giới và sự tác động của nó, đồng thời trước những biến đổi của đời sống kinh tế, xã hội trong nước, các tôn giáo đều có những phản ứng khác nhau: từng bước hiện đại hoá với những mức độ khác nhau để phù hợp với thời đại. Hiện đại hoá tôn giáo ở Việt Nam không chỉ có sự khác nhau về nội dung, phương thức và trình độ hiện đại hoá, mà còn có sự khác nhau giữa các miền, các khu vực, các địa phương, thậm chí giữa các bộ phận tín đồ, dù cùng là một tôn giáo. ở mỗi tôn giáo, quá trình hiện đại hoá diễn ra có thể sớm, muộn khác nhau, song tập trung và dễ thấy nhất trong khoảng hơn chục năm gần đây, khi đất nước chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.

Điều dễ nhận thấy trong sự thay đổi của các tôn giáo theo hướng hiện đại hoá, trong thời kỳ kinh tế thị trường là việc các tôn giáo áp dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại, kể cả một số lý thuyết khoa học và một số phương tiện khoa học phục vụ cho công tác truyền đạo. Một số chức sắc tôn giáo đã lợi dụng các lý thuyết khoa học mới để chứng minh cho lý luận tôn giáo của mình, hoặc tìm cách lý giải mới các quan điểm tôn giáo cho phù hợp với khoa học hiện đại. Nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại như đèn điện cácloại. loa truyền thanh, tăng âm, ti i,video, máy chiếu phim, vi tính...được sử dụng để phát huy tất hơn hiệu quả của việc truyền đạo và quản đạo.

Như vậy, có thể nói vấn đề hiện đại hoá tôn giáo là phản ứng của tôn giáo trước sự thay đổi của thời đại. Không phải đến giai đoạn hiện nay quá trình hiện đại hoá tôn giáo mới diễn ra, mà trước đó, mỗi tôn giáo đã xuất hiện những thay đổi để thích ứng với những thay đổi của thời đại, dù có thể sớm hoặc muộn khác nhau. Sự tác động của kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá chỉ làm cho quá trình hiện đại hoá ở mỗi tôn giáo diễn ra nhanh hơn. Đặc biệt, các phương tiện kỹ thuật hiện đại được các tôn giáo lợi đụng để phát huy hiệu quả trong việc truyền đạo và quản đạo, đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của quá trình hiện đại hoá tôn giáo ở nước ta.

Thứba, xu thế đa dạng hoá tôn giáo

Có thể nói, xu thế đa dạng hoá tôn giáo là hậu quả tất yếu của toàn cầu hoá. Bởi vì toàn cầu hoá là quá trình mở rộng dần không gian lãnh thổ, nên con người không chỉ tiếp cận với một/ các tôn giáo của dân tộc mình, mà còn biết tới tôn giáo khác, thậm chí không phải tiếp thu một cách thụ động, mà còn chủ động tiếp thu với tính chất phê phán. Hậu quả tất yếu của đa dạng hoá tôn giáo là, nếu như tôn giáo truyền thống nào không đáp ứng được nhu cầu quần chúng (do hạn chế về giáo lý, nghi lễ...) thì sẽ bị thay thế bởi một tôn giáo nào đó phù hợp hơn. Trong giai đoạn này, hiện tượng tín đồ khô đạo, nhạt đạo nảy sinh, trường hợp trong một con người song hành nhiều tôn giáo. Lịch sử đã từng chứng kiến sự tách ra của đạo Tin Lành từ Công giáo ở thế kỷ XVI, rồi Tin Lành lại phân rẽ ra nhiều giáo phái, từ từng giáo phái lại tách ra thành các nhánh nhỏ và nhiều khi nó xa lạ với giáo phái ban đầu. Xu thế này lý giải vì sao ở ChâuÂu hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo khác đi theo Phật giáo khá nhiều. Đó là sự biểu hiện đa dạng hoá tôn giáo.

Đối với Việt Nam, do đặc điểm về mặt địalý, nên đặc điểm về tôn giáo không giống như các nước châu âu, tính đa thần hay phiến thần dường như phổ biến. Thực tế cho thấy, trong đời sống tôn giáo nổi lên tục thờ thần đá, thần cây, thần sông, nước, các nhiên thần và cá nhân thần. Hiện tượng nhân cách hoá các nhiên thần không chỉ thấy ở những tên các vị thần được phong: Cao Sơn, Tản Viên, Cao Lỗ, Phù Đổng, Thạch Quang, mà còn thấy ở các hòn đá là những đối tượng thờ cúng phổ biến ở các nơi thờ các vị thành hoàng hiện nay... Các vị thần có nguồn gốc sông nước như: Long Đỗ, LinhLang, Hoàng Lệ Mật, Trương Hống, Trương Hát... Các vị thần cây trú ngụ ở cây đa, cây gạo...quen thuộc ở khu vực đồng bằng Bắc bộ...

Sự ra đời của nền sản xuất nông nghiệp kéo theo sự ra đời của các cộng đồng chính trị - xã hội (lãnh thô): làng, xã bản, mường, đất nước..., bên cạnh các cộng đồng huyết thống (các dòng họ). Dưới góc độ tôn giáo, các tôn giáo tương ứng với quốc gia - dân tộc như: đã nảy sinh đạo Tổ tiên theo nghĩa rộng tôn thờ các vị thần có công với cộng đồng từ gia đình, dòng họ, làng bản, đất nước... với các lễ thức nông nghiệp theo chu ký của sản xuất. Phương thức canh tác nông nghiệp như vậy cũng xuất hiện ý niệm về trời, đất. Ông trời đến với họ vừa cao xa, vừa gần gũi, trời có thể thưởng, phạt và luôn là đối tượng bảo hộ khi con người gặp hoạn nạn, khó khăn.

Bên cạnh các hình thức đa dạng trong đời sống tôn giáo kể trên, ở các tộc người trong cộng đồng quốc gia dân tộc tồn tại nhiều hình thức tôn giáo sơ khai: tô tem, ma thuật, phù thuỷ... tạo nên đời sống tôn giáo của người Việt vô cùng đa dạng và phong phú.

Sự đa dạng và phong phú trong đời sống tôn giáo của người Việt còn kể tới sự du nhập của các tôn giáo lớn: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo... Có thể nói, ba tôn giáo này truyền vào Việt Nam rất sớm, song vẫn tồn tại hoà bình bên cạnh nhau suốt hơn 2000 năm lịch sử đã trở thành một trong những yếu tố cốt yếu của nền văn hoá, đó là hiện tượng tam giáo đồng nguyên. Chính sự xâm nhập, đan xen vào nhau tạo ra nét văn hoá của mỗi con người. Trong con người Việt Nam vừa có cái duy lý của Nho giáo, vừa có cái tâm linh của Phật giáo, vừa có cái siêu thoát của Lão giáo. Cũng chính sự kết hợp, bổ Bung của ba tôn giáo đã làm phong phú thêm những lễ nghi, giáo lý, nghi thức thờ cúng trong hành vi của mỗi tôn giáo, tồn tại trong làng xóm hay trong cộng đồng. Đó cũng là di sản văn hoá để tiếp xúc với văn minh phương Tây, cũng như du nhập tôn giáo độc thần như Kitô giáo. Khi đã du nhập đến lượt mình Kitô giáo cũng phải biến đổi ít nhiều để phù hợp với sự đa dạng của các hình thức tôn giáo Việt Nam bằng nội dung hội nhập văn hoá của Công đồng Vatican II (1962 - 1965).

Sự đa dạng tôn giáo lại được biểu hiện rõ ràng nhất trong đời sống thực hành tôn giáo. Một tín đồ của một tôn giáo có thể tham gia nhiều hành vi sinh hoạt tôn giáo khác nhau. Những người theo tôn giáo được coi là độc thần: Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo... cũng không ít người còn tham gia và sinh hoạt tôn giáo khác ở chùa, đền, các lễ hội tôn giáo. Họ tin tưởng rằng, ngoài Chúa của họ thì các lực lượng siêu nhiên khác cũng sẽ mang lại cho họ những điều tốt lành. Sự đan xen, lồng ghép tôn giáo, trong giáo lý, trong tâm thức và thực hành tôn giáo xuất phát từ nhận thức giản đơn của cư dân nông nghiệp "có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Như vậy có thể thấy, xu hướng đa dạng tôn giáo hiện nay ở nước ta là xu thế có tính nổi trội. Bởi vì, một mặt do không gian xã hội được mở rộng, sự tiếp xúc văn hoá trong đó có tôn giáo ngày càng gia tăng, mặt khác, sự đa dạng tôn giáo có ngay ở trong yếu tố lịch sử văn hoá của dân tộc, đó là tính khoan dung trong văn hoá, đó là sự xuất phát của cư dân nông nghiệp, đó là sự đa dạng tộc người trong quốc gia đa dân tộc. Chính các đặc trưng này tạo xu thế đa dạng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới

Thông thường tôn giáo được ra đời trong các thời kỳ chuyển tiếp của xã hội, trong điều kiện khủng hoảng niềm tin. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới có những bước chuyển kỳ lạ, đó là bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp, đó là sụ sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, đó là sự phát triển và những thành tựu vô cùng vĩ đại của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đương đại. Những tác nhân đó không chỉ làm cho đời sống xã hội nhiều biến chuyển, mà còn tạo cho đời sống tôn giáo nhiều đổi khác. Có những điều trước đây là sự tin tưởng, sự ngưỡng mộ trong đời sống tôn giáo, đến hôm nay lại tồn tại đầy sự "lung lay" và "bất trắc", có niềm tin trước kia trở thành tín điều thì hiện nay con người lại đặt sự nghi ngờ. Tác nhân đó tất yếu dẫn đến sự suy giảm niềm tin, khô đạo, nhạt đạo và con người lạihành trình đi tìm tôn giáo cho riêng mình. Đây là những cơ sở cho sự ra đời khuynh hướng tôn giáo, mà người ta thường gọi là hiện tượng tôn giáo mới.

Nghiên cứu sự vận động và phát triển của hiện tượng tôn giáo mới, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra cơ sở của sự hình thành tôn giáo mới như sau:

Tôn giáo mới ra đời trên cơ sở của sự phân rẽ của tôn giáo chủ lưu, bằng cách "tôi tin tôn giáo của tôi", tức là hiểu giáo lý và Chúa theo cách riêng.

Tôn giáo mới ra đời xung quanh trục một tôn giáo có sẵn, nhào nặn, lắp ráp những yếu tố tôn giáo khác, thường được hiểu một cách truyền thống hoá.

Tôn giáo mới có thể dựng lên một nhu cẩu trần tục gắn vào đó những yếu tố tôn giáo tạo nên một phong trào.

Cũng có thể một tôn giáo mới ra đời rồi vin vào ngày tận thế, một yếu tố thấy ở nhiều tôn giáo khác nhau, ngày Thiên niên kỷ, ngày đổi đời, phủ nhận trần gian, đi vào "cổng trời", một thiên đàng mới lạ.

Với sự hình thành trên cơ sở như vậy, nên thường các tôn giáo có những biểu hiện như:

Được hình thành với hàng triệu, chục triệu tín đồ, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, thí dụ Phong trào New Age (Thời đại Mới) đang tỏa rộng trong các nước theo đạo Kitô, hay đạo Soka Gakkai ở Nhật Bản do Tunexabaro Makiguchi sáng lập, nay do Dikada lãnh đạo với trên 10 triệu tín đồ, khoác áo Phật, tài sản hàng triệu tỷ đô la Mỹ, có chi nhánh khắp thế giới, là lực lượng chính trị trong chính trường Nhật Bản, phái Moon do Sun Myung Moon ở Hàn Quốc, một thứ Tin Lành cực đoan triệt để với 8 triệu tín đồ, nhân chứng Jehovah, phái Ngũ tuần nói tiếng lạ...

Được hình thành với tổ chức lớn nhỏ, số lượng tín đồ khác nhau, tự mình muốn phủ nhận thế giới hiện hữu, chủ trương sống khép kín, trác táng, kỳ quặc như phái Jim Jones (Ngôi đền nhân dân) gây ra cuộc tự tử tập thể ở Guyana năm 1978, khiến 918 người chết, hiện tượng đạo David of David Khoresh với sụ tự sát hàng loạt năm 1993.

Tôn giáo mới được hình thành từ những hoạt động tưởng chừng không liên quan gì đến tôn giáo như: luyện tập thân thể, tu dưỡng bản thân (thiền Yoga, pháp luân công -TrungQuốc...) .

Có thể nói, nhìn "hiện tượng tôn giáo mới" này, mỗi người lý giải một cách khác nhau. Người cho rằng, đây là sự phản ứng tiêu cực đối với đời sống hiện đại trong nhiều trường hợp mang những màu sắc xung đột tôn giáo, gây ra sự bất ổn định chính trị, xã hội, phản văn hoá nhiều hơn. Có ý kiến khác thì cho rằng, đây là kết quả của thứ dân chủ trong đời sống tôn giáo, không bằng lòng với tổ chức tôn giáo độc quyền, cũng có ý kiến khác lại cho rằng đây là một sự suy thoái nghiêm trọng hay chí ít cũng là hiện tượng không bình thường trong đời sống tôn giáo. Tuy nhiên, cho dù đánh giá thế nào chăng nữa thì hiện tượng tôn giáo mới đang là một xu hướng khách quan, hiện hữu trong đời sống tôn giáo trong thời gian gần đây.

Đối với việt Nam, hiện tượng tôn giáo mới có những đặc trưng điển hình, một mặt xuất hiện muộn hơn nhiều so với thế giới, mặt khác, xuất hiện, tồn tại trong nền kinh tế chậm phát triển và mang nặng tính chất sản xuất nông nghiệp, nên hiện tượng tôn giáo mới chỉ là hiện tượng mang tính chất tôn giáo, nhưng lại lẻ tẻ và chưa thành một phong trào rõ rệt như ở một số nước khác. Hơn nữa, những nhóm có tính chất tôn giáo ở đây thường không chú ý tới việc thể chế hoá, mà lưu tâm đến tính cộng đồng, làm sao nhiều người biết đến, ủng hộ, thamgia. Bên cạnh đó, hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam, một mặt xuất hiện từ bên trong mang tính chất nội sinh, mặt khác được du nhập từ bên ngoài, chưa được "tiêu hoá" hết, nên mang tính lộn xộn mà được biểu hiện từ ngay những tên gọi, giáo lý, nghi lễ.

Theo số liệu khảo sát của một số đề tài nghiên cứu khoa học của Việt Nam, hiện nay ở nước ta có khoảng 50 hiện tượng tôn giáo mới, trong đó có 8 hiện tượng xâm nhập từ nước ngoài vào, còn lại 42 hiện tượng khác mới phát sinh từ trong nước: Thanh Hải vô thượng sư, Tam Tổ thánh hiền, ô mô tô giáo, đạo Bahai, Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Chân tu tâm kính, Đạo Chân Không, Vô Vi pháp...

Như vậy, sự xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới là hậu quả tất yếu của sự biến đổi xã hội: toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, phát triển khoa học-công nghệ. Điều đáng quan tâm hơn, hiện tượng tôn giáo mới này có tác động không chỉ tới đời sống tôn giáo, mà còn cả trong đời sống xã hội. Đặc biệt, do tác động của toàn cầu hoá, của kinh tế thị trường, đời sống tôn giáo có những đặc điểm khác biệt so với giai đoạn trước. Trong điều kiện như vậy, đã đến lúc cần có sự nghiên cứu nghiêm túc về mặt lý luận cũng như thực tiễn, để từ đó có cơ sở khoa học trong việc ứng xử, quản lý Nhà nước, góp phần hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôn giáo và tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ

    03/07/2015Ngô Tự Lập (2006)Cựu tổng thống Mỹ, người nhận giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách mới nhan đề "Our Endangered Values" (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush...
  • Thử bàn về biểu hiện của tôn giáo

    24/10/2014Đặng Nghiêm VạnLà sản phẩm của xã hội, tôn giáo tồn tại và thay đổi với xã hội loài người. Con người có nhu cầu vật chất, cũng có nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu tôn giáo. Đã có một thời, mỗi một thị tộc, bộ lạc, một dân tộc đều có tôn giáo riêng của mình. Về sau, qua sự giao lưu văn hoá trong từng khu vực hoặc trên khắp toàn cần, bằng phương pháp hoà bình hay vũ lực, nảy sinh hiện tượng có nhiều tôn giáo phổ cập trên toàn cầu hoặc trong từng khu vực trên nhiều quốc gia, ngược lại có hiện tượng một quốc gia có nhiều tôn giáo...
  • Triết học tôn giáo phương Tây hiện đại

    31/10/2006Đỗ Minh HợpTriết học với một nghĩa nào đó là sự phản tư đối với văn hoá thời đại, Triết học tôn giáo không phải là một ngoại lệ, nó là sự phản tư đối với tôn giáo với tư cách một bộ phận, một hình thức của văn hoá. Cùng với chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa phi duy lý, triết học tôn giáo tạo thành một trong ba khuynh hướng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại. Chính vì vậy mà chúng tôi cố gắng giới thiệu những nét cơ bản của triết học tôn giáo hiện đại...
  • Tôn giáo - Nếp sống - Giáo dục - Y tế

    18/08/2006Nguyễn Đức ĐànTrong lịch sử nhân loại, tôn giáo đã từng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của các dân tộc. Từ khi con người trở thành một sinh vật tự nhận thức được về mình và về thế giới xung quanh thì nhiều câu hỏi đặt ra không trả lời được: con người từ đâu mà ra? Con người sẽ đi đến đâu? Ai sinh ra vạn vật, muôn loài?... Bấy nhiêu câu hỏi đặt ra mà không giải đáp được đã dẫn con người đến các tín ngưỡng và từ các tín ngưỡng có tính chất dân gian đó, tổ tiên ta đã đi đến tôn giáo.
  • Sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo

    04/08/2006Có hay không sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo? Tôikhông nghĩ rằng văn bản của Thánh Kinh lại có thể hòa giảiđược với tri thức khoa học hiện đại. Phải chăng những khám phácủa vật lý hiện đại, địa chất học, thiên văn học, và sinh vật họcmâu thuẫn với câu chuyện được kể trong Sáng Thế Ký về sự sángtạo ra trời đất và con người...
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Cái thiêng tôn giáo

    29/11/2005Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tín về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Tôn giáo và văn hoá ảnh hưởng tới tiến bộ ra sao?

    10/09/2005Stephen EvansLord Tebbit là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của bà Margaret Thatcher khi xưa, nói: "Hồi giáo không hề cải cách kể từ khi được sinh ra, đến nỗi mà không có nơi nào trong thế giới Hồi giáo thực sự đưa ra được những tiến bộ về khoa học, nghệ thuật, văn chương hay công nghệ trong vòng 500 năm qua"...
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • xem toàn bộ