Không gian tinh thần - Đối thoại

08:43 SA @ Thứ Bảy - 09 Tháng Giêng, 2021

Tên sách: Không Gian Tinh Thần- Đối thoại
Tác giả: Nguyễn Trần Bạt
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Năm xuất bản: Tháng 12/2019
Giá bán: 170.000 VNĐ

.
Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306, email: [email protected] hoặc

TRÍCH DẪN

MỤC LỤC

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

  1. KHÔNG GIAN TINH THẦN
  2. HẠNH PHÚC
  3. THỊNH VƯỢNG
  4. TRẠNG THÁI NÔ LỆ HIỆN ĐẠI
  5. PHẢN BIỆN XÃ HỘI
  6. VĂN HÓA LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ SỐNG CHUNG
  7. VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
  8. ĐỘC LẬP DÂN TỘC, MỘT PHỔ QUÁT VĂN HÓA
  9. TRUNG TÂM CỦA TRIẾT HỌC LÀ CON NGƯỜI
  10. TRI TÚC
  11. THẾ GIỚI ĐANG ĐƯỢC THÁO RA ĐỂ LẮP LẠI
  12. NHÀ CHÍNH TRỊ PHẢI BIẾT GIẤU MÌNH
  13. THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU, CUỘC GẶP GỠ ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN CỦA LỊCH SỬ
  14. CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI LÀ CUỘC CHIẾN ĐỂ TÌM KIẾM TRẠNG THÁI CÂN BẰNG MỚI CỦA THẾ GIỚI
  15. THẾ GIỚI LUÔN ĐI TÌM SỰ CÂN BẰNG MỚI SAU MỖI CUỘC ĐẢO LỘN
  16. CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG LÀ DẤU HIỆU BAN ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH TOÀN DIỆN
  17. "CÁCH MẠNG 4.0" Ở VIỆT NAM LÀ CUỘC CÁCH MẠNG CHẠY THEO CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA THẾ GIỚI
  18. "CÁCH MẠNG 4.0" KHÔNG CHỈ MANG LẠI CƠ HỘI MÀ CẢ NHỮNG HỆ QUẢ PHỨC TẠP
  19. KHÔNG CÒN CHỖ CHO KHÔN VẶT VÀ LÁU CÁ
  20. CUỘC SỐNG CHỈ PHÁT TRIỂN PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG CỦA NÓ
  21. PHẢI BIẾN CÁC CAM KẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THÀNH HIỂU BIẾT PHỔ BIẾN, CHẮC CHẮN VÀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI
  22. HOÀN THIỆN CÁC KHÁI NIỆM ĐỂ XÃ HỘI CÓ ĐƯỢC NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN
  23. NHỮNG TRÒ CHƠI KINH TẾ CÓ THỂ BIẾN THÀNH NHỮNG HẬU QUẢ CHÍNH TRỊ KHÔNG THỂ SỬA CHỮA
  24. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
  25. LÀM GÌ KHI SƠN HÀ NGUY BIẾN


KHÔNG GIAN TINH THẦN

(lược trích)

- "Trạng thái nô lệ hiện đại là trạng thái mà con người phải chấp hành quá nhiều đòi hỏi, quá nhiều quy định mà chính họ không xác định được sự cần thiết của nó và không được tham gia vào quá trình hình thành nó"(Nguyễn Trần Bạt)

- "Định kiến là trạng thái tự thưởng thức một cách lười biếng các giá trị của nhận thức trong một khoảng thời gian lâu tới mức bất hợp lý"(Nguyễn Trần Bạt)

- "Cái Tôi biến thành cái Chúng Ta thông qua không gian trách nhiệm, không gian nghĩa vụ". (Nguyễn Trần Bạt)

.

Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai yếu tố:
.
Yếu tố thứ nhất là hoàn cảnh khách quan, được thể hiện tập trung bằng thể chế và luật pháp. Những yếu tố đó vừa kiểm soát, vừa hạn chế, vừa xúc tiến con người phát triển thông qua cấu trúc các quyền con người. Quyền con người chính là vỏ vật chất, vỏ pháp chế của tự do.
.
Ngày nay, chúng ta không thể chỉ bàn đến tự do như là quyền tự nhiên cổ xưa nữa, tự do hiện đại phải được khẳng định là các quyền chính trị, các quyền xã hội, các quyền văn hóa, các quyền kinh tế. Quyền con người bao giờ cũng được thể hiện trên cơ sở những khía cạnh như vậy. Không có kinh tế tự do, không được buôn bán làm ăn một cách tự do tức là thiếu quyền tự do kinh tế. Không có các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do cư trú tức là con người thiếu các quyền tự do xã hội. Sống trong một môi trường con người bị chất vấn và níu kéo bởi các yếu tố văn hóa lạc hậu thì con người thiếu tự do về văn hóa. Một không gian khách quan thuận lợi cho sự phát triển của con người là không gian mà các quyền con người được khẳng định một cách đầy đủ nhất.
.
Yếu tố thứ hai là trạng thái tự do bên trong của mỗi con người. Nghiên cứu các quy luật của tự do diễn ra trong đời sống tinh thần con người là một nửa nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học về tự do. Khi tìm hiểu về một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất của con người là phong trào "Khai Sáng" ở thế kỷ XVI, XVII, tôi nghĩ có lẽ "Khai Sáng" không thật đúng lắm với bản chất của cuộc cách mạng này. "Khai Sáng" là hoạt động khai mở về nhận thức của đối tượng này với đối tượng kia nhưng xét theo những gì mà cuộc cách mạng ấy đem lại cho nhân loại thì gọi đó là thời kỳ "Thức Tỉnh" mới đúng, bởi vì nhờ có phong trào ấy mà mỗi con người bỗng nhận ra mình là một cá nhân. Tuy nhiên, rất đáng tiếc là một bộ phận lớn của nhân loại cho đến nay vẫn chưa nhận ra mình là ai. Có nhiều người được giáo dục rất cẩn thận nhưng vẫn chưa nhận ra mình là ai và có nhiều dân tộc vẫn chưa thức tỉnh một thực tế, một chân lý, một sự thật vô cùng hệ trọng đối với tiến trình phát triển của nhân loại là: mỗi chúng ta là một cá nhân.
.
Tôi cho rằng, cần phải đặt ra vấn đề nghiên cứu quy luật hình thành các cá nhân, cấu trúc không gian tinh thần của một cá nhân và các điều kiện cần thiết cho việc hình thành các giá trị cá nhân, hình thành cấu trúc tinh thần lành mạnh của nó. Mỗi con người muốn trở thành một cá thể phát triển nhất thiết phải ý thức được rằng mình có một không gian tinh thần và mình phải biết rõ về nó; đồng thời, mỗi con người đều phải có những không gian vật chất tối thiểu để có những điều kiện bình đẳng đối thoại theo những tiêu chuẩn thông thường. Hơn nữa, con người cũng cần hiểu rằng khi những quy luật của tự do bên trong và bên ngoài đời sống tinh thần của con người bị phá vỡ thì nó sẽ gây ra những hỏng hóc phổ biến nào và mỗi người phải làm gì để gìn giữ sự lành mạnh của chính mình. Đó là những mục đích chính của nghiên cứu này.
.
I. KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN TINH THẦN
1. Cái Tôi là hạt nhân cơ bản của cấu trúc đời sống tinh thần
2. Cái Tôi và cái Chúng Ta
3. Sự đa dạng của đời sống tinh thần
4. Các tầng của đời sống tinh thần
.
II. TRẠNG THÁI THIẾU TỰ DO VÀ SỰ MẤT CÂN BẰNG CỦA ĐỜI SỐNG TINH THẦN
1. Mối quan hệ giữa trạng thái thiếu tự do và sự mất cân bằng của đời sống tinh thần
2. Sự mất mát năng lực - Hệ quả của đời sống tinh thần mất cân bằng
a) Mất năng lực phản ánh sự thật
b) Mất năng lực xấp xỉ tương lai
c) Mất năng lực hướng thiện
.
III. CÁC YẾU TỐ LÀM HẠN CHẾ TỰ DO
1. Sự ngăn cản của các yếu tố bên ngoài.
a) Nhà nước
b) Hệ tư tưởng
c) Văn hóa
d) Sự nghèo đói
2. Sự níu kéo từ bên trong không gian tinh thần của mỗi cá nhân
a) Trạng thái không ra khỏi quá khứ
b) Định kiến
c) Sự nuối tiếc
.
IV. XÁC LẬP LẠI SỰ CÂN BẰNG CỦA ĐỜI SỐNG TINH THẦN
1. Bảo vệ sự đa dạng của đời sống tinh thần
2. Khuyến khích năng lực tự giải phóng của cá nhân
a) Chủ động phấn đấu để biến tự do thành năng lực của mình
b) Tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của quá khứ
c) Chủ động phấn đấu cho những năng lực triển vọng của mình
3. Tạo ra sự phát triển hòa hợp của hai không gian tự do
.
V. KẾT LUẬN
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không gian tinh thần

    15/08/2017Nguyễn Trần BạtNgày nay chúng ta không thể chỉ bàn đến tự do như là quyền tự nhiên cổ xưa nữa, tự do hiện đại phải được khẳng định là các quyền chính trị, các quyền xã hội, các quyền văn hóa, các quyền kinh tế. Quyền con người bao giờ cũng được thể hiện trên cơ sở những khía cạnh như vậy. Không có kinh tế tự do, không được buôn bán làm ăn một cách tự do thì không có quyền tự do kinh tế. Không có các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do cư trú thì con người không có các quyền tự do xã hội.
  • “Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”

    18/07/2016Nguyễn Thu Phương“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”.
  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Tinh thần "khai sáng"

    15/01/2016Duy LinhTôi cho rằng cái mà tôi và nhiều bạn trẻ khác đang thiếu chính là một tinh thần “khai sáng”...
  • Sống thời đại và tinh thần đức Phật

    15/10/2014BS Bùi Mộng HùngChính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu...
  • Bản chất và quy luật của đời sống tinh thần

    11/10/2014Đào Duy ThanhTrong lịch sử nhận thức của loài người, do các cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học đưa ra những quan niệm khác nhau về khái niệm "Tinh thần". Phái duy tâm khách quan nhìn thấy yếu tố tinh thần từ bên ngoài con người, còn duy tâm chủ quan lại nhìn thấy yếu tố tinh thần từ trong chính bản thân con người...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Tinh thần sống, Hoàn Nguyên và siêu thoát

    06/03/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi gửi tiếp đến Bạn đọc một slide của mình trợ giúp thêm cho những quan điểm tôi đã trình bày trong Bài : Bí mật thời gian và tinh thần tái sinh của Con người…cũng như với các bài viết khác cùng chủ đề của tôi….Một lần nữa tôi nhấn mạnh: mỗi bài viết là một bước luận giải, liên thông với nhau… chứ không phải là kết luận khô cứng, khép kín...
  • Vấn đề tha hóa trong "hiện tượng học tinh thần” của Hêghen

    17/12/2008TS. Nguyễn Anh Tuấn & ThS. Nguyễn Thị Thanh HuyềnLuận giải quan niệm của Hêghen về "tha hoá" trong "Hiện tượng học tinh thần" theo các cách tiếp cận triết học, nhận thức luận, xã hội học và lịch sử văn hóa, trong bài viết này, các tác giả không chỉ làm rõ quan niệm của Hêghen về "tha hoá" với tư cách một phạm trù mang tính hệ thống và năng động, về tiến trình biện chứng của sự tha hóa và sự “vượt bỏ”, mà còn bước đầu chỉ ra những hạn chế trong quan niệm của ông.
  • Tự do ứng cử & tinh thần công dân

    19/03/2007Tương LaiQuả thật khó có thể hình dung trước được những bất ngờ diễn ra dồn dập trong một quãng thời gian ngắn song chặng đường của hội nhập và phát triển đạt được lại khá dài như vừa qua đã là nguyên nhân tạo ra những nét mới cho cuộc bầu cử sắp tới mà hiện tượng tự ứng cử nói trên là một ví dụ.
  • Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử

    02/10/2006Phùng ĐôngViệc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xãhội và tồn tạixã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hộivà đời sống vật chất xã hội...

  • Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát triển đời sống tinh thần ở nước ta

    03/07/2006Phùng ĐôngTừ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, hầu hết các lĩnh vực của đời sốngtinh thần ở nước ta đều có những thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, vẫn còn có những lĩnh vực tinh thần chậm chuyển đổi, chưa phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất - xã hội. Việc xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, hiện đại, phát triển theo hướng hài hoà, đồng bộ đang trở thành nhu cầu cấp thiết...
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • xem toàn bộ