Thử bắt đầu bằng chuyện dễ làm

08:31 SA @ Chủ Nhật - 26 Tháng Ba, 2006

Nói đến kinh tế tri thức, người ta thường dùng cụm từ đón đầu, đi tắt và khái niệm bắt xu hướng phát triển để biến thách thức thành cơ hội.

Hãy lấy một ví dụ rất thực tế để xem thử chúng ta nên đón đầu những gì và thách thức thật sự nằm ở đâu?

Giả thử một cơ quan Việt Nam được giao nhiệm vụ tổ chức một Hội nghị quốc tế gồm một nửa là những đại biểu trong nước và nửa còn lại là nhũng nhà nghiên cứu từ nhiều nước trên thế giới . Ban tổ chức sẽ liên lạc với khách mời bằng thư điện tử để lấy thông tin mọi mặt và chuẩn bị cho tốt. Trong khi khách mời ở xa hàng ngàn cây số hồi đáp thì với khách mời trong nước, gửi liên tục vài ba cái email vẫn chẳng thấy tăm hơi.

Một số người có nhiệm vụ soạn thảo bài thuyết trình bắt đầu đến các cơ quan liên quan để lấy số liệu. Khó không kể đến những số liệu thống kê công phu, ngay cả những thông số bình thường cũng rất khó xin từ các cơ quan công quyền.

Một số cơ quan đã ứng dụng công nghệ thông tin để đưa một số liệu, mọi kết luận vào các cơ sở dữ liệu, cập nhật nhanh không kém các nước. Nhưng họ có sẵn sàng cung cấp thông tin cho người muốn nghiên cứu, viết thuyết trình không? Chưa chắc.

Vài người khác lên Intemet, xương sống của nền kinh tế tri thức để tìm tài liệu. Họ sẽ ngạc nhiên thấy: tìm một chuyện cỏn con tận trời Tây còn dễ hơn tìm thông tin mọi mặt về xã hội, kinh tế hay văn hóa Việt Nam từ các trang Web Việt Nam cung cấp. Chuyện Font chữ khác nhau, chuyện thiếu tiện ích tìm kiếm, chuyện thông tin không cập nhật là phổ biến.

Trước ngày khai mạc, rất có thể, ban tổ chức phải đau đầu chuyện xin tạm nhập tái xuất các loại máy móc đại biểu nước ngoài đem vào, các tài liệu in ấn, các băng đĩa… mà hầu hết là nhũng tài liệu mới nhất về nền kinh tế tri thức!

Rồi cuối cùng, ngày khai mạc Hội nghị đã đến. Như thông lệ, vẫn bắt đầu trễ hơn, giờ ghi trên giấy mời khoảng 30 phút. Đi trễ tại các cuộc họp đã thành thói quen kinh niên ở Việt Nam.

Khi Hội nghị đang diễn ra, mọi người đang chăm chú lắng nghe thì bỗng giật mình vì tiếng chuông điện thoại cầm tay réo inh ỏi. Chuyện điện thoại di động reng trong họp hành, trong hòa nhạc lắm lúc được xem như chuyện thường. Có lẽ có nhiễu người ngạc nhiên khi biết nhiều tiệm ăn ở nước ngoài con đặt trên bàn dấu hiệu chiếc điện thoại di động bị gạch chéo màu đỏ như bảng cấm hút thuốc. Ngay cả gọi điện thoại ở nhũng nơi công cộng như quán ăn cũng bị xem là thiếu lịch sự. Nhũng ví dụ như thế có thể cũng trở thành một chuyện dài - tất cả chỉ để nói lên một điều, các nước đi vào kinh tế tri thức không phải bắt đầu từ công nghệ thông tin mà bằng con người, bằng phong cách làm việc và bằng phương pháp quản lý. Lúc đó, công nghệ thông tin là quan trọng, nó giúp những con người ấy đạt được phong cách làm việc hữu hiệu nhất. Ngược lại, nếu chưa có có phong cách làm việc tốt thì tiện ích công nghệ thông tin cũng không chỉ để làm vật trang trí.

Có tận dụng hết năng suất làm việc và thấy bức bách trước khả năng hạn hẹp của con người mới thấy hết giá trị của công nghệ thông tin vì nó là cánh tay nối dài của nhũng ai có nhú cầu lớn. Khi bản thân người dùng chưa có nhu cầu, chưa dùng hết năng lực của mình, hay đúng ra chưa biết phát huy năng lực thì công nghệ thông tin không giúp được gì cho họ cả.

Phong cách làm việc và con người trong một nền kinh tế tri thức phải đồng bộ. Chứ như một cuộc họp tại Đà Nẵng bàn về công nghệ thông tin mà giữa chừng bị cúp điện thì dù hết lòng đến đâu, "thấm nhuần" phương pháp quản lý mới đến đâu cũng đành chịu bó tay. Một xí nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và ban giám đốc biết quy trình này sẽ giúp họ rất nhiều trong việc nâng cao năng suất. Lại có xí nghiệp không chịu áp dụng nếu quy trình này buộc họ phải công khai hóa những số liệu ngầm, ảnh hưởng đến thu nhập bất chính của họ.

Nghe kể chuyện một nông trang lớn chỉ cần vài ba người điều khiển máy tính để quản lý mọi chuyện ai mà kinh không ham. Thế nhưng cần nhớ thực tế rằng nhiều doanh nhân Việt Nam đã phải sử dụng một phần lớn thời gian của họ để đối phó với các thủ tục giấy tờ, các dạng kiểm tra, kiểm soát, các dạng nhũng nhiễu từ bên ngoài thì cho đến bao giờ các doanh nghiệp này mới hưởng lợi từ công nghệ thông tin?

Nói đến tri thức là nói đến con người. Nền kinh tế tri thức là do con người thúc đẩy để hình thành. Vì vậy, đón đầu kinh tế tri thức chính là nhận ra những điểm yếu của chúng ta, là cải cách triệt để nền giáo dục cồng kềnhvà xây dựng một lớp người quản lý mới biết dùng công nghệ thông tinlàm cánh tay nối dài cho họ vươn lên đỉnh cao thật sự.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Biết khó, làm dễ

    03/12/2010Phan Quân (Thanh Nghị, số 28, ngày 1-1-1943)Bài viết từ hơn 60 năm trước mà đọc vẫn thấy như bàn chuyện bây giờ. Có thể những chuyện trì trệ ở Trung Quốc và ở nước ta không phải chỉ đơn thuần là do quan niệm sai lầm “biết dễ làm khó” mà có nhiều nguyên nhân quan trọng khác nữa, nhưng quan niệm ấy quả vẫn còn tác dụng tiêu cực cho đến bây giờ. Người ta nói nhiều nguyên nhân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết gây ra các tổn thất này nọ, nhưng cái sự “thiếu” ấy vốn có gốc rễ ở thói quen lâu đời coi thường tri thức...
  • Họp “chơi”, làm thật và họp “thật” mà không làm

    01/03/2006Đặng ChuẩnMột anh bạn tôi lần đầu đi Mỹ tham dự một cuộc Hội thảo trở về. Gặp tôi, anh than thở, tham quan đất nước Mỹ thì thích, nhưng công việc chính là hội thảo thì hơi buồn. Mình đọc tham luận mà hình như họ chẳng chú ý nghe...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Lại nói về đầu tư cho Công nghệ thông tin

    20/01/2006Nguyễn Như DũngKết sổ 2005, và giai đoạn 2001 - 2005, nhiều người cho rằng giới IT nước nhà đã đánh cả hai trận lớn tựa Austerlich và Waterloo và đều đánh với tư cách của... bên thua! Trận thứ nhất là 500 triệu USD xuất khẩu phần mềm. Trận còn lại là chính phủ điện tử - Đề án 112. Cả hai đều là thua to chỉ vì chỗ thừa, chỗ thiếu...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Có chăng nền kinh tế tri thức?

    19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
  • Công nghệ thông tin: thực trạng và giải pháp

    19/11/2005Nguyễn Tuyết MaiBan chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ.
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • “Đừng tưởng đỏ là chín”

    09/08/2005Ngọc LanVào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên nhận được một lời đề nghị tặng thưởng rất trang trọng hoặc một tấm “mề đay” lóng lánh từ phương trời xa lắc xa lơ nào đó, bạn sẽ ứng xử thế nào? Hân hoan, nửa tin, nửa ngờ hay phát cáu lên vì cho rằng đó là trò “bịp” của kẻ nào đó muốn chơi khăm mình?
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • Đến 2020: 50% GDP sẽ do kinh tế tri thức tạo ra

    12/02/2004Phương ThanhĐại hội 9 của Đảng xác định đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 50% GDP do tri thức tạo ra. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang chủ trì Đề án ''Xây dựng khung kinh tế tri thức ở Việt Nam''. Đường tới nền kinh tế tri thức còn dài và nhiều chông gai nhưng là con đường Việt Nam không thể không tiến vào...
  • Doanh nhân trong thời đại công nghệ thông tin

    18/09/2003Một vài điện thoại di động- loại mốt nhất với dây đeo lủng lẳng chưa làm bạn trở thành một đại diện cho làn sóng mới. Một bộ complê thật đúng điệu với mái đầu chải chuốt chỉ đủ để nhận ra bạn là một doanh nhân đã từng ra nước ngoài. Một cô thư ký xinh đẹp đi cùng đủ để biết bạn là người bận rộn . Tất cả những điều đó rất cần cho bạn trong giao tiếp, trong kinh doanh và nói lên rằng bạn thật sự là một doanh nhân rất năng động nhưng nếu bạn còn sử dụng được và sử dụng có hiệu quả những thiết bị mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây thì có thể nói rằng bạn không chỉ chú ý đến hình thức mà cả đến nội dung. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ thành công...
  • xem toàn bộ