Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

03:51 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Hai, 2003

Nhưng dĩ nhiên, trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém. Đó là sản phẩm mặt trái của kinh tế tiểu nông, thiết chế cộng đồng gia đình và xóm làng, của nền văn minh tiền công nghiệp.

Chủ nghĩa yêu nước, ý thức độc lập, tinh thần tự tôn dân tộc đã từng được phát huy cao độ trong chống ngoại xâm, giành và giữ độc lập thống nhất quốc gia, phải được chuyển sang cả lĩnh vực xây dựng đất nước với quan niệm và ý thức coi nghèo nàn, lạc hậu cũng là nỗi nhục không kém gì nhục mất nước. Chúng ta thấm thía câu nói của Hồ chủ tịch: “Nếu nước độc lập mà dân không có hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Ý thức đó khi thấm nhuần vào từng con người và toàn dân thì sẽ trở thành một sức mạnh tinh thần to lớn, một động lực nội sinh của sự phát triển kinh tế – xã hội.

Truyền thống cộng đồng cho đến nay vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm và quan hệ xã hội của con người Việt Nam. Nhưng trong bản thân truyền thống này hàm chứa cả mặt tích cực và tiêu cực trong tác động đối với sự phát triển hiện nay của đất nước. Đó là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Trong truyền thống cộng đồng do lịch sử để lại, quan hệ và lợi ích cộng đồng mang tính chi phối và bao trùm lên tất cả. Con người cá nhân chỉ được tôn trọng và bảo vệ khi tự ghép mình trong cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt luật tục với nhiều đẳng cấp và cấp độ cộng đồng chồng xếp lên nhau. Con người cá nhân chưa bao giờ được coi là thực thể độc lập với quyền tồn tại và phát triển nhân cách và tài năng của mình.

Ngày nay trong cơ chế kinh tế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt, những mâu thuẫn đó càng bộc lộ nghiêm trọng đến mức cần nghiên cứu và xử lý một cách khoa học trên yêu cầu phát triển mới của kinh tế – xã hội. Mối nguy hại lớn nhất là người ta nhân danh cộng đồng, tập thể để mưu lợi cá nhân và dùng cộng đồng, tập thể để kiềm chế, vùi dập, thậm chí đè nén, hãm hại cá nhân. Vấn đề cần giải quyết là kế thừa truyền thống cộng đồng trên một cấu trúc và quan niệm mới về mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và làng nước, trong đó con người phải thực sự được thừa nhận và tôn trọng trong sự phát triển nhân cách, tài năng và những lợi ích chính đáng.

Những truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, tinh thần hiếu học, năng lực trí tuệ, lòng nhân ái, tính cách cởi mở, dễ thích nghi, hội nhập đều là những chỗ mạnh của con người VN trong xây dựng đất nước và giao lưu quốc tế hiện nay, nhưng cũng phải kế thừa và phát huy trên tinh thần đổi mới, nâng cao cho phù hợp yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh chung của thời đại.

Bên cạnh đó, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống đang di tồn trong cuộc sống và con người VN hiện nay, là những trở lực, những sức ỳ khá nặng nề cho bước đi lên của đất nước và xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong lịch sử VN, đây là một chuyển biến về chất có ý nghĩa hết sức trọng đại, những di sản tiêu cực của truyền thống càng bộc lộ tính lỗi thời, lạc hậu của nó. Nó tồn tại dưới dạng những thói quen, tập quán, những nếp suy nghĩ, những lề thói làm ăn, những cách ứng xử.. có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và trong cuộc sống, trong nền sản xuất tiền công nghiệp. Vì vậy, cuộc đấu tranh để cải tạo, khắc phục và xóa bỏ nó rất khó khăn, phức tạp và lâu dài.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    10/10/2005Lê Đăng Doanh"Truyền thống của dân tộc ta đâu chỉ có chiến đấu. Sao không thấy trình diễn các truyền thống sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, cách tân của ông cha ta?" Đó là một câu hỏi nghiêm túc cần được suy nghĩ và phân tích, khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ của tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá với quy mô và mức độ sâu rộng chưa từng có. Không có dân tộc nào có thể tự cho mình là hoàn hảo trong mọi thời đại để quên mất học tập và tiếp thu cái tốt, cái đẹp của các dân tộc khác...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác