"/>"/>

Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

06:25 CH @ Thứ Năm - 06 Tháng Mười, 2005

Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổiluận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên.

Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dụng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?

Có nhiều chuyện đáng để chúng ta suy ngẫm

Trong danh sách những ý tưởng kinh doanh thành công hàng đầu thế giới thập niên 90 có tên một người Anh trước đó chưa từng nổi tiếng. Ông ta đề xuất bán những đôi vớ dùng một lần rồi bỏ bằng phương thức bán lẻ mọi nơi như kiểu bán thuốc lá. Chuyện dễ ợt! Chỉ có điều trước ông ta không ai chịu phát minh phương thức lấy tiền từ bao nhiêu "thượng đế đàn ông" siêng xê dịch nhưng làm biếng mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh.

Cùng trong danh sách có người đàn ông vừa nêu, có tên một tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế hàng đầu, tập đoàn Accord, quản lý chuyên nghiệp cả ngàn khách sạn khắp thế giới. Ở Việt Nam tập đoàn này cũng đang quản lý khách sạn Sofitel Palace Dalat, Sofitel Plaza TP.HCM. . . Họ đã phát minh ra phương thức quản lý kinh doanh gì ghê gớm? Xin thưa là "chuỗi" (chaine) khách sạn "formule 1”, một sao, giá rẻ hơn khách sạn quốc tế bình thường năm, bảy lần - phòng sạch sẽ nhưng không có đông người phục vụ, có khi nhiều phòng dùng chung vệ sinh (thật lạ!) - Có lẽ họ đi ngược lại dòng cạnh tranh quyết liệt trong việc phục vụ tận răng cho khách du lịch. Không, họ đã thành công rực rỡ khi nhận thức lại thực chất đối tượng khách du lịch của họ không còn chỉ là giới thừa tiền lắm của. Đã có ngày càng đông những khách du lịch không cần chứng tỏ mình là người có tiền với các hình thức được phục vụ rất cầu kỳ (phải trả tiền!). Họ cần một khách sạn đáp ứng vừa đủ nhu cầu thức chất của họ. Vậy là Accord thành công khi đề xuất "formule l".

Có lần, tôi nhìn thấy trong tủ anh một nhà trí thức ở TPHCM chiếc hộp nhỏ trang trí với màu sắc có dạng giống hộp dầu cao loại lớn. Chiếc hộp nằm đó đã ba mươi năm, trên nắp có dòng chữ "Air de France" (không khí nước Pháp). Tôi hỏi chủ nhà "Cái gì bên trong?" - "Không khí" - "...?..." - Và câu chuyện được kể. Hàng triệu du khách đền Paris, không ai quên đến tháp Eiffel nổi tiếng. Trên đinh tháp họ mua chiếc hộp rỗng (khá bộn tiền!). Mở ra đậy lại, nhốt một mẫu không khí nước Pháp trong đó, đem về đề trong tủ ba mươi năm để khoe với bạn bè. Bây giờ trong chiếc hộp chắc cũng toàn không khí Việt Nam! Tuy nhiên cảm giác thú vị của chủ nhân lẫn khách vẫn đầy chất hương xa Pháp quốc.

Tôi giật mình nghĩ lại, không lẽ ngời ta đã bán bao nhiêu chiếc hộp, lay bao nhiêu triệu franc, mà vì ỷ tưởng "bán hàng triệu sản phẩm giá cao với bao bì đẹp mà không phải bó cái gì vào trong ! "trong trường hợp này, ý tưởng (vô hình) mang lại lợi nhuận thật. Người nào nghĩ ra ý tưởng kinh doanh nói trên, họ đáng được đặt ở bậc nào trong hệ thống kinh doanh?

Cách đây vài năm, một anh bạn kiến trúc sư đi học mỹ thuật công nghiệp ở Đức, về nghi hè, cho tôi một món đồ chơi nhà. Đó là con cào cào bằng nhựa đẽo giống như thật, có bộ chân bằng thép, giữ bụng chú cào cào cách mặt bằng khi đậu vài ba phân. Bụng chủ có dính sẵn một núm cao su bằng đầu ngón tay, loại dùng hít lên kính để treo đồ nhẹ. Khi ta ẩn bụng cào cào sát mặt kính hay mịch, núm cao su hít và giữ chặt vài giây sau, những chân thép bị nén đột ngột tung chú cào cào lên cao hết trò! Anh bạn bảo, mùa hè này ở Đức có một họa sĩ mỹ thuật công nghiệp từ nhân viên một hãng đồ họa chuyển sang mức sống triệu phú. Đó là tác giá nghĩ ra con cào cào, bán bản quyền ý tưởng cho một hãng đồ chơi. Con cào cào sẽ tồn tại trong mùa hè thôi, độc quyền. Sẽ có nhiều ý tướng khác cho mùa hè tới. Anh bạn tôi nói, anh có cảm tướng dễ chịu ở nơi mà dù cường độ lao động của mọi người rất căng thẳng, phải vật lộn với công việc hàng ngày vẫn chưa chắc có nhiều tiền nhưng ai là người có ý tưởng sáng tạo sẽ dễ dàng được xã hội đặt vào tầng lớp giàu có. Đó không chỉ là đãi ngộ. Đó là phương pháp vận hành của nền kinh tề tri thức.

Có lẽ chúng ta không quả hồ đồ khi cho rằng, từ trong nền kinh tề nông nghiệp lạc hậu ông bà ta ta đánh giá cao hàm lượng tri thức trong một hoạt động kinh tế xã hội bằng câu “một người lo bằng kho người làm" - "Lo" ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nhận thức, sách lược, phương án vận hành và quản lý - giá trị của loại công việc phi vật chất này thường rất lớn.

Chỉ có đôi lúc đó không có điều kiện - hay do thấy không cần thiết tính toán cụ thể, người ta không dành sự đầu tư thích đáng cho lĩnh vực "lo" đó. Lại có khi không đúng cái thực chất cần "lo". Chúng ta đã trả giá khá nhiều cho loại sai lầm này. Ví dụ đã có những cuộc thi sáng tác kiến trúc lôi kéo hàng trăm kiến trúc sư tham gia nhiều vòng với bao nhiêu công sức, thời gian, tiền bạc thực hiện đồ án dự thi Chỉ có đề thi là chuẩn bị sơ sài, có hàm lượng nghiên cứu không tương xứng. Từ đó kết quả nhiều cuộc thi rất mờ nhạt, bao nhiêu công sức bị lãng phí mà không có người chịu trách nhiệm.

Thực ra con đường tìm đến cái mới, cái hiện đại, cái tiên tiến có một phần quan trọng là quá trình nhận thức lại để đưa các khái niệm về gần với thực chất của nó hơn - cái mà nó là - Kinh tế tri thức là một nấc mới trong phát triển đi lên cũng cần nhận thức lại một cách từ tốn và đầy đủ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.

Nội dung khác