Suy nghĩ từ “Chiếu Lập học” của Hoàng đế Quang Trung

06:57 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Tư, 2016

Sau khi lên ngôi Hoàng đế, đánh tan quân Mãn Thanh, Quang Trung liền nghĩ ngay đến việc nhờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các sĩ phu Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ... thảo ngay “Chiếu Lập nhà học...” còn gọi là “Chiếu Lập học”.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vấn đề giáo dục lên thành quốc sách. Xoá nạn mù chữ cho toàn dân trong một thời gian ngắn ở một nước thuộc địa lạc hậu như Việt Nam là một sự kiện lịch sử có một không hai của loài người. Từ chiến khu Việt Bắc, Bộ Giáo dục vẫn được duy trì và chọn lựa những học trò giỏi trong cả nước gửi qua Liên Xô và các nước XHCN học tập...

Tương lai của một đất nước, một dân tộc thịnh hay suy là bắt đầu từ giáo dục hôm nay. Hoàng đế Quang Trung thời cận đại và Chủ tịch Hồ Chí Minh thời hiện đã có tầm nhìn rất xa.

Rất tiếc, Hoàng đế Quang Trung “ra đi” đột ngột. Sự nghiệp giáo dục mà Người gieo chưa kịp gặt hái được gì.

Còn giáo dục của cách mạng vẫn tiếp tục ngay trong cuộc chiến tranh một mất một còn với thực dân, đế quốc. Tính ưu việt của chế độ mới được thể hiện rất rõ trong giáo dục.

Tuy vậy, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại giáo dục Việt Nam, chúng ta vẫn chưa thật sự hài lòng. Đúng là giữa khát vọng và thực tiễn còn có khoảng cách. Đấy chính là những bất cập mà hôm nay nhiều người vẫn chưa an tâm.

Giáo dục phải là cỗ máy cái

Mỗi lần vấn đề giáo dục được xới lên, công luận lại sôi nổi, thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của một nhân dân có trách nhiệm, một nhân dân yêu nước và tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”. Suy cho cùng giáo dục là cỗ máy cái “đẻ” ra các máy con. Máy con hoạt động tốt hay không là do chất lượng của cỗ máy cái.

Thế thì những bất cập của giáo dục hôm nay chính là từ cái lò tôi luyện giáo dục ngày hôm qua còn ách tắc ở khâu nào đó. Phải lần dò gỡ ra cái ách tắc khiến giáo dục chúng ta càng đổi mới càng rối.

GS Hoàng Tụy cho rằng giáo dục Việt Nam tụt hậu so với các nước làdo quản lý kém. Nhưng riêng tôi lại chú ý câu này của ông: “Giáo dục Việt Nam không chỉ lạc hậu mà còn lạc hướng”.

Nếu lạc hướng phải bằng mọi giá trở về với chính hướng của giáo dục như thời Hoàng đế Quang Trung đã chỉ ra trong “Chiếu Lập học”… của Người. Đấy là một nền giáo dục theo hình chóp. Giáo dục tuyển lựa những người giỏi ở khắp nơi trên đất nước, đào tạo nâng cao trí thức cho họ rồi sàng lọc lại họ để chọn những tinh hoa, đấy là nhân tài - là nguyên khí quốc gia. Nhân tài ở trong toàn dân chứ không phải chỉ ở trong một số giai cấp nào nhất định.

Tôi lại nhớ những tâm huyết về giáo dục Việt Nam của cố GS Bùi Trọng Liễu: “…khi nghiên cứu đã trót bị tách ra khỏi việc giảng dạy đại học rồi thì hàn gắn lại không phải dễ”.

Từ năm 1947 cố GS BS Hồ Đắc Di lêntiếng về sự gắn kết cần thiết của học tập và nghiên cứu, dứt khoát không được tách quá trình nghiên cứu ra khỏi nhà trường… Rất tiếc đã không mấy người chịu nghe ông.

Ý kiến thứ hai của cố GS Bùi Trọng Liễu mà tôi chú ý, đó là: “Khi những khuyết tật trong giáo dục, đào tạo như việc chiếu cố trong tuyển sinh thi cử, chọn nghiên cứu sinh… dù là vì thành phần lý lịch, đã xâm phạm vào việc học, thì cũng dễ biến thể đi, và chúng cũng biết thích nghi trong một khung cảnh mới …”.

Thế hệ hôm nay chắc xa lạ với những ý kiến trên, nhưng thế hệ tôi là người trong cuộc, chúng tôi hiểu thế nào là “thành phần lý lịch”“xâm phạm vào việc học”“thích nghi trong một khung cảnh mới”, là học chay, là việc tách rời nhà trường với nghiên cứu… Thẩm thấu của giáo dục vào xã hội đã có thời gian để ra hoa đậu trái, để chịu đựng phong ba bão táp… Đấy cũng chính là nguyên nhân gây bức xúc về giáo dục trong nhân dân ta hôm nay. Nhiều nhà giáo dục đã đòi hỏi giáo dục phải thay đổi tư duy giáo dục, thay đổi triết lý giáo dục là có lý do của họ.

Tôi cũng đọc được ý này ở GS Hoàng Tụy. Đã có sự gặp nhau giữa hai trí thức lớn của thời đại, người ở trong nước người ở ngoài nước. Lắng nghe ý kiến tâm huyết của họ là thái độ thực sự cầu thị.

Phải sòng phẳng trong giáo dục

Đúng là chúng ta cần đem quyền lợi về cho giai cấp công nông. Đấy là nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng vô sản. Nhưng với giáo dục thì phải học Hoàng đế Quang Trung - trọng dụng và sòng phẳng với mọi tài năng… “Những tú tài thi hương đỗ hạng ưu được đưa lên trường Quốc học, đỗ hạng thứ thì đưa vào trường phủ học. Những hương cống đỗ ở triều cũ chưa làm chức nhiệm gì nay tới chầu thì bổ các chức huấn đạo, phân sai. Nho sinh và sinh đồ cũ đợi kỳ thi vào thi lại, đỗ hạng ưu thì tuyển dụng, hạng kém thì bãi về trường xã học. Còn những sinh đồ ba quan [mua bằng] nhất thiết bắt về làm dân…”(1).

Trong giáo dục không thể châm chước và không được châm chước. Đấy là nguyên tắc đầu tiên mang tính bắt buộc của giáo dục ở bất cứ nước nào. Trình độ học vấn đến đâu vào học ở đó.

Phổ cập giáo dục là điều bình thường. Và sự sàng lọc trong giáo dục cũng là điều bình thường… Không phải xong cấp I, tất cả đều lên cấp II; cũng không phải xong cấp II, mọi học sinh đều phải lên cấp III; và càng không thể xong cấp III tất cả đều vào đại học. Giáo dục không bao giờ phát triển theo hình ống như thực tế nước ta một thời kỳ dài. Và đấy là thời kỳ chúng ta thừa thầy thiếu thợ. Đúng ra đấy là thời thầy không ra thầy thợ không ra thợ. Sự ỷ lại, sự dựa dẫm qua thời gian đã thấm vào máu thịt của những thế hệ tương lai. Những chủ nhân tương lai không biết từ bao giờ đã mất hẳn tư duy sáng tạo, mất hẳn tính độc lập trong suy nghĩ, tính chủ động trong hành động, tính phản biện trong tiếp nhận, tính tranh luận trong bảo vệ chính kiến…

Khi những bất cập trong giáo dục mang tính hệ thống, thì tất yếu xã hội sẽ bị tác động dây chuyền những báo động không bình thường về sự xuống cấp mang tính toàn diện bởi những nhà lãnh đạo từ trên xuống dưới đều có khoảng cách giữa học vấn với cương vị mà mình đang nắm giữ.

Đấy chính là thời kỳ chuyển hướng nguy hiểm của một xã hội thịnh trị… Mối lo của nhân dân về giáo dục hiện nay là chính đáng, mang nội hàm của người trong cuộc e sợ về một xã hội suy vong tiềm ẩn trong tương lai. Bao nhiêu vấn nạn trong xã hội đều bắt nguồn từ trong hệ thống giáo dục còn quá nhiều bất cập của chúng ta hôm nay!

Vẫn còn chưa muộn

Chưa muộn, nếu chúng ta chịu nhìn thẳng vào những bất cập mang tính bản chất của giáo dục hiện nay, trước tiên đó là tính duy ý chí. Một thời chúng ta nghĩ ai cũng có thể học thành tài được. Có biết đâu học được, học giỏi, thành tài, cùng với sự nỗ lực bản thân, học trò còn mang gen di truyền từ dòng tộc, từ gia đình. Thực tế cho thấy những tài năng đều từ con “nhà nòi”, từ những gia đình hiếu học…

Một thời đẹp đẽ và hào hùng của dân tộc, với những hoài bão, những lý tưởng đầy tính nhân văn thì thứ duy ý chí trên cũng là sản phẩm một thời. Nhưng thế hệ hôm nay thì phải tỉnh táo và nhìn nhận cho rõ về giáo dục hôm nay qua những đóng góp tâm huyết của nhiều nhà giáo dục, nhiều trí thức lớn trong và ngoài nước, khắc phục cho được những “lỗ hổng” từ những bất cập của nền giáo dục chúng ta trên 50 năm qua. Chỗ được và chỗ chưa được… Và cũng nên làm một cuộc chọn lựa, so sánh đối chiếu với những mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của ta, con người Việt Nam ta, xem chỗ mạnh và chỗ yếu của ta và của người nhằm vạch một mô hình riêng, mang đặc thù, bản sắc Việt Nam.

Một điểm nữa thuộc bản chất giáo dục Việt Nam chúng ta đó là sự đan xen giữa mặt mạnh và mặt hạn chế của người Việt Nam: Siêng năng, cần cù, hiếu học, nhưng trong mỗi người Việt Nam mình lại thấm đẫm tư tưởng Khổng nho nghĩa là học vẹt, học thuộc lòng, thụ động, hoàn toàn lệ thuộc vào thầy, “nhất tự vi sư…” (một chữ cũng là thầy), thiếu hẳn tính gợi mở, sáng tạo… và chủ động…

Tôi không nghĩ những nhà giáo dục chúng ta có sức ỳ ghê gớm, hay trình độ quản lý quá kém... Những nhà giáo dục hôm nay đã có nhiều cố gắng nhằm thay đổi bộ mặt giáo dục Việt Nam. Nhưng rõ ràng, lực bất tòng tâm.

Nói như cố GS Bùi Trọng Liễu: “Những khuyết tật trong giáo dục” chúng ta đã “biến thể” và “thích nghi trong một khung cảnh mới” nên chuyển từ thế yếu sang thế mạnh, từ thế kẹt sang thế mở… là điều không dễ trong ngày một ngày hai”. Điều quan trọng hôm nay là chọn thầy giỏi và trò giỏi - nghĩa là chọn người đứng lớp và người ngồi lớp. Cả hai đều cực khó. Mối nguy của giáo dục chúng ta bắt đầu từ sự chắp vá, thiếu tôn trọng kiến thức, học hàm, học vị và khoa sư phạm này. Và vì vậy sản phẩm của giáo dục thường là thứ giả, hoàn toàn không tương thích với vai trò và trọng trách mà họ nắm giữ trong xã hội.

Trên nửa thế kỷ giáo dục Việt Nam thời đương đại đã đào tạo ra nhiều thế hệ trí thức cho thể chế chính trị của mình. Nhưng số trí thức thực tài không phải nhiều. Và loại thực tài này nhà nước ta sử dụng được bao nhiêu? Con số đang chờ thống kê. Nhưng tôi chắc là không nhiều như mong đợi.

Vì vậy việc chọn thầy giỏi hiện nay là điều còn nằm trong ước vọng. Hơn nữa việc này còn liên quan đến cách sử dụng hiền tài. Lại phải học Hoàng đế Quang Trung. Lại phải trở về với Chủ tịch Hồ Chí Minh thời đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945-1946. Đấy là một việc làm không dễ bởi cơ chế của chính thể chúng ta hôm nay còn có quá nhiều khung cửa hẹp, lách thì đụng, không lách sẽ không qua được…

Khi đã có thầy giỏi chắc chắn chúng ta sẽ có được chương trình giáo dục khoa học, tinh, gợi mở, nhằm khuyến khích học trò động não…; và phương pháp sư phạm cao, sớm giúp học trò “biến quá trình người học từ chỗ được đào tạo thành quá trình họ có thể tự đào tạo”. (GS BS Hồ Đắc Di). Đấy là quá trình chuyển hoá tư duy từ bị động sang chủ động mà giáo dục thế giới hiện đại đang ứng dụng.

Việc thứ hai là chọn trò giỏi. Nhìn toàn cục thì khi không có thầy giỏi đòi có trò giỏi là nghịch lý. Số ít học sinh chúng ta có thể dự thi quốc tế, đậu thứ hạng cao, đấy chính là những giống “gà nòi” được tôi luyện từ nhỏ trong những gia đình có truyền thống hiếu học, có gen thông minh …

Nhưng nếu chỉ riêng giáo dục “đổi mới “mà không có sự kết hợp với sự đổi mới từ hệ thống nhà nước, thì chắc chắn giáo dục Việt Nam vẫn dễ trở thành đổi mới hình thức. Đấy chính là vấn đề cốt lõi thứ ba tôi muốn nói trong bài này. Bởi đường lối giáo dục là chiến lược con người tương lai. Sự thay đổi chiến lược con người đòi hỏi sự chuyển động mang tính cách mạng của cả hệ thống chính trị, trong đó bao gồm cả việc sử dụng nhân tài.

Trước tiên phải có “chiếu cầu hiền”, theo ngôn ngữ bây giờ là chính sách sử dụng nhân tài. Chính sách này tự giáo dục không thể làm được. Cũng như Hoàng đế Quang Trung trong “Chiếu Lập học”“Chiếu Cầu hiền”, triều đại Tây Sơn dung nạp mọi đối tượng hiền tài không kể đó là thành phần nào từ triều đại Vua Lê hay Chúa Trịnh, từ họ Nguyễn hay họ Hồ… Tất cả đều được Hoàng đế lắng nghe và sắp xếp công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của từng người. Thậm chí có những sĩ phu như Trần Văn Kỷ, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp… được Người viết thư mời nhiều lần và thân chinh đến gặp để lắng nghe trực tiếp…

Thời cách mạng, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng làm như vậy. Bây giờ học tập Hồ Chí Minh, trước tiên nên mạnh dạn học cách dùng hiền tài của Bác, không phân biệt thành phần xuất thân, quá khứ… Trọng dụng một cách thực sự bằng tấm lòng “cầu hiền”, bằng chế độ, chính sách... Một nền kinh tế trí thức đang là ước vọng của chúng ta, không lý gì chúng ta lại thiếu những chính sách hợp với đạo lý chung của nhân loại để khỏi mai một hiền tài trong một nhà nước đang rất thiếu vắng hiền tài.

Lúc bấy giờ giáo dục Việt Nam chắc chắn sẽ có thầy giỏi. Và chỉ lúc đó những nhà giáo dục mới có thể dự báo giáo dục Việt Nam trong bao nhiêu năm nữa sẽ có trường đại học nằm trong tốp 200-300 … của thế giới. Còn bây giờ mọi dự báo đều mang tính giả tưởng.
Người xưa đã nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Hoàng đế Quang Trung đã nói: “…dựng nước lấy dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc…”.

TPHCM 20.5.2010

(1) Theo “Tây Sơn tam kiệt”.Trần Phương Hồ. NXB Văn học 1997.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo sư Hoàng Tụy: Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt

    16/07/2019GS Hoàng TụyCăn nhà GD đã cũ nát…nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà “dị dạng” chẳng ai muốn ở. Gia đình nào có khả năng đều tìm cách gửi con em ra nước ngoài để “chạy trốn” GD trong nước - GS Hoàng Tụy
  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"

    28/03/2018GS Hoàng TụyGS, PGS là 1 nhiệm vụ ở cơ sở ĐH cụ thể, chứ đâu phải "giá trị quốc gia" đến mức phải để Bộ trưởng GD-ĐT bổ nhiệm?". GS Hoàng Tụy thất vọng khi cầm trên tay bản quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm GS, PGS ban hành ngày 31/12/2008. Trao đổi với VietNamNet, ông cho rằng đây là "cải tiến nửa vời, có nhiều điều không hợp lý, không hiệu quả".
  • Giáo dục không phải chỗ "thuận mua vừa bán"

    11/01/2010Linh Thủy"Tôi không đồng ý với quan niệm "thị trường hóa" giáo dục, đúng hơn là "thương mại hóa" giáo dục, thuận mua vừa bán, với những loại trường "vị lợi", có cổ đông kiếm lời qua những chiêu bài mị người học." - GS Bùi Trọng Liễu
  • Phương án 0 tuổi

    09/12/2009Phùng Đức Toàn - Long Khởi ChíÍt ai biết rằng nếu mỗi ngày chỉ dành từ ba - bốn tiếng, bạn có thể giúp trẻ nhận biết được 2000 mặt chữ, và bước vào giai đoạn đọc hiểu mở rộng. Cũng không phải ai cũng biết rằng nếu mỗi ngày ta chỉ cần dành năm phút để dạy trẻ học ngoại ngữ thì trẻ có thể sử dụng tốt đến hàng chục ngoại ngữ khác nhau. Nhiều người lại không tin chuyện một tuổi, trẻ không những đã biết đi mà còn có thể trượt băng nghệ thuật, hay thậm chí biết bơi trước một tuổi.
  • Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng

    07/10/2009GS Hoàng TụyNếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì phải hết sức coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo giáo dục. Người được giao phó nhiệm vụ này chẳng những phải hiểu biết sâu sắc giáo dục hiện đại mà còn phải có điều kiện tập trung toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ ấy. Không thể giao nhiệm vụ quan trọng trong quản lý giáo dục cho những người chưa biết việc, chưa thạo việc.
  • Làm sao để đào tạo người có “tư duy sáng tạo”?

    05/09/2009Bùi Trọng LiễuTrước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ “tư duy sáng tạo” mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay nghĩa là gì. Nói giáo dục đào tạo ra những người “biết suy luận” (có người gọi là có “tính chủ động tư duy”) thì tôi hiểu. Còn từ “sáng tạo” thì tôi hiểu theo nghĩa là “phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình”. Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người biết suy luận.
  • Về triết lý giáo dục

    28/07/2009Nguyên NgọcTheo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sửa nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa.
  • Vô tư: Một hậu quả của giáo dục

    13/04/2009Bùi Trọng LiễuĐọc trong từ điển, thì “vô tư” có mấy nghĩa. Ở đây, trước hết, tôi muốn
    dùng từ này theo nghĩa “thản nhiên, không lo nghĩ” (vô tư lự), chứ chưa
    dùng nó theo nghĩa “ không nghĩ đến lợi ích riêng tư; không thiên vị ai
    cả” (chí công vô tư), nghĩa là tôi dùng chữ “vô tư” theo nghĩa thứ
    nhất, chứ chưa dùng nó theo nghĩa thứ nhì, đẹp hơn. Bởi vì nếu đẹp rồi,
    thì phụ họa làm gì ! Những kết quả hoành tráng của Giáo dục Đào tạo
    (cũng như những kết quả đạt được về kinh tế) thì mấy quan chức đã có
    nhiều dịp để trưng. Nhưng những hậu quả tai hại thì cũng cần phải nêu
    ra để mà sửa; đó là thiện ý, không phải để mỉa mai chế giễu.
  • 9 câu chuyện nhỏ và những bức xúc lớn của ngành giáo dục

    21/12/2008GS. Bùi Trọng LiễuCó chuyện có thật, có những chuyện là giai thoại, mang tính ngụ ngôn, GS. Bùi Trọng Liễu (Nguyên GS đại học, Paris, Pháp) tập hợp lại thành một khối nhất quán để minh họa cho những bức xúc đang tồn tại trong ngành giáo dục.
  • Giáo dục cái “nhầm thứ ba” về người

    14/01/2008GS. Bùi Trọng LiễuTừ ngày nhận chức, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo đã năng nổ nêu vấn đề người học “ngồi nhầm lớp” và cố gắng sửa. Trừ trường hợp cá biệt, chắc ông đã được sự đồng tình của cả nước. Tuy ông không dùng cụm từ nhà giáo “đứng nhầm lớp”, nhưng một số vấn đề ông nêu, cũng chứng tỏ là ông cũng đã thấy vấn đề đặt ra cho cái nhầm thứ nhì này trong nền giáo dục nói trên...
  • Nhân tài và sử dụng nhân tài

    18/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrước khi bàn về việc làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài, cần xem xét lại quan niệm về nhân tài...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo

    25/09/2006Nguyễn Văn ChiểnNgày xưa có chuyện LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…
  • Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?

    25/09/2006Bùi Trọng LiễuMới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.
  • Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    11/09/2006Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước,...
  • Đôi điều về trọng dụng nhân tài

    25/07/2006Ánh HồngHiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyênkhí mạnh thì nước thịnh,nguyên khí yếu thì nước suy" bởi thế các bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vunxới…” Trích văn bia Quốc Tử Giám.
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Nhân tài trong thời đại mới

    23/12/2005Chu HảoChưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển...
  • Singapore thu hút hiền tài

    22/10/2005Nguyễn Minh VũChưa bao giờ cạnh tranh thu hút nhân tài lại gay gắt như hiện nay, trong đó Singapore được nhìn nhận là nước có sách lược thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất. Việt Nam cũng không thể không nghĩ đến vấn đề “lưu thông chất xám”.
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Vấn đề đào tạo nhân tài

    08/02/2003Nếu cứ để cung cách đào tạo nhân lực như hiện nay thì sẽ kéo dài tình trạng chậm tiến, phụ thuộc vào nước ngoài...
  • xem toàn bộ