Đôi điều về trọng dụng nhân tài
Không phải đến hôm nay chúng tamới nói đến việc trọng dụng nhân tài, mà từ xưa cha ông ta dã đặc biệt quan tâm, trọng dụng nhân tài, coi nhân tài là rường cột của quốc gia và có chính sách trọng dụng rất cụ thể thống nhất từ TW đến địa phương (làng, xã):
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyênkhí mạnh thì nước thịnh,nguyên khí yếu thì nước suy" bởi thế các bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vunxới…”
Trích văn bia Quốc Tử Giám
Nhờ có chính sách thống nhất từ trên xuống dưới thực sự cầu người tài, trọng dụng người tài không phân biệt xuất thân sang, hèn nên các triều đại nước ta tuyển dụng được nhiều người đích thực tài năng, tạo dựng được thể chế của các vương quyền, tồn tại mấy trăm năm như Lý, Trần, Lê…Và nhiều người tài đã trở thành các vị lương đống*) quốc gia: Lê Văn Thịnh, Lương Thế Vinh, Nguyễn Thượng Hiền, Phùng Khắc Khoan, Lê Văn Hưu...
Ở các làng quê, những người có học (nho sinh) đều được dân làng coi trọng, mặc dù có người không giữ các cương vị gì trong thôn, trong tổng.
Còn ai đã đỗ trong các kỳ thi Hội đều được triều đình bổ một chức vụ nào đó. Riêng với những người đỗ tiến sĩ, thám hoa, bảng nhãn, trạng nguyên đều được nhà vua ban tặng mũ,áo và lệnh cho quê hương những người đó phải tổ chức lễ nghi rước đón khi các tân khoa vinh quy.
Những người đỗ đạt đều phải trải qua các kỳ thi nghiêm ngặt: thi hương, thi hội, thi đình. Chính bởi sự nghiêm ngặt trong thi cử này nên nhiều người lều chõng đi thi từtrẻ đen già vẫn không thề vượt qua vũ môn và suốt đời chỉ là cống sinh. Còn các vị đỗ tiến sĩ trở lên đều qua các quan đầu triều hoặc trực tiếp nhà vua sát hạch về học vấn, việc trị nước, đối nội và đối ngoại...
Nhiều người có tên trong bảng vàng nhưng sau khi bị vua sát hạch lần cuối vẫn bị đánh rớt xuống hạng dưới. Nếu ai bị phát hiện gian lận thì cả người thi lẫn vị quan chấm trung khảo, phúc khảo đều bị phạt rất nặng. Đã không hiếm vị quan trường bị lột áo, mũ, đuổi về quê, thậm chí bị đầy đi làm lính thú…
Quan trường, hầu hết là những người học rộng,tài cao đều đỗ đại khoa trở lên: tiến sĩ, thảm hoa, bảng nhãn, trạng nguyên, đặc biệt là phẩm hạnh trong sáng, trung thực, vô tư mới được triều đình giao trọng trách chấm thi.
Bởi vậy những người đỗ đạt đều thực học và các chức vụ cao, thấp của họ đều do thứ hạng đạt được trong các kỳ thi để bổ nhiệm. Tuyệt nhiên không có hiện tượng người đỗ hạng thấp (cống sinh) lại là quan trên của người đỗ tiến sĩ, thám hoa. Do đó các quan lại đều phục tài nhau về học vấn, tư cách...nên ít xảy ra trường hợp trên bảo dưới không nghe. Bởi quan trên bao giờ cũng hơn hẳn quan dưới về học vấn, tài năng…
Chế độ khoa cứ thời cha ông ta đã tạo nên một bộ máy cai trị có trình độ học vấn khá chuẩn mực từ thấp tới cao. Ai muốn làm quan đều phải học hành siêng năng và trải qua các kỳ thi ngặt nghèo. Tuyệt nhiên, không có rường hợp làm quan rồi mới đi học. Và vì vậy không có các rường lớp "chuyên tu”, "tại chức" như ngày nay. Việc sử dụng được người tài không chi ở sự sai ngộ (chính sách) công khai, cụ thể, mà cái quan trọng hơn là thái độ ứng cử với họ phải thực sự cầu thị, tôn trọng họ, biết lắng nghe lời họ nói, nhiều khi "nghịch nhĩ ", nhưng lại là chân lý, lẽ phải, làm đổi thay thế cuộc.
Phàm là người tài họ đều trung thực, thẳng thắn, có cách nhìn, cách nghĩ rất riêng, không đồng nhất với số đông, bới họ thay cái nhiều người chưa thấy. Hay nói một cách khác là họ đi trước thời đại.
Người tài là thế, thời nào cũng vậy, họ luôn sống theo lương tâm mình,không cơ hội, xu thời, nịnh bợ.
Vì vậy dùng được người tài ngoài các bậc thánh đế, minh vương ra đâu phải dễ!
Việc thành phố Hà Nội tố chức lễ tuyên dương long trọng 112 thủ khoa xuất sắc đại diện cho 50 trường Đại học, Cao đẳng trên toàn thành phố với sự có mặt của nhiều đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước tại Văn miếu Quốc TửGiám vừa qua là một tín hiệu đáng mừng trong việc trọng dựng tài năng.
Cụ thể là việc công bố 61chỉ tiêu tuyển dụng vào4 tổng Công ty doanh nghiệp lớn của Hà Nội có lượng khởi điểm là 1,5 triệu đồng/tháng hay thành phố sẽ "bắt" một số cơ quan phải nhận sinh viên giỏi, nếu cơ quan đó thiếu cán bộ. Hay các thủ khoa tiếp tục tham gia các khóa học nâng cao trongnước và ngoài nước thì được hỗ trợ tài chính. Cụ thể, học thạc sĩ sẽ được hỗ trợ 24 triệu đồng/người, học tiến sĩ sẽ được hỗ trợ 40 - 50 triệu đồng/nguời…Nghe rất hay, nhưng liệu có khả thi hay không phải chờ thực tế trả lời?
Thực tiễn cho thấy những năm qua, nhiều thủ khoa vẫn chưa được trọng dụng. Nhiều thủ khoa suất sắc bày tỏ nhiều băn khoăn trăn trở trước những bất hợp lý từ thực tiễn chính sách đang là rào cản hạn chế cống hiến và sáng tạo của người tài.
Em Lưu Huỳnh Mai, thủ khoa trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho rằng một số chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài của thành phố còn nặng về hình thức, ví dụ là nhiều cơ quan, doanh nghiệp của Hà Nội vẫn quy định chỉ tiêu xét tuyển phải có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội vào làm việc. Nhiều bạn trẻ ở ngoại thành tìm được việc làm ở Hà Nội nhưng không biết khi nào mới mua được một căn nhà ở do quy định: phải có hộ khẩu mới mua được nhà, đất.
Hay có hàng trăm cán bộ nghiên cứu trẻ phải chạy ngược, chạy xuôi để có kinh phí nghiên cứu để tài trong khi đó mỗi năm Hà Nội chi hàng chục tỷ đồng vào lĩnh vực này mà nhiều cán bộ nghiên cứu trẻ thuộc nhiều cơ quan bộ, ngành vẫn khôngđược tham gia và nếu có được tham gia chăng nữa, họ cũng chỉ là người làm thuê cho chủ đề tài, chủ dự án với một số tiền không xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Nhiều khi ngay cá tên của họ cũng không được ghi trong các đề tài. Đấy là không nói đến các quy định pháp quy trái ngược nhau. Cụ thể, vừa qua Chính phủ cho phép các cơ quan, doanh nghiệp có quyền tự chủ trong quỹ lương, tuyển dụng...
Hỏi làm sao thành phố Hà Nội có thể "bắt" được các cơ quan tuyển dụng người tài? Các cơ quan đó sẽ có hàng trăm lý do hợp lý để khước từ. Vả lại chủ trương của Nhà nước ta lấy sự "ổn định" là quan trọng hàng đầu. Và các cơ quan tuyển dựng vin vào lý do này không muốn tuyển dụng vì sẽ làm xáo trộn bộ máy, cách nghĩ, cách làm vốn đã thành thói quen của họ.
Hơn nữa theo quy định bảng lương của Nhà nước cho các cán bộ mới ra trường thì từ trình độ Đại học trở lên rất cụ thể. Không một cơ quan nào có thể làm trái được. Vả lại, ở nước ta hiện nay nhất là trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước không có trường hợp thu nhập (lương) của cấp dưới lại hơn cấp trên.
Đấy là không nói đến thái độ ứng xử, tôn trọng người tài. Cả một guồng máy từ xưa đến nay như vậy thì người tài mấy chăng nữa cũng bị mài mòn thành tròn chặn.
Nước ta không phải hiếm người tài! Đã bao tài năng bị hoài phí trôi xuôi cùng năm tháng. Vì vậy muốn tuyển dụng được người tài phải có chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước thống nhất từtrên xuống dưới, chứ không thể tùy thuộc vào chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" của các địa phương khác nhau.
Muốn trọng dụng được người tài, điều tiên quyết đầu tiên là Nhà nước phải tuyển chọn được người đứng đầu các cơ quan có tài, có đức, có tâm huyết vì lợi ích quốc gia, chí công vô tư.
Nếu không mọi việc vẫn chi là hình thức. Bởi lẽ: “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
*)lương đống: người có tài, làm trụ cột nhà nước
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh