Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"

02:00 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Ba, 2018

"Nửa vời!"

GS. Hoàng Tụy

.

Thưa GS, ông thấy quy định tiêu chuẩn, bổ nhiệm GS, PGS mới ban hành có điều gì đáng lưu ý?

- Tôi thất vọng vì quy định mới này có nhiều điều không hợp lý, không hiệu quả, vẫn theo kiểu quản lý tập trung quan liêu. Đã bao nhiêu năm nay, chúng ta nói rằng, bất cậpcủa quản lý giáo dục là không chịu phân cấp, nhưng nói mãi rồi mà cóthấy thay đổi đâu.

Vậy chuyện phân cấp đã được "nói mãi" thế nào?

- Trong việc này, chúng tôi đã đề nghị cần xem GS, PGS là 1 nhiệm vụ ở cơ sở ĐH cụ thể chứ không phải là phẩm hàm trừu tượng. Nếu cần thì Nhà nước chỉ quản ở mức tối thiểu thôi. Trên mặt bằng tối thiểu, từng cơ sở ĐH sẽ quyết định công nhận GScho mình.

Tức là, sau 7 năm từ khi thực hiện quy chế về công nhận GS, PGS; sau 5 nămthảo luận sửa đổi quy định, sau 4 năm từ khi GS và các cộng sự kiến nghị chấn hưng GD, sau 3 năm từ khi có nghị định đổi mới toàn diện giáo dục ĐH, quy định về GS, PGS lần này vẫn không có gì mới hơn?

- Cơ bản không khác trước. Chỉ khác ở chỗ tách việc công nhận với bổ nhiệm.Theo quy định cũ thì Hội đồng chức danh GS Nhà nước (HĐCDGSNN) côngnhận xong là ứng viên nghiễm nhiên thành PGS, GS. Còn quy định này, saukhi được công nhận, ứng viên phải có một cơ sở ĐH đề xuất bổ nhiệm thìứng viên mới có thể thành PGS, GS.

Trong điều 17 ở phần "trình tựbổ nhiệm chức danh" có quy định rõ: cơ sở ĐH có nhu cầu GS, PGS thì sẽthông báo công khai, nhận hồ sơ của ứng viên, sau khi ứng viên đạt tiêuchuẩn, trường lại đề xuất bổ nhiệm. Như vậy, quy định mới đã gắn tráchnhiệm cho cơ sở ĐH rồi đấy chứ?

- Việc sửa đổi nửa vời chính là ở chỗ này. Trường đề xuất, nhưng chức danh GS vẫn do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm.

Trong khi đó, ở Úc, Mỹ, Nhật, GStrường nào là do hiệu trưởng trường đó bổ nhiệm. Ở châu Âu phần lớncũng vậy. Chỉ có ở Pháp, vốn là chế độ quản lý tập trung, vẫn do Chínhphủ bổ nhiệm. Nhưng thực ra, cơ sở gần như quyết định vì họ đã chọn,nhà nước sẽ theo đề nghị của họ.

Thêm nữa, đúng ra, Nhà nước chỉ quản ở mức tối thiểu thì ở đây - là HĐCDGSNN - lại xét tiêu chuẩn "tối đa".

Chỉ nên quản mức tối thiểu

Có thể hiểu quy định để quyềnbổ nhiệm cho Bộ trưởng là nhằm ngăn chặn khả năng giao thẳng về chotrường ĐH thì sẽ có nơi vì nể, vì quan hệ, trường công nhận "bừa" nênloạn GS; PGS, hoặc có nơi chưa đủ năng lực để thẩm định và bổ nhiệm,dẫn tới kết quả có "GS, PGS ăn non"?

- Nhà nước chỉ kiểm soát mức tốithiểu thôi. Dưới mức đó thì không là GS trường nào cả, còn từ mức đótrở lên, được phong GS hay không là do cơ sở quyết định. Phải để cơ sởchịu trách nhiệm. Khi họ buộc phải có trách nhiệm và xuất phát từ nhucầu thật sự, thì sẽ biết GS thật là thế nào. Chứ để Bộ bổ nhiệm, thànhra GS, PGS là "giá trị quốc gia".

Cũng như bằng tiến sĩ, phải đểcho trường tự cấp. Bằng tiến sĩ trường này rất tốt, trường kia rất thấpthì cũng phải chấp nhận, chứ đâu có cái kiểu tiến sĩ cấp quốc gia, "cámè một lứa". Như thế, làm sao tăng tính chịu trách nhiệm của cơ sở ĐHđược.

Cụ thể, Nhà nước kiểm soát mức "chất lượng GS tối thiểu" như thế nào?

- Người nào muốn được làm GS, PGS ở bất kỳ cơ sở đào tạo nào đều phải đưa hồ sơ lên cho hội đồng nhà nước xét.

Tổ chức này chỉ làm việc xem xét về mặt khoa học xem anh có đạt mức tối thiểu hay không, chứ không xét cụ thể cho trường nào cả.

Ở đây, việc xét đầu tiên lại là ở HĐCDGS cơ sở. Thẩm định ở trong nội bộ thì làm sao đủ người chuyên mônmà làm được? Lại còn quy định "mỗi hồ sơ đăng ký phải được ít nhất 3GS hoặc PGS cùng ngành chuyên môn xét công nhận".

Xong rồi, đưa lên hội đồng ngành,liên ngành, rồi hội đồng nhà nước. Càng lên hội đồng cao, càng không đủngười có khả năng để thẩm định. Quá trình có vẻ tập trung nhưng thực ralà quan liêu, không sát sao gì cả.

Tôi thấy thật buồn cười vì người làm quy định này chẳng hiểu gì về giáo dục ĐH tiên tiến cả.

- GS nói "người làm quy định chưa hiểu thực tế giáo dục ĐH ở các nước" có võ đoán hay không?

- Tôi đã tham gia thẩm định GS,PGS ở nước ngoài nhiều lần. Gần nhất, cách đây 2 năm, tôi thẩm định 1hồ sơ GS cho Học viện Công nghệ Georgia ở Atlanta. Đó là 1 trường ĐHlớn thuộc loại top 10 ở Mỹ về công nghệ. Họ gửi hồ sơ cho tôi, kèm theo"những điều muốn về tiêu chuẩn GS của trường". Người thẩm định xét tiêuchuẩn. Còn được GS hay không là do trường công nhận.

Còn chuyện 1 hội đồng không đủnăng lực thẩm định, tôi lấy ví dụ, ở khoa toán của 1 trường ĐH hay việnnghiên cứu toán học, 1 nhà khoa học không thể am hiểu hết các chuyênngành nhỏ.

- Ở trên GS có nói "các hộiđồng càng lên cao, càng không đủ người có khả năng để thẩm định. Nhưvậy tức là không cần thiết phải có HĐ ngành, liên ngành và HĐCDGSNN?

- Theo tôi, hội đồng ngành, liên ngành hoàn toàn không cần thiết. Còn HĐ cơ sở thì nước nào cũng có.

Khi thẩm định, tổ chức này sẽ gửihồ sơ ứng viên cho các chuyên gia, nhưng không phải chỉ trong cơ sở ấy.Nếu trong nước chưa đủ thì gửi ra ngoài nước.

Hội đồng nhà nước để xét "chuẩntối thiểu" là 1 tổ chức, chứ không mang tính chất của HĐGSNN như tađang có. Các thành viên sẽ kiểm tra khả năng khoa học ở mức tối thiểu,tức là xem anh có bằng tiến sĩ không, bằng đó giả hay thật. Đây là việchành chính, có thể làm được.

Còn thẩm định công trình khoa học thì không nhất thiết phải là cái ông trong hội đồng ngành, liên ngành.

Tất nhiên, việc xét trên hồ sơcũng sẽ có nhầm lẫn. Nên ở một số nước, còn yêu cầu ứng viên đến trườngĐH trình bày trước một hội đồng GS để xác nhận anh có đủ trình độ hướngdẫn nghiên cứu khoa học. Việc này, trường ĐH nào cũng làm được.

Nhưng liệu có thể lấy nhận xét trong ngành mà GS am hiểu là ngành Toán để lấy làm kết luận cho các lĩnh vực khác?

- Lĩnh vực toán còn tương đối dễvì đánh giá dễ khách quan. Trong vật lý cũng vậy, không phải nhà vậtlý nào cũng biết hết mọi vấn đề của lĩnh vực mình. Hơn nữa, ngày nay,xu hướng phát triển của khoa học là liên ngành.

"Tái diễn nguy cơ đội ngũ GS không đúng chuẩn"

Theo ông, hậu quả của việc đổi mới nửa vời này là gì?

- Việc tách bạch 2 quy trình: khicông nhận thì xét từ dưới xét lên, đến khi bổ nhiệm thì quay lại "từdưới đề xuất lên" một lần nữa vừa hình thức, vừa nặng nề với những cơsở khoa học trình độ cao. Bởi hội đồng cơ sở của họ tự xét còn hơn cáchội đồng bậc cao hơn.

Ngược lại, những cơ sở yếu dựa vào chỗ đấy để "lách".

Vừa qua, chúng ta có đội ngũ GS,PGS rất đông nhưng ít người đúng chuẩn. Bây giờ, với kiểu làm như thếnày, tôi e rằng lại sẽ lặp lại nguy cơ đó. Có thể mức độ đỡ hơn mộtchút nhưng chưa thể thay đổi cơ bản.

Ta làm thế này thì tiêu chuẩn caoquá hoặc là thấp quá, kết cục lại không quản được cái gì cả. Việc quảnlý tập trung quan liêu, ở trên nắm hết vì cái quyền đi với lợi.

- GS nói vậy không e làm chạnh lòng những người có liên quan sao?

- Tôi không dám khẳng định quyềnlợi về vật chất ở đây, tuy rằng người ta có lời ra tiếng vào. Nhưng tôikhẳng định thế này, ít nhất việc "ôm" quyền sẽ tạo cho anh uy tín,trọng lượng nào đấy, thậm chí là mác "oai" trong nhiều hoạt động khác.

Tôi rất làm lạ cách đây mấy năm vấn đề này đã được thoả thuận, không ngờ hôm nay lại ra kết quả ngược lại.

  • Hạ Anh (Thực hiện)
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    11/09/2006Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước,...
  • Thư ngỏ gửi tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo

    03/07/2006Hà Văn Thịnh - Đại học Khoa học HuếTôi trình bày những suy nghĩ của mình với ông, chỉ với mục đích thiết tha rằng, giáo dục sẽ đổi mới và khởi sắc theo đúng nghĩa cơ quan có chức năng di truyền và chế định những giá trị tiên quyết của văn hoá...

  • Các giáo sư vẫn “bán” mình!

    15/08/2005Mai Minh (thực hiện)Nổi cộm trong đội ngũ giáo sư (GS) hiện nay, vấn đề lương đã trở thành một bức xúc không thể giải toả. Dư luận thì eo xèo GS có sống bằng lương đâu mà phải kêu! Quả thật, theo một kết luận của Hội đồng chức danh GS nhà nước, thu nhập thấp nhất của một GS cũng cao gấp ít nhất 1,5 đến 3 lần mức lương quy định.
  • Trao đổi về “giải pháp cứu ngành giáo dục” của giáo sư Hoàng Tụy

    16/12/2003Chưa có bao giờ, chưa có ngành nào lại bị dư luận lớn tiếng chê trách nặng lời như ngành Giáo dục trong thời gian gần đây. Người ta chê trách: Những khoản tiền khổng lồ từ ngân sách Nhà nước, từ đi vay nước ngoài, từ đóng góp của nhân dân đổ vào cái thùng không đáy. Tiền càng nhiều, chất lượng càng sa sút. ...
  • Giáo sư Hoàng Tụy và Giải pháp cứu ngành giáo dục.

    17/10/2003“Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay có thể nói là đang rất nguy kịch. Trước thực trạng này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc phải quy trách nhiệm chính cho ông Bộ trưởng Bộ giáo dục và cách chức ông ta. Riêng tôi lại nghĩ khác ” – trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, giáo sư toán học Hoàng Tụy, nguyên là Viện trưởng Viện Tóan học, người từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã phát biểu như vậy