Giáo dục cái “nhầm thứ ba” về người

03:24 CH @ Thứ Hai - 14 Tháng Giêng, 2008

Từ ngày nhận chức, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo, nay là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng, đã năng nổ nêu vấn đề người học “ngồi nhầm lớp” (cái nhầm thứ nhất trong nền giáo dục mà ông phải thừa hưởng khi nhận chức) và cố gắng sửa. Trừ trường hợp cá biệt, chắc ông đã được sự đồng tình của cả nước. Tuy ông không dùng cụm từ nhà giáo “đứng nhầm lớp”, nhưng một số vấn đề ông nêu, cũng chứng tỏ là ông cũng đã thấy vấn đề đặt ra cho cái nhầm thứ nhì này trong nền giáo dục nói trên.

Nhưng cái nhầm thứ ba về người còn quan trọng hơn cả. Đó là cái mà có ai đó gọi là nhà quản lý “giữ (ngồi) nhầm ghế”, hay nói cho rõ đó là cái nhầm trao trách nhiệm cho một số nhà quản lý giáo dục cao hay thấp và họ nhận mà không đảm nhiệm nổi trách nhiệm này. Cái “nhầm thứ ba” này về người - tôi không muốn dùng cụm từ đao to búa lớn “vì cơ chế” là cái khó sửa nhất, tuy nó là cái trầm trọng nhất vì chính nó đã sinh ra hai cái nhầm kể trên, và nhiều hậu quả khác. Tất nhiên, tôi không vơ đũa cả nắm. Ở đây, tôi không đề cập đến những người “giữ đúng ghế”: tôi chỉ có thể hoan hô các vị.

Mục đích bài của tôi là chỉ nói đến những trường hợp “giữ nhầm ghế” thôi.

Tôi không thể dài dòng, nên chỉ xin nêu vài ví dụ của hậu quả của cái nhầm thứ ba này:

Có những việc “thường” mà người chẳng có chuyên môn cũng hiểu, như vấn đề nhà vệ sinh ở các rường học (mặc dù nó đụng đến sức khỏe của cả triệu học sinh, có thể kéo theo bệnh tật, mà sau này xã hội phải trả giá rất đắt: lực lượng lao động giảm sút, chi phí mà cá nhân và xã hội phải trả chi phí y tế để chữa chạy), vấn đề sách giáo khoa (kể cả trọng lượng của cái cặp của học sinh - ở Pháp, họ tính rằng cái cặp và sách vở đựng trong đó khi học sinh mang đến trường không được nặng quá 10% trọng lượng của học sinh, nếu không thì sẽ hại cho cột sống của trẻ em, và họ đề ra mấy giải pháp như sách giáo khoa phải nhẹ, nếu cần thì tách ra làm hai, tránh bìa cứng nặng, vở với số trang giới hạn, dùng cặp loại nhẹ ), vấn đề bạo lực và kỷ luật trong trường học, vấn đề chạy theo thành tích, với những con số giả tạo về học sinh giỏi, đạt thành tích cao, ngày nay mới được phần nào phanh phui là những vấn đề mà nhà quản lý lẽ ra phải quan tâm ngay từ đầu.

Nhưng cũng có những vấn đề “kỹ thuật” hơn: Có vấn đề thi cử kiểm tra trình độ học tập. Đề án “2 trong 1 " - gộp thi Tốt nghiệp Phổ thông trung học và thi tuyển Đại học - là một đề án nguy hiểm vi hai mục đích hoàn toàn khác nhau (nước ngoài người ta muốn tránh, mà có người nước mình lại khẳng định rằng làm vậy là rút kinh nghiệm của người ta). Đề án thi "trắc nghiệm" - cũng do lý luận không chính xác đã có lúc lầm le đưa vào sử dụng, nay tạm thời chỉ sử dụng một nửa". (Nói đơn giản cho dễ hiểu: thi trắc nghiệm mà tôi thấy ở Pháp gọi là QCM: Questionnaires à Choix Multiples, câu hỏi có nhiều lựa chọn giải đáp) là nhiều giải pháp sai xen lẫn một giải đáp đúng để thí sinh lựa chọn. Ngoại trừ cái nguy cơ đi thi đoán mò mà trúng, tôi cũng liên tưởng đến ý rằng chớ để cho hình ảnh của cái sai đã thâm nhập vào đầu, dù là “mang máng nhớ”, sau khó xua đuổi nó ra lắm. E rằng việc chưa áp dụng hoàn toàn hình thức thi loại này chỉ là kế hoãn binh, vì theo trang web www.hanoimoi.com.vn/vn/47/14988, bài “Lấy ý kiến dân về Đề án đổi mới thi và tuyển sinh" (gồm 6 vấn đề), hai vấn đề dẫn trên đây được Bộ Giáo dục đào tạo nêu ra rõ ràng (thí dụ như - tôi chép nguyên văn: "Chuyển việc ra đề từ hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm đối với các môn thi, trừ môn Ngữ văn phối hơp tự luận và trắc nghiệm”).

Trong cái thiện ý nâng tỉ lệ nhà giáo Đại học có bằng Tiến sĩ, Đề án 2 vạn Tiến sĩ cho đến năm 2020 trong khung cảnh mở vung vãi rất nhiều Trường Đại học, gây ra nhiều nghi vấn... Vấn đề chấm điểm kiểu hành chính để đánh giá công trình nghiên cứu, cúng gây ra nhiều câu hỏi về trình độ hiểu biết thực sự của một số nhà quản lý. Đó là chưa kể những chuyện cũ như vụ việc "bộ đề thi", việc phong hàm Giáo sư thay vì bổ nhiệm theo chức vụ, mà đến nay vẫn chưa chỉnh được.

Và cũng có những vấn đề quan trọng hơn, liên quan đến chiến lược phát triển, đôi khi liên quan cả đến độc lập tự chủ, đến sự tồn tại của đất nước Việt Nam.

Vấn đề trầm trọng hơn cả là cái quan niệm "thị trường hóa" giáo dục, hay hơn thế nữa, nói nôm na ra là “thương mại hóa” giáo dục. Có lẽ vì nó mà sinh ra nhiều điều kỳ lạ… Nếu sự mạo bằng cấp, tiếm xưng, còn có thể giải thích là sự gian lận cá nhân, thì việc “học giả bằng thật" không thể do đương sự tự tạo ra, nó phải có một sự “phối hợp", hoặc đồng lõa, hoặc chủ trương nào đó mới có thể xảy ra (lợi tức?). Việc ẩn sau cụm từ "xã hội hóa" giáo dục, giải thích quanh co để biện hộ cho việc đóng học phí cao, tăng học phí, phân biệt học phí và chi phí học tập, biện hộ cho lý luận "tiền nào của nấy" trong giáo dục và đào tạo, thật là khó chấp nhận (một cách khuyến khích Nhà nước phủi tay?), mặc dù sự bất công phân hóa giàu nghèo rất là rõ rệt (đây là một thứ kỳ thị theo tiền bạc), mà việc học sinh bỏ học vì gia cảnh đã rành rành. Việc cho mở vung vãi những Đại học "ngoài công lập”, những cơ sở "giảng dạy”, cậu sinh viên với cái nhãn về những ngành được coi là thời thượng, khi tiêu chuẩn về nhà giáo và phương tiện học tập thiếu bảo đảm, không thể không có những hậu quả tai hại lâu dài. Thậm chí, vì "thị trường", có người tóm gọn mục tiêu giáo dục Đại học thành việc đào tạo người có tay nghề để dễ có việc lâm cho Công ty nước ngoài, mà bỏ qua vế chuyển giao kiến thức, nguồn gốc của mọi nền văn minh. Một số người lúc này tỏ vẻ mê kiểu Mỹ: không biết là họ mê “thật” (nhưng lại không biết tiêu hóa những gì mà họ tưởng là đã học được từ người Mỹ) hay là họ cao tay ấn, mê "giả" vì có quyền lợi đâu đó? Lại có người đề cao việc càng ngày càng tăng số Trường Đại học hoàn toàn giảng dạy bằng tiếng Anh. Đến một lúc nào đó có ai sẽ đề nghị toàn thể các đồng bào dân tộc, Kinh hay thiểu số, ở Việt Nam, học thẳng ngay tiếng Anh từ thuở sinh ra, cho dễ “hợp” với thị trường không? Với lý luận về giáo dục kiểu ấy, nền văn hóa, trí tuệ của cả một dân tộc sẽ ra sao?...

Thiết nghĩ, không ít người Việt Nam trong hay ngoài nước, trong hay ngoài nghề giáo, mong đợi có những Nhà quản lý thực sự tài ba, họ là người có năng lực, có cả đức lẫn tài, không ai khác họ là những người "giữ đúng ghế” theo đúng tên gọi đồng họ là những người có đủ bán lĩnh để ngăn chặn những sa đà đã nêu ở trên.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • “Lệch chuẩn” trong giáo dục

    24/10/2006Ngụy Hữu TâmGiáo dục chính là quá trình xã hội hoá, tạo điều kiện cho mỗi thành viên tiếp cận xã hội đó. Tuy những năm đầu cách mạng, ngành giáo dục của chúng ta đã có một số kết quả đáng kể, nhưng sau đó có sự hụt hẫng. Để minh chứng cho yếu kém của ngành giáo dục nước ta, tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc một thông tin nữa...
  • Mục tiêu giáo dục: Thành nhân trước khi thành tài!

    30/09/2006Trần Sĩ ChươngNhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên ở mọi cấp. Những vấn đề tiêu cực trong ngành đang là nỗi bức xúc lớn của toàn xã hội. Tân Bộ trương Nguyễn Thiện Nhân đã đặt mục tiêu phòng chống tiêu cực lên hàng đầu như chống gian lận trong thi cử và bệnh thành tích của Bộ giáo dục...
  • Chi tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!

    16/02/2006Vũ Quang Việt (chuyên viên Thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ)Từ New York (Mỹ) chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc Vũ Quang Việt gửi tới VietNamNet những phân tích thú vị về chi tiêu cho giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương pháp tính toán của bản thân...
  • Giáo dục phổ thông - Những tồn tại lưu niên

    17/01/2006Hàn Liên HảiSuốt cả một đời gắn bó với ngành giáo dục, Nhà giáo ưu tú Hàn Liên Hải đau xót nhận xét "Giáo dục phổ thông vẫn đang tiếp tục trong tình trạng khủng hoảng" ...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Giáo dục của chúng ta đang đi sau các nước hàng chục năm

    22/11/2003Nguyễn Thế LongTrong quá trình cải cách giáo dục (CCGD) hơn hai mươi năm qua, hãy cùng nhìn lại xem các trường đại học (ĐH) đã có những chuyển biến đổi mới gì trong nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập?
  • Chất lượng giáo dục phổ thông – một vấn đề cấp bách

    11/11/2003GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn1. Vấn đề đặt ra sau kỳ thi tuyển sinh Đại học 2003. 2. Phải nắm thật chắc quy luật cơ bản về chất lượng giáo dục. 3. Bệnh tham kiến thức...
  • Về quản lý chất lượng trong giáo dục phổ thông hiện nay

    18/10/2003Phạm Quang HuânBài viết này đề cập một số suy nghĩ bước đầu về những bất cập chính trong thực tiễn QLCL ở nhà trường phổ thông hiện nay...
  • Chất lượng giáo dục thấp: "vị đắng" bắt đầu từ đâu?

    03/10/2003Viện Chiến lược và chương trình giáo dục vừa cho biết, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79/10, thua kém nhiều so với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điều này chẳng mấy bất ngờ, nhưng vị đắng này bắt đầu từ đâu?
  • Môi trường học tập làm tăng chất lượng giáo dục tiểu học?

    25/08/2003Nguyệt MinhĐược xây dựng với mục tiêu tăng cường sự đối thoại giữa trẻ em với người lớn, gắn kết mối quan hệ giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và chính quyền địa phương , mô hinh “Môi trường học tập bạn hữu” do Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển khởi xướng đã chứng minh tính ưu việt của một mô hình giáo dục mới theo chủ trương cải cách giáo dục của Bộ GD&ĐT, sau thời gian thực hiện thí điểm tại 6 trường tiểu học TP.HCM...
  • Giáo dục - Lực bất tòng tâm?

    23/08/2003Võ Sư PhạmNhiều điều xã hội kêu ca về chuyện học thường được nghe thanh minh tại lực bất tòng tâm. Rồi ai cũng hiểu ta thừa tâm, chỉ thiếu lực. Lực là tiền, là cơ sở vật chất để thực hiện cái tâm. Còn cái tâm là gì?
  • Nghịch lý chất lượng của môn giáo dục công dân.

    29/06/2003Đã có rất nhiều giấy mực bị tiêu tốn vào việc dự thảo giáo dục pháp luật trong trường phổ thông. Theo Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ “Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ GD và ĐT chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu, giảng dạy....” Như vậy, hiện có một khối lượng kiến thức cơ bản, khái quát về pháp luật được dạy và học tại các trường phổ thông trên cả nước. Nhưng qua các năm đã triển khai thực hiện, chúng ta nghĩ sao trước thực trạng học sinh, sinh viên (kể cả trẻ vị thành niên) phạm tội ngày càng tăng chứ không giảm?
  • Một cơ hội để đánh giá thực trạng giáo dục THPT

    10/02/2003Tiến sĩ Hồ Thiệu HùngĐối với nhà quản lý xã hội, đây là một dịp để kiểm định những báo cáo lâu nay chỉ nêu dưới dạng định tính của các nhà quản lý giáo dục về chất lượng giáo dục (văn hóa) của học sinh địa phương mình, được diễn đạt là "được nâng lên rõ rệt" (hoặc một bước) kèm theo mấy con số về tỷ lệ tốt nghiệp ở các bậc học - nào là tiểu học 99,9%, trung học cơ sở là hơn 99%, THPT là hơn 90%...
  • Gọi đúng tên thực trạng giáo dục

    10/02/2003Tương LaiTôi muốn đề nghị gọi đúng tên thực trạng của nền giáo dục nước nhà khi những băn khoăn, lo lắng về một mùa thi, một mùa tuyển sinh vừa kết thúc, một năm học mới sắp khai giảng, tạo nên một mối bất an trong tâm lý xã hội.
  • xem toàn bộ