Làm sao để đào tạo người có “tư duy sáng tạo”?

Nguyên giáo sư Đại học Paris, Pháp
08:15 SA @ Thứ Bảy - 05 Tháng Chín, 2009

Trước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ “tư duy sáng tạo” mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay nghĩa là gì. Nói giáo dục đào tạo ra những người “biết suy luận” (có người gọi là có “tính chủ động tư duy”) thì tôi hiểu. Còn từ “sáng tạo” thì tôi hiểu theo nghĩa là “phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình”. Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người biết suy luận.

Không thể có suy luận, không thể có sáng tạo nếu không có kiến thức cơ bản tối thiểu

Tôi nghĩ loài người tiến bộ là nhờ tích lũy được những hiểu biết của các thế hệ trước rồi mới tìm ra những cái mới cho thế hệ mình, chứ không phải là mỗi thế hệ luôn trở lại thời đồ đá rồi tự phát minh lại từ đầu. Cho nên ở mức độ bình thường thì nên học cho đủ hiểu biết đã. Tôi nói điều này cho tất cả mọi cấp học, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học và những năm đầu đại học, ngoại trừ cấp “đào tạo qua nghiên cứu”. Nói như vậy không có nghĩa là người học (học sinh, sinh viên) hoàn toàn thụ động, học kiểu học vẹt: nếu nhà giáo có nhiệm vụ chuyển giao kiến thức qua bài giảng, người học, ngoài việc phải tiếp thu còn phải được hướng dẫn để biết tự mình tra sách, tìm tài liệu tại thư viện hay bằng những phương tiện khác như tìm trên mạng... để bổ sung sự hiểu biết của mình.

Ở đây, tôi thấy cần nói thật rõ để tránh hiểu lầm. Học vẹt có thể điển hình bằng một thí dụ “cực cấp”: ở nước nào có quốc giáo (thần tiên hay trần tục) thì có việc học thánh kinh, mà đã là học thánh kinh thì không có chuyện đòi suy luận, chỉ có việc học sao cho thuộc để tụng lại.

Từ thái cực này sang thái cực khác, một số nhà sư phạm chủ trương cần để cho người học (dù nhỏ tuổi) tự mày mò, tìm tòi hiểu biết. Thí dụ như theo họ, sinh viên đại học phải hoàn toàn tự học từ sách và tài liệu, nhà giáo chỉ hướng dẫn (!?) mà không cần lên lớp (vậy thì nhà giáo đại học tồn tại để làm gì?). Theo tôi, một bài giảng của nhà giáo có trình độ và lương tâm, trong mỗi tiết học mang lại cho người học một khối lượng hiểu biết hoàn chỉnh (chính vì vậy tránh được việc học quá tải, thu gọn được số giờ học) kèm theo những chỉ dẫn về phương pháp và tài liệu tra cứu mà tự sinh viên có thể không có được, như vậy tiết kiệm được thời giờ cho người học rất nhiều và tạo điều kiện tối đa cho họ dùng số thời giờ còn lại để tự trau dồi thêm hiểu biết.

Để minh họa cho rõ ý, lấy thí dụ tại Pháp, ở các lớp C.P.G.E. - lớp ở mức tú tài + 1 và tú tài + 2, sửa soạn để thi tuyển vào các Grandes Ecoles (trường lớn) của Pháp - không có chuyện nhà giáo ngồi trên bục giảng nêu vấn đề để rồi sinh viên “trầm tư mặc tưởng”. Hai năm học này là hai năm dạy và học rất căng, rất nghiêm túc, chặt chẽ, luyện cho học sinh một cách học có quy củ.

Ở mức độ này, học sinh phải hấp thụ các kiến thức cần thiết, chưa có chuyện mày mò sáng tạo. Nếu ai tán dương sự thành công của hệ thống Grandes Ecoles thì đừng lẫn lộn việc học căng (dạy nhiều, học nhiều nhưng phải tiêu hóa được) với việc học vẹt (nhồi mà học sinh không hiểu).

Điều kiện để có một nền giáo dục - đào tạo hợp lý như kể trên phụ thuộc nhiều điều: 1) Đào tạo được những nhà giáo đúng chuẩn; 2) Nhà giáo có được phương tiện đủ sống để hành nghề nghiêm chỉnh; 3) Bảo đảm điều kiện vật chất tối thiểu về trường lớp; 4) Bảo đảm điều kiện vật chất và thời gian tối thiểu cần thiết cho người học; 5) Luật lệ và phong tục không dung thứ những tha hóa làm nhiễu môi trường học tập.

Những điều này tất nhiên phần lớn phụ thuộc ở những quan chức có thẩm quyền, nhưng cũng phần nào phụ thuộc các thành phần khác của xã hội có quan tâm đến vị trí quan trọng của giáo dục - đào tạo trong xã hội hiện tại và tương lai hay không. Những chủ trương như coi giáo dục là một “hàng hóa thuận mua vừa bán” trong một thị trường hoàn toàn tự do, ưu tiên số lượng so với chất lượng... không phải là những chủ trương thuận lợi cho việc thực hiện những điều kể trên.

Vấn đề sáng tạo

Trong cụm từ “đào tạo người có tư duy sáng tạo”, hình như đâu đó có một ẩn ý mong muốn đất nước có được một đội ngũ đông đảo những nhà nghiên cứu sáng chế những cái mới. Có hai dạng thông minh. Dạng thứ nhất là dạng học giỏi theo nghĩa hiểu nhanh, chóng tiếp thu (đôi khi đoán được) ý của người khác, trả lời được những câu hỏi của những ban giám khảo, dạng này thường thấy ở những người là thủ khoa, á nguyên của các kỳ thi.

Đấy là dạng mà nhiều người nước ta ưa chuộng, từ thuở xa xưa cho đến ngày nay. Dạng thứ nhì là dạng có óc sáng tạo, biết phát minh ra cái mới chưa từng có, hoặc (mở rộng định nghĩa hơn nữa) biết “phù hợp hóa” vào điều kiện của mình những phát minh ở nơi khác. Cả hai dạng này đều do bẩm sinh. (Đây là một nhận xét, không phải là sự đề cao năng khiếu).

Ở một người có thể hội tụ cả hai dạng thông minh này, nhưng không phải ai cũng có may mắn ấy. Tôi từng thấy những người thông minh dạng thứ nhất, nhưng khi đi vào nghiên cứu thì chẳng phát minh được cái gì mới, thậm chí có khi không thực hiện nổi một luận án. Ngược lại cũng có những người không thuộc dạng thứ nhất nhưng lại có những phát minh mà sử sách còn ghi.

Nói như vậy không có nghĩa là mọi sự đều tự phát. Dù là người thuộc dạng nào đi nữa cũng phải nhờ một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc, cho họ những kiến thức cơ bản đầy đủ để sau đó họ phát huy được khả năng, chính là điều mà tôi nhấn mạnh ở đây.

Trong một xã hội đang trên đà tiến triển, nhu cầu cần giải đáp các vấn đề nảy sinh, làm cho việc tìm tòi, nghiên cứu trở nên quan trọng: phải biết suy luận, đón trước những vấn đề cần được nêu ra và phải biết mang lại lời giải cho những vấn đề đó hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ. Có lẽ vì vậy mà nhiều người Việt Nam trăn trở với cụm từ “tư duy sáng tạo” chăng? Tuy nhiên, phải biết phân biệt “tìm” và “tìm thấy”.

Ngoài ra, xin nhắc lại một câu chuyện đã cũ. Cách đây mấy chục năm, một quan chức cao cấp trong nước hỏi tôi liệu bao năm nữa ta có thể có được một giải Nobel khoa học. Tôi trả lời nước người ta có một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc; khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa... của họ phát triển mạnh thì tới một lúc nào đó họ có được giải Nobel khoa học. Ngược lại, giả sử đem một nhà khoa học đã có giải Nobel cài vào một xã hội “lem nhem” thì người đó cũng chỉ cằn cỗi đi và khó có thể tiếp tục làm được gì đáng kể.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Vấn nạn” giáo dục đến từ “tư duy kinh kệ”

    25/07/2018Tôn Thất Nguyễn ThiêmDễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét" và "thầy đọc trò chép".
  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • “Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”

    18/07/2016Nguyễn Thu Phương“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”.
  • "Suy dinh dưỡng tâm hồn"

    06/09/2014Phạm Văn Nga (Văn Hoá Phật Giáo)Suy dinh dưỡng hiểu đơn giản là khi người ta không hấp thụ được mọi thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình. Nhưng sự “suy dinh dưỡng tâm hồn” mới thật là trầm trọng và rất đáng quan ngại khi nếp sinh hoạt, lối sống, quan niệm vào đời đều đang bộc lộ tình trạng xuống cấp.
  • Einstein và "đứa con của nông dân" nói về giáo dục

    13/02/2014Dù lĩnh vực khác nhau, ở hai tầm thời đại lịch sử hoàn toàn khác nhau, và dù mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng cả hai bài viết đều bàn về dạy người. Đủ biết giáo dục vẫn luôn là mối bận tâm, là niềm day dứt mà thiết tha của con người, dẫu là nhà bác học hay đứa con của nông dân, khi trái đất vẫn tiếp tục sinh ra trẻ em.
  • Năm học mới và triết lý giáo dục cũ

    18/08/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNăm học mới đã gần đến, các trường học khắp cả nước đang chuẩn bị đón học sinh khai giảng. Tuy nhiên, năm nay hơi bị trục trặc vì dịch cúm H1N1. Các thầy giáo và học sinh, cả cha mẹ học sinh nữa đang chờ đón nhiều thay đổi ở năm học này, nhưng có lẽ sẽ khó có đột phá nào quan trọng Cỗ xe giáo dục đang đi theo đường ray hiện tại, rất khó chuyển hướng. Cỗ xe ấy có quán tính rất lớn.
  • Các thầy đừng tự tạo "bi kịch" giáo dục!

    15/05/2009Bùi Việt Phương...Tâm hồn học trò bao giờ là cốc nước trong veo nhưng vô cùng tinh khiết có đủ tiềm năng để tạo nên đủ mọi loại mầu sắc. Chúng ta có thể tạo nên sắc hồng tuyệt đẹp hay vô tình để nó vấy bẩn cũng bắt đầu từ ly nước đó...
  • Tư duy sáng tạo

    20/01/2009Phan Đình DiệuNhững năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của một triết lý giáo dục cho nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  • “Giáo dục nhồi nhét thì dẫn đến “vô văn hóa”

    26/10/2008Sơn HàBằng kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), GS Vật lý Vũ Văn Hùng chia sẻ những quan sát của ông về tính chủ động trong các giảng đường đại học tại các quốc gia nói trên.
  • Đừng để bị “ nhân bản vô tính” về tư duy

    20/09/2008Kiều Hải thực hiệnNgười ta vẫn thường hay chê sinh viên thụ động, học hành thì như “ học sinh cấp 4” . Nhưng làm thế nào để có được những lớp sinh viên chủ động, sáng tạo, có bản sắc và chính kiến?Liệu rằng cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, đã có thể mong đợi sự “ lột xác hoàn toàn” khi một thế hệ SV mới toanh bắt đầu bước chân vào giảng đường ĐH?
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Không có chỗ cho thói tự lừa mị

    01/09/2006Charles Sullivan, Hoàng Thảo dịch…Học sinh không được giáo dục để trở nên những thành viên sáng tạo và hữu ích của xã hội, họ được lập trình và thành những kẻ tuân thủ mù quáng và những người tiêu thụ thiếu suy xét các sản phẩm hàng hóa và tuyên truyền...
  • Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

    14/10/2005Tr. Anh (Theo TST)Gần đây trong cuộc mạn đàm về vấn đề sáng tạo trong nhà trường. Giáo sư Lee Yuan Tseh - nhà hóa học đoạt giải Nobel đã đề cập đến vấn đề được xem là "cực kỳ nhạy cảm"...
  • ĐH Huế công bố bài văn đạt điểm 10

    20/08/2005Chiều 19/8, ĐH Huế đã đồng ý công bố bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang. Đây là bài văn đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Dưới đây là nội dung nguyên văn bài thi này...
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • xem toàn bộ