Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?
Mới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.
Trong một xã hội mà bằng cấp được đánh giá đúng được trình độ hiểu biết, chức danh phù hợp với nhiệm vụ, luật pháp cho phép và bảo đảm cho những người làm ăn lương thiện phát huy được tài năng của họ thì nhân tài sẽ từ đó mà có.
1.Theo cuốn "Từ điển tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, 2001, thì "nhân tài" là "người có tài năng xuất sắc” và "tài năng" là "năng lực xuất sắc, khả năng làm việc tốt và có óc sáng tạo trongcông việc". Và nếu như "tài năng" được hiểu tương đương với tiếng Pháp là "talent” thì cụm từ kể trên làm tôi băn khoăn. Để thanh minh rằng tôi không có ý làm một thứ hủ nho "bới lông tìm vết” dùng câu chữ để bàn ngang (vì tôi mong còn được trùnh bày ý kiến về việc sử dụng và đãi ngộ nhân tài, cùng như về giải pháp cho giáo dục đào tạo) tôi xin được nêu vài ví dụ ở xứ sở tôi định cư và biết, để minh họa: Kỹ sư G.Eiffel là một nhân tài, ông là người dựng cái tháp ở Thủ đô Paris, ông cũng là người xây dựng cái cốt sắt của tượng Nữ thần tự do của Bartholdi ở ngoài khơi Newyork, cũng là người xây cất rất nhiều công trình sắt thép nổi tiếng ở khắp năm châu và ở chính Việt Nam. Ông tốt nghiệp Trường kỹ sư
2. Tôi đoán: phải chăng cụm từ "đào tạo nhân tài” là câu nói tắt của “đào tạo ra những người có sự hiểu biết đúng đắn, để có thể trở thành nhũng nhân tài cho đất nước"?Tôi thiết tưởng (như tôi đã viết trong cuốn sách " Chung quanh việc học", Nxb Thanh Niên, Hà Nội 2004), một nền Giáo dục đào tạo (GDĐT) "haycho một xã hội bình thường” (ở đây, "bình thường không phải là tầm thường”, mà nghĩa là “lành mạnh"), là giáo dục dược những con người “bình thường” thành những công dân "bình thường”, đào tạo họ thành những con người "biết việc" , đảm nhiệm tới những công việc "bình thường”. Trong một xã hội bình thường như vậy, lương đủ sống làm cho ai cung đảm nhiệm công việc của mình, không phải làm thêm để kiếm của, xã hội ổn định, nên con người không phải lo tích lũy riêng cho mình, rồi cho con, cháu mình một cách vô tận, giàu nghèo không chênh lệch quá đáng cho nên tình người tồn tại… Trong xã hội bình thường đó, bằng cấp đánh giá đúng được trình độ hiểu biết chức danh phù hợp với nhiệm vụ, luật pháp cho phép và bảo đảm cho những người làm ăn lương thiện phát huy được tài năng của họ, và nhân tài từ đó mà có. Trong một xã hội bình thường đó, ngành nghề nào cần được tăng cường thì chỉ cần tăng số sinh viên, số người học nghề, số nghiên cứu sinh và trang bị thêm phương tiện cho ngành đó, mà chăng cần bàn luận dài dằng dặc về trình độ nào, sát hạch như thế nào, tính số năm dài ngắn như thế nào, để có được nhân tài.
3. Ngược lại, một nền GDĐT "dở", là một nền GDĐT chỉ nhằm khuyến khích con ngựa nuôi dưỡng ý tưởng trở thành những danh nhân bản xứ, danh nhân sở tại. Đó là nền GDĐT thuở xưa đã có lúc từng thấy ở nước ta: giáo dục và đào tạo ra những người có chí làm quan, kiểu muốn vinh thân phì gia, hưởng ơn vua lộc nước, nhung chẳng thiết tha gì mấy đến bàn dân thiên hạ. Tôi thiết tưởng ngày nay đất nước không thể thịnh vượng hơn nếu chỉ cứ nhằm tăng số anh hùng được bầu, tăng các kỳ thi đua (bởi vì cao thấp cũng chỉ là tương đối, "trong nhà nhất mẹ nhì con" ) , nếu có quy trình rằng đang ở chức vụ này thì phải có bằng cấp kia (người ta sẽ tìm cách mua bán bằng cấp, giả mạo trong thi cử, dối trá trong việc làm luận văn), nếu chỉ nhăm những tiêu chí bao nhiêu trường, bao nhiêu thầy, bao nhiêu trò, bao nhiêu năm (bởi vì sẽ rơi vào cái cảnh của câu nói trào phúng mà giới khoa học biết: "có ba cách nói dối: nói dối, nói dối trắng trợn, và nói dối theo thống kê)...
4. Nhưng câu hỏi đáng được chú ý hơn cả là trong một xã hội đã "trót không bình thường" như ở ta, thì giải pháp trong cấp bách phải là gì? Tôi thiết tưởng, nói gọn vài nét, cái "hướng"
Còn chuyện đãi ngộ. Những người đã được đào tạo xong một cách nghiêm túc có được một sự chú ý khác với những trường hợp dỏm như thế nào. Những người được gửi đi du học xong có được khuyến khích trở về chưa và khi trở về nước đã được sử dụng như thế nào? Có điều gì cản trở sự đề bạt những nhà khoa học trẻ để thay thế cho đội ngũ nhà giáo Đại học đã lão hóa?...
Có thể rằng vốn tiếng Việt của tôi không đủ chuẩn xác, nên tôi hiểu lầm chăng? Trong sự hồ nghi còn tồn tại, tôi xin kề câu chuyện sau đây như một thứ két luận tạm thời. Tôi quen hai anh người Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường