Sự hình thành con người với tư cách chủ thể sáng tạo
Bản chất con người là sáng tạo (M.Goocki). Bất cứ ở đâu con người cũng làm theo thước đo cái đẹp (C.Mác). Thời đại khoa học - công nghệ - tin học mà tựu trung là thời đại của văn minh trí tuệ hiện nay, thực chất là thời đại của những phát minh và sáng tạo. Sự phồn vinh của loài người ở thế kỷ XXI sẽ được quyết định bởi tính sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, nghệ thuật. Sáng tạo trở thành dòng chính của triết lý sống trong thế kỷ XXI.
Vinh quang và ýnghĩa của con người là phát triển tôi đa các năng lực sáng tạo của mình để trở thành những chủ thể sáng tạo, hoà vào thời cuộc, thực hiện được mục đích cá nhân và những nhiệm vụ cao cả của xã hội. Làm được như vậy cung có nghĩa tự con người đã "đưa con người trở về đúng vịtrí của chính mình”. Ở Việt
Vấn đề đặt ra là, chủ thể sáng tạo mang những phẩm chất gì và trong những điều kiện như thế nào thì một cá nhân có thể trở thành chủ thể sáng tạo? Cái gì làm cho những người cùng có những phẩm chất giống nhau mà người này thành đạt, người kia không thành đạt? Đây là vấn đề vô cùng phức tạp cần có sự nghiên cứu tổ hợp của nhiều ngành khoa học. Ở đây chỉ đi sâu vào một vài khía cạnh của vấn đề đó.
Nghiên cứu về con người, kết quả khoa học cho biết, mỗi cá nhân được sinh ra cùng và một số tư chất tự nhiên nhất định phụ thuộc vào những đặc điểm giải phẫu -sinh lý của cơ thể. Những tư chất đó như những tố chất quy định khuynh hướng tự nhiên (năng khiếu) của mỗi cá nhân đối với một loại hoạt động tương ứng. Nếu không bị những hạn chế do môi trường xã hội và nhiều điều kiện khác chưa đáp ứng được, thì mục đích cuối cùng của giáo dục sẽ được thực hiện một cách tuyệt đối. Nghĩa là, mọi tư chất cá nhân sẽ được phát huy trong những điều kiện thuận lợi thông qua các loại hoạt động thích hợp. Lúc đó, vấn đề mà Platon để ra từ xa xưa: "Mỗi người phải hoàn thành sứ mệnh do số phận của mình giao phó" sẽ được thực hiện. Song trong thực tế, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là hết sức phức tạp, sự thoả mãn nhu cầu riêng và lợi ích chung chỉ được đáp ứng ở những mức độ nhất định. Trong khi đó, mỗi chủ thể chỉ say mê với công việc khi công việc đó đáp ứng được sự lựa chọn của anh ta. Đó là lúc chủ thể bộc lộ đẩy đủ sức mạnh bản chất, đưa hết tài năng và tâm huyết, hành động vì lợi ích và mục tiêu cao nhất. Chỉ lúc đó, người ta mới bằng mọi cách chiếm lĩnh tri thức nhân loại, hoà vào hoạt động và quan hệ đa dạng, phong phú của xã hội, nâng mình lên.
Khi xây dựng thế giới quan nhân đạo, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đặc biệt quan tâm nghiên cứu bản chất tự nhiên và xã hội của các cá nhân, nghiên cứu khả năng phát triển đầy đủ sức mạnh bản chất con người và các điều kiện cho sự phát triển tự do các tư chất cá nhân trong các điều kiện xã hội cụ thể. Mác viết: "Chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân".
Đúng vậy, tư chất tự nhiên chưa thể là cơ sở đủ cho việc giải quyết bản chất nhân đạo thực sự của vấn đề đưa con người trở về vị trí của mình. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ, mỗi cá nhân bao giờ cũng được sinh ra trong một dân tộc, một quốc gia, một xã hội với một nền văn hoá và các quan hệ kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ...nhất định, và cái chủ yếu nhất, là với một hệ thống phân công lao động xã hội. Tất cả những yếu tố đó tạo nên tình huống khách quan quy định nhu cầu về mặt xã hội đối với nghề nghiệp và chuyên môn của từng cá nhân. Nhu cầu đó không phải lúc nào cũng thoả mãn thiên hướng và mong muốn của mọi cá nhân. Chính vì vậy, hệ thống giáo dục - đào tạo cũng như "công nghệ" thực hiện các loại hoạt động nghề nghiệp và chuyên môn bao giờ cũng phải căn cứ vào các tình huống khách quan.
Trong Hệ tư tưởngĐức, Mác và Engen viết: “Raphaen cũng như bất cứ nhà nghệ thuật nào khác đều bị chi phối bởi những thành tựu kỹ thuật trong nghệ thuật đã đạt được trong thời trước ông, bởi tổ chức xã hội và bởi sự phân công lao động trong địa phương của ông và cuối cùng, bởi sự phân công lao động trong tất cả các nước mà địa phương ông có quan hệ. Một cá nhân đại loại như Raphaen có phát triển được tài năng của mình hay không, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào nhu cầu, mà nhu cầu thì lại tuỳ thuộc vào phân công lao động và tuỳ thuộc vào những điều kiện giáo dục con ngườido sự phân công ấy sản sinh ra”.
Rõ ràng, phát triển con người, đó chính là nhiệm vụ mang tính xã hội chứ không phải mang tính tự nhiên, bởi những tư chất tự nhiên mới chỉ là cơ sở để trên đó cá nhân được phát triển với tư cách là "tổng hoà các quan hệ xã hội" với bản tính cá nhân độc đáo. Song, như vậy phải chăng trong suốt quá trình phát triển của con người luôn luôn diễn ra mâu thuẫn khách quan không thể khắc phục được giữa thiên hướng tự nhiên của cá nhân với những điều kiện thực hiện những thiên hướng đó? Và vấn đề "đưa con người trở về vị trí của mình" là không thể thực hiện.
Kết luận bi quan đó sẽ là đúng nếu: Những tư chất tự nhiên của con người chỉphát triển theo một hướng, vànhững tư chất đó không bao giờ thay đổi trong quá trình phát triển của chúng dưới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, tức không liên quan gì tới sự di truyền sinh học về mặt xã hội.
Nghiên cứu tâm - sinh lý dựa trên thành tựu di truyền học hiện đại cho thấy, những tư chất, xét từ khía cạnh năng lực, không phát triển đơn hướng mà là đa hướng. Trên cơ sở một tư chất có thể hình thành và phát triển nhiều năng lực khác nhau. Tất nhiên, năng lực sẽ được phát triển tốt nhất trên cơ sở thiên hướng tư chất. Ở đây muốnnhấn mạnh rằng, trên cơ sở những tư chất nhất định, có thể hình thành nhiều loại năng lực gần nhau mà cá nhân có thể thực hiện thành công trong một số loại hoạt động kề cận.
Yếu tố xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo điều kiện cho sự hình thành những năng lực trên cơ sở các tư chất của cá nhân. Hoạt động của cá nhân làm phát huy và phát triển năng lực. Còn các điều kiện cho sự thực hiện các hoạt động thì không chỉ là vật chất, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ...mà cả các điều kiện xã hội, văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ...tức là các điều kiện ở tầng tinh thần. Môi trường tinh thần xã hội quan trọng hàng đầu phải kể đến gia đình, sau đó đến nhà trường và các tổ chức xã hội. Gia đình là cái nôi trực tiếp cho sự phát triển các tố chất di truyền. Nhà trường nhân lên tố chất đó thông qua tri thức nhân loại. Các tổ chức xã hội bổ sung phong phú vốn sống cho một sự trưởng thành đầy đủ. Tất cả các điều kiện xã hội - tâm lý, văn hoá, khoa học, đạo đức, thẩm mỹ...của gia đình - nhà trường - tập thể như là tổ hợp tri thức, quan hệ, lối sống... với tư cách là môi trường nuôi dưỡng, kích thích, phát huy năng khiếu của cá nhân.
Xã hội phải xây dựng một hệ thống giáo dục - đào tạo hoàn chỉnh sao cho khắc phục được tính phiến diện và tính hạn chế của những kinh nghiệm rời rạc, ngẫu nhiên đối với sự phát triển cá nhân. Mục đích hàng đầu của hệ thống đó nhằm nắm bắt chính xác và toàn diện tư chất từng cá nhân, phát triển tối đa năng khiếu và dẫn dắt họ đi đúng hướng hoạt động mà ở đó phẩm chất, năng lực cá nhân được phát huy cao nhất vì lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chì khi nào có được sự hài hoà thực tê giữa lý tưởng cá nhân và lý tưởng xã hội, giữa quyền lợi riêng và quyền lợi chung thì hoạt động của cá nhân mới đạt tới đỉnh cao, và mâu thuẫn giữa thiên hướng cá nhân và điều kiện thực tế hạn chế nó mới có khả năng khắc phục.
Trong yêu cầu hiện nay, điều có ý nghĩa lớnlà tìm ra định hướng nghề nghiệp cho người lao động mà trước hết là thanh niên. Có rất nhiều kinh nghiệm của các nước trong việc định hướng đó. Song, điều quan trọng là sự định hướng phải trở thành một thiết chế xã hội tạo ra được sự hài hoà giữa nhu cầu xã hội và thiên hướng cá nhân ngay trong nghề nghiệp và chuyên môn để cá nhân phát huy được tối đa tiềm năng của mình. Tất nhiên, định hướng nghề nghiệp cũng chưa thể là "cái gậy thần” chomọi hoàn cảnh cuộc sông. Nó chỉ có ý nghĩa khi được kết hợp và việc nâng cao lĩnh vực tri thức và năng ]ực đánh giá chung cũng như tri thức và năng lực đánh giá các loại hoạt động, trình độ nhận thức và tự đánh giá bán thân.
Song cả trong trường hợp đó, định hướng nghề nghiệp cũng chưa bảo đảm cho một cá nhân trở thành chủ thể sáng tạo. Nhiều khi, đó chỉ mới là điểm xuất phát cho mục đích cá nhân, đặc biệt là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường hiện nay. Vấn đề là ở chỗ , sáng tạo trong bất cứ loại hoạt động nào cũng cần đến những tri thức chính xác đối với từng công việc. Có nghĩa, người lao động phải đạt tới "bí quyết nghề nghiệp"- trình độ nghề nghiệp điêu luyện đến mức trở thành thói quen và bản lĩnh sáng tạo. Làm tăng những phẩm chất đó ở người lao động cũng chính là làm tăng phẩm chất sáng tạo, độ tinh tế trong mọi hoạt động, đem lại hiệu quả và chất lượng sản phẩm cao. Thực tế cho thấy, mỗi "nghệ nhân"bao giờ cũng đồng thời là người lao động hết mình với trình độ tinh thông nghề nghiệp. Tri thức, thói quen, bản lĩnh lao động cùng với ý chí, lòng quyết tâm và niềm say mê sáng tạo chính là sự biểu hiện chất nhân văn cao ở "nghệ nhân".
Chỉ trên cơ sở đó mới bắt đầu hình thành và phát triển những nghệ nhân thực thụ mà ở đó hoà quyện được một cách tự nhiên giữa lao động với tính cách là tất yếu với lao động với tư cách là "tròchơi" thao diễn sức mạnh thể chất và tinh thần của con người. Ở đây, ranh giới giữa "thủ công" và “nghệ thuật"gầnnhư không còn nữa, các khái niệm "thợ lànhnghề” và "nghệ nhân"không còn phân biệt. Thực ra, thợ lành nghề mới chỉ là những người có trình độ thao tác điêu luyện, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao. Còn nghệ nhân là phải nói tới một trình độ cao hơn, gắn liền với những đặc tính sáng tạo, ở đó, thao tác đạt tới nghệ thuật, sản phẩm mang tính hoàn thiện và độc đáo, có cá tính và mang ý nghĩa xã hội. Tất nhiên, "nghệ nhân" nói ở đây không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực nghệ thuật, mà nói đến một tính chất hoạt động đặc thù có mặt trong cả khoa học, trong kỹ thuật, trong công nghệ, trong hoạt động xã hội… khi mà thời đại đòi hỏi chất lượng sông mới cao hơn thời đại đã qua với đặc tính tinh thần mà quy luật thẩm mỹ trở thành thông số của mọi hoạt động, mọi sản phẩm, mọi suy nghĩ và hành vi con người.
Đặc trưng thời đại và nhu cầu xã hội ngày nay đòi hỏi người lao động phải là chủ thể sáng tạo thực thụ. Hiện tượng "nghệ nhân" không còn là hiện tượng cá biệt, mà trở thành phổ biên trong xã hội. Thước đo thẩm mỹ được vận dung trong mọi lĩnh vực cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt, từ kinh tế đến chính trị, từ văn hoá vật chất đến văn hoá tinh thần. Môi trường.kinh tế - xã hội trong cơ chế mởvới tư duy mới hiện nay đang là điều kiện tốt đối với việc phát huy các khả năng theo tiêu chí trên ở con người, mở ra cho người lao động những phương án lựa chọn hướng đi phù hợp với sở trường cá nhân, đi đến thành đạt trong cuộc sống. Sự thành đạt của cá nhân có ảnh hưởng quyết định đến mọi mặt cuộc đời cá nhân đó. Ở trên đã phân tích, hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội là nơi phản ánh sâu sắc và đầy đủ nhất trình độ phát triển của mỗi cá nhân, bộc lộ mọi sức mạnh bản chất của con người. Cho nên, trong hoạt động sáng tạo, khi nắm được "bí quyết nghề nghiệp", thực chất, chủ thể sáng tạo đã tìm ra được chính mình, nhận ra sức mạnh, tạo nên bản lĩnh thực hiện cải tạo thế giới, cải tạo bản thân. Khi đã khẳng định được mình, chủ thể có đủ niềm tin và sức mạnh vươn tới mục đích do mình đặt ra.
Sự thành đạt của một cá nhân còn tác động tích cực tới môi trường xã hội. Sự tự khẳng định được cá nhân không chỉ tạo nên tâm lý tự tin trong việc vươn tới mục tiêu phát triển và hoàn thiện bản thân, nó còn mở rộng khả năng hiện có, phát triển các quan hệ giao tiếp, văn hoá, tác động tới tinh thần phấn đấu của người khác, tạo nên môi trường xã hội lành mạnh.
Ngược lại, sự thất bại trong đường đời của một cá nhân dù là do hoàn cảnh khách quan, hay ý muốn chú quan không được thoả mãn theo khả năng và sự lựa chọn của chính mình, nó không chỉ kéo theo nhiều thiệt hại khác ở cuộc đời cá nhân. Trạng thái bi quan tác động tiêu cực và thủ tiêu ngay cả niềm tin ởchú thể, tâm lý tự ti trước người khác tăng lên. Sự chán nghề làm thui chột dần những năng khiếu, những khả năng sáng tạo vốn có trong bản thân chủ thể sáng tạo.
Có thể chỉ ra vô số những trường hợp mà những bi kịch cuộc đời xảy ra vì cá nhân đó không thoả mãn với công việc của mình. Những bi kịch đó xảy ra trước hết, khi những điều kiện khách quan không bảo đảm cho cá nhân đó thực hiện khả năng trở thành một chủ thể sáng tạo tự do, theo sự lựa chọn đường đời phù hợp với năng khiếu và sở thích riêng. Không những thế, những yếu tố khách quan đó còn trở thành những yếu tố làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong suy nghĩ và hành vi ngược lại yêu cầu xã hội, thậm chí chẳng đối và mong có những biến đổi xã hội. Điều đó là để hiểu, bởi trong con người luôn tồn tại thường trực một khát vọng được tự thực hiện một cách đầy đủ nhất sự thành đạt mà nhiều khi cái quyết định là về mặt tinh thần chứ không phải là vật chấn.
Từ góc độ xã hội, để khắc phục trạng thái nêu trên, vấn đề mưa conngười trở về vị trí của chínhmình trở thành vấn đề có tính tất yêu lịch sử. Bởi vì chỉ giải quyết vấn đề đó một cách thật sự thì trong xã hội, nói theo cách của Engen con người mới có thể bước “từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc củasự do", ở đó, sự phát triển toàn diện và sự thể hiện bản chất con người mới trở thành mục tiêu hiện thực.
Không ngẫu nhiên, trong mọi thời đại, các nhà thông thái đều đi tìm những con đường để giải quyết vấn đề đó. M.Monlen chẳng hạn, đã viết: "Bản lĩnh tự biểu hiện một cách đầy đủ vào trong thực thề tự nhiên của mình, đó là dấu hiệu của sự hoàn thiện, và hầu như đó là bản chất thần thánh của con người. Chúng ta muốn làm một cái gì đó còn hơn thế nữa, không chỉ muốn đi vào thực thể của chính mình, mà còn muốn vượt lên trên giới hạn tự nhiên của chính mình".
Vấn đề đặt ra là " Vượt lên trên giới hạntự nhiên củachính mình như thế nào! C.Mác, từ buổi đầu trên con đường tìm tòi sáng tạo, trong bài báo: "Suy nghĩ của thanh niên trong việc lựa chọn nghề nghiệp đã cảnh báo: "Sai lầm trong sự lựa chọn nghề nghiệp... đó là sai lầm mà sau này nó sẽ trả thù chính chúng ta, nếu sai lầm đó không được thế giới bên ngoài (xã hội - N.V.H) điều chỉnh, thì đó còn là nguyên nhân của những bất hạnh nặng nề".
Sự “vượt ra ngoài" đó thể hiện tính năng động sáng tạo và khát vọng vươn lên vô tận của con người. Tuy nhiên, muốn đi xa bao giờ người ta cũng phải " đứng vững trên đôi chân"của mình. Để đứng vững được trên đôi chân của mình, trước hết, mỗi người phải hiểu rõ việc mình làm. Càng hiểu sâu bao nhiêu, hiệu quả công việc mình làm càng ]ớn bấy nhiêu.
Và như vậy có nghĩa, ở bất cứ mức độ nào, hiệu quả lao động sáng tạo bao giờ cũng phù hợp với tinh thần chủ thể sáng tạo. Nghĩa là, trong lao động sáng tạo có sự kết hợp giữa hứng thú cá nhân với nghĩa vụ xã hội, thoả mãn đồng thời lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân. Mức độ kết hợp hài hoà các yếu tố đó là con đường và khả năng thể hiện tự do và phát triển của chủ thể sáng tạo.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường