Tưởng tượng và tài năng sáng tạo
"Con người không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần"(Ti-mi-ria-zép)
Quá trình phát triển trí tuệ của con người thường liên quan đến bốn yếu tố. Bẩm sinh di truyền, môi trường sống, giáo dục đào tạo và tự thân rèn luyện. Tưởng tượng chỉ là một trong nhiều nội dung của tự thân rèn luyện.
Dù là học binh, sinh viên đến nhà khoa học, các vị lãnh đạo quản lý, SXKD,đến các văn nghệ sĩ... muốn phát triển tài năng nhất thiết phải biết tưởng tượng.
Trong quá trình nhận thức lý tính phải trải qua quá trình tư duy. Nhưng tư duy không thể đáp ứng được mọi đòi hỏi phức tạp do thực tiễn cuộc sống đặt ra.Có những tình huống có vấn đề, con người khó có thể dùng tư duy mà giải quyết được. Khi đó con người phải dùng đến một qúa trình nhận thức cao cấp khác, đó là tưởng tượng.
Vậy tưởng tượng là gì?
Là con người dựng lên trong óc mình những hình ảnh con người, sự vật, sự kiện mới chưa từng được trực tiếp tri giác hoặc chưa có trong hiện thực.
Hoặc có thể nói, tưởng tượngcòn là quá trình nhận thức,phản ánh những cáichưa có trong kinh nghiệmbằng cách xâydựng những hình ảnh mới, trên cơ sở những hình ảnh (biểu tượng) đã có.
Ví dụ như nhạc sĩ An Thuyên sáng tác bài "Hành quân lên Tây Bắc" năm 1983. Nhưng 11 năm sau ( l994 ),anh mới có dịp được lên Tây Bắcvà mớitrực tiếp thấy Tây Bắc… "Vút xa mờ" với Tây Bắc “Mây trắng bồng bềnh như mơ”.
Ngày nay, về mặt khoa học và kỹ thuật con người đã lên thăm được chịHằng và một số ngôi nhà (hành tinh) khác ngoài trái đất. Con người đã lang thang dướiđáy đạidương tìm cua, tìm vàng và thăm "Vua thủy Tề”. Biết bao nhiêu sự kiện mà trước đây cho là hoang đường, thần bí nay thành sự thật. Tất cả đều bắt đầu từ Tưởng tượng. Lênin từng nói: "Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ có nhà thơ mới cần tưởng tượng. Đó là một định kiến sai lầm ngu xuẩn. Ngay cả trong toán học cũng cần có tưởng tượng. Không có nó thì không thể có phép vi phân và tích phân" (*)
Có loại tưởng tượng không chủ định và loại tưởng tượng có chủ định.
Loại tưởng tượng không chủ định là loại tưởng tượng mà những hình ảnh xuất hiện trong óc ta không theo một mục đích đặt ra từ trước.
Loại này có hai mức: Tưởng tượng không có sự tham gia của ý thức (khi mơ) và tưởng tượng có sự tham gia ít nhiều của ý thức ở giai đoạn đầu, sau đó mờ đi (Ngắm mây, ngắm cảnh sau đó tưởng tượng ra các loại hình thù).
Loại thứ hai là tưởng tượng có chủ định. Loại này có mục đích, có phương hướng rõ ràng, dựng lên nhưng hình ảnh nhất định nhằm giải quyết một ý muốn cụ thể của con người. Kết quả của tưởng tượng có chủ định bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn, từ những tri thức, kinh nghiệm nhất định mà con người đã tích luỹ được về vấn đề đó. (Những người sáng tác văn học như viết truyện ngắn, tiểu thuyết, làm thơ thấy rất rõ điều này). Vì nó được lựa chọn, phân tích, tổng hợp những nét chủ yếu của các hiện tượng, hình ảnh đã có, đã biết để xây dựng hình ảnh mới.
Loại tưởng tượng này gắn với hoạt động của tư duy, ý chí, với hệ thống tín hiệu thứ hai và luôn được sự điều khiển của ý thức. Điều này, các nhà tâm lý học, giáo dục học, những nhà khoa học, các văn nghệ sĩ... đều rõ. Các người chỉ huy quân sự trước khi bước vào trận đánh, quá trình phán đoán, phân tích tình hình là quá trình tưởng tượng các tình huống có thể xảy ra. Khi dự kiến các phương án tác chiến lại càng phải tưởng tượng cao hơn.
Tưởng tượng có chu định cũng có hai mức.
Một là tưởng tượng tái tạo. Đó là quá trình phản ánh trong óc những hiện tượng mới với bản thân mình bằng cách sử dụng những tài liệu, kinh nghiệm đã có của xã hội loài người, của người khác về các mặt như văn, sử, nghệ thuật, chiến đấu... Có nhiều cách xây dựng tưởng tượng tái tạo càng sâu sắc càng vững vàng thì kết quả càng cao. Các ca sĩ, diễn viên kịch, múa... rất cần sự tưởng tượng phong phú. Khi sáng tác bài thơ Đợi, nhà thơ Vũ Quần Phương đã phải trải qua tưởng tượng khá Phong phú. Sự tưởng tượng này giúp cho nhạc sỹ Huy Thục tưởng tượng tiếp theo lần thứ hai, sáng tác nhạc càng sâu lắng đi vào lòng người. Ca sỹ Thúy Mỵ biểu diễn phải tưởng tượng lần thứ ba như của chính mình. Có ca sĩ khi thể hiện một bài hát tưởng chừng như "rút ruột, rút gan" của mình ra, đưa người nghe đi vào hoàn cảnh, sự kiện và tâm hồn nhân vật.
Như vậy tưởng tượng là cái khuấy động ban đầu của nghệ thuật, là mảnh đất đem lại vàng bạc, châu báu cho các loại hình nghệ thuật. Người ta dùng tưởng tượng để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình trong đó.
Tưởng tượng càng phong phú thì giá trị nghệ thuật càng được đầy lên cao. Muốn tưởng tượng tái tạo phong phú nhất thiết phải rèn luyện Trí nhớ.
Mức thứ hai là tưởng tượng sáng tạo. Đây là mức tưởng tượng cao hơn, phức tạp hơn, xây dựng những biểu tượng mới chưa có trong hiện thực. Không có tưởng tượng sáng tạo thì không có bất cứ thành tựu nào trong khoa học xã hội - nhân văn cũng như khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật...
Kết quả tưởng tượng sáng tạo phụ thuộc vào tư tưởng, tri thức, năng lực, kinh nghiệm và nhất là tình cảm và nguồn cảm hứng trong quá trình lao động sáng tạo. Đó là trạng thái đặc biệt của nỗ lực sáng tạo. Nó làm tăng hưng phấn của cảm xúc, tập trung chú ý, tư duy rành mạch, tăng nghị lực, tăng nhiệt tình.
(Chú ý: cảm hứng ngẫu nhiên chỉ là một nhân tố nảy sinh bổ sung thứ yếu, chứ không phải quyết định tưởng tượng sáng tạo. Ví dụ câu chuyện Niu-tơn nhìn quả táo rụng).
Có hai dạng đặc biệt của tưởng tượng sáng tạo là ước mơ và lý tưởng. Ước mơ là những biểu tượng, hình ảnh mong muốn tương lai. Ước mơ đúng, hữu ích là nguồn cổ vũ con người. Ước mơ viển vông dẫn đến hoang tưởng có hại.
Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ. Lý tưởng là hình ảnh chói sáng mà con người muốn vươn tới. Nó là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn lên giành tới tương lai. Uớc mơ lý tưởng những hoài bão tạo khả năng tiềm tàng và sức mạnh to lớn. Ước mơ sáng tạo là một trong những đức tính quí giá. Vì vậy mỗi người phải biết sử dụng bộ não của mình phát triển trí tưởng tượng.
Về trí tuệ, phải chịu khó học tập để vừa có trình độ chuyên môn sâu vừa hiểu biết rộng. Tuỳ nghề nghiệp còn phải hiểu sâu sắc về con người, biết cóp nhặt, tích luỹ, "tiết kiệm vốn" (kinh nghiệm), nhậy cảm và có niềm tin sâu sắc. Ngày nay, trong doanh nghiệp trên thương trường yêu cầu có trí tuệ cao. Có nhà doanh nghiệp tư nhân đã nói: "Chỉ cần một cú điện thoại về thị trường là ăn không ngon, ngủ không yên, suy nghĩ bạc tóc, tưởng tượng biết bao nhiêu tình huống sẽ xảy ra, bao nhiêu phương án phải đối phó". Đối với sĩ quan quân đội mỗi khi ra chỉ thị, hạ mệnh lệnh trong chiến đấu đều liên quân đến sinh mệnh con người, đến kỹ thuật hiện đại, đến nghệ thuật tác chiến, nên yêu cầu về trí tuệ càng cao, phải trực giác tết và nhanh chóng phát hiện mâu thuẫn.
Về tính cách. Dù là ngành gì, nhưng rõ nhất là văn học nghệ thuật và kể cả các nhà chính trị, theo lý luận thì cần xây dựng cho mình một tính cách riêng, và phải có nghị lực. Đặc biệt phải có gan chịu đựng Vì trong khoa học và kỹ thuật cũng như trong sáng tạo nghệ thuật... đôi lúc và cũng có khi nhiều trường hợp bị đau khổ, cô đơn. Ví như đèn pha ôtô chiếu xa cỡ ngàn mét thấy được đàn trâu, bò cản đường, chiếc đèn pha 3 vôn chiếu xa chục mét thấy được đàn chuột đang ăn, nhưng chiếc đèn dầu hoả xách tay ánh sáng chiếu được vài mét thấy được mấy con gián đang chạy. Người cầm đèn dầu sẽ phản đối người chiếu đèn pha là nói bịa, người soi đèn pin sẽ phản đối người chiếu đèn pha là hoang tưởng... Nếu họ đa số và có quyền lực thì càng phải chịu đựng là vậy.
Người có óc tưởng tượng sáng tạo càng cao thì người bình thường càng khó nhận biết (Ví dụ như ngày6/3/1946 BácHồ ký hiệpđịnh sơ bộ Việt- Pháp, lúcđó nhiềunguồn khônghiểu nổi trí tuệ, tầm nhìn xa của Bác).
Về khả năng, phải biết vận dụng lý luận gắn với thực tiễn, biết chọn lọc “đãi cát tìm vàng” duy trì khả năng tập trung cao và định hướng đúng.
Tuy mỗi người, mỗi ngành có sự vận dụng khác nhau, nhưng dù sao cũng có nhữngnét chung mà mỗi con người phải biết tưởng tượng sáng tạo, không có tưởng tượng cao, không thể nhìn được về phía trước, khó có thể trở thành tài năng, nhân tài. Mác-xim-goóc-ki đã nói:"Kẻ nào không biếttới ngày mai,kẻ đó làngười bất hạnh".
(*) V.I. Lênin toàn tập - Tiếng Nga, tập 33 trang 189.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt