Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

08:32 CH @ Thứ Sáu - 02 Tháng Sáu, 2006

Dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo.

Giống như mọi phạm trù khác, phạm trù dân chủ có quá trình phát sinh và phát triển của nó. Qua một giai đoạn lịch sử, cùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội và của con người phạm trù này hiện luôn được bổ sung thêm những nội dung mới, những sắc thái mới. Nó không phải hoàn toàn bất biến, thậm chí hiện nay nội hàm của nó cũng không còn y nguyên như đầu thế kỷ XX nữa. Nó cũng không nằm ngoài không gian và thời gian, không phải là cái gì đó hoàn toàn có sẵn, tồn tại ở đâu đó, ai muốn bao nhiêu cũng được hoặc trái lại ai muốn ban phát thế nào và vào lúc nào cũng được.

Về mặt lịch sử, dân chủ đã tồn tại từ rất sớm, là hình thức tổ chức chính trị trong điều kiện tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. Điều đó có nghĩa rằng dân chủ có trước chuyên chính, lâu đời hơn chuyên chính. Vì vậy, không thể nói một cách chungchung rằng dân chủ xuất hiện khi có Nhà nước, chỉ là sàn phẩm của quan hệ giai cấp và cũng không thể nói thực chất của dân chủ là một quá trình,tập trung quyền lực thực sự cho giai cấp nắm quyền. Bản thân dân chủ có nghĩa là mọi quyền lực thuộc về nhân dân đã nói lên rằng dân chủ không thể là đặc quyền của một nhóm người, càng không thể là đặc quyền của một người.

Cùng với sự phân chia giai cấp trong xã hội và với sự áp bức, độc quyền của giai cấp thống trị thì cải quyền lực vốn thuộc về nhân dân đã bị giai cấp thống trị tước đi mất. Bởi vậy mà cuộc đấu tranh giành lại dân chủ đã không ngừng diễn ra trong lịch sử, trong xã hội có phân chia giai cấp và có đối kháng giai cấp. Cũng vì vậy mà dân chủ được phát triển trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại, trong quá trình đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, dân chủ mặc dù chủ yếu là kết quả của đấu tranh xã hội, của cuộc đấu tranh chống lại mọi hình thức áp bức, bóc lột, mọi ách nô lệ, mọi sự chuyên chế, song dần chủ cũng còn là kết quả của sự phát triển của tư duy, của sự nhận thức các giá trị. Sự phát triển của dân chủ, vì vậy, là một quá trình và loài người không thể có ngay một nền dân chủ hoàn thiện, hoàn mỹ. Nền dân chủ có quan hệ mật thiết với cuộc đấu tranh các quyền của con người, vì sự tiến bộ xã hội, đồng thời cũng không tách rời những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Chính vì lẽ đó mà xã hội côngbằng, văn minh, càng có nhiều phương tiện hiện đại thì không những nhu cầu dần chủ càng tăng lên mà còn có điều kiện để thực thi dân chủ trong thực tế.

Trong thời đại chúng ta thông tin, tri thức, trí tuệ đang trở thành nguồn của cải quan trọng nhất của xã hội và trong những giới hạn nhất định đang trở thành quyền lực. Dân chủ, vì vậy, hơn bao giờ hết, đang trở thành nhu cầu to lớn và bức bách đối với mọi người, mọi thành viên của xã hội văn minh. Ngày nay, dân chủ vừa là hình thức tồn tại và quản lý của xã hội, vừa là quyền và nghĩa vụ làm chủ mọi mặt của người dân, dân chủ không chỉ là quyền lực chính trị mà còn là động lực giải phóng và làm giàu trí tuệ của từng cá nhân cũng như của cả cộng đồng dântộc. Như vậy, trong dân chủ thể hiện nhiều mối quan hệ khác nhau giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và xã hội trong cà chính trị và kinh tế, trong cả quyền lực, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.

Nếu xét từ góc độ con người- cá thểthì người dân có các quyền cơ bản như quyền sống và mưu cầu hạnh phúc, quyền bất khả xâm phạm về thần thể, quyền tự do tư tưởng, tự do đi lại và tự do cư trú...Nếu xét từ góc độ cá nhân- thànhviên củacộng đồng vàcủa xã hộithì người dân có quyền tự do và bình đẳng cùng với tất cả các thành viên khác của cộng đồng và của xã hội, trực tiếp hay gián tiếp quyết định mọi vấn đề chung, có quyền tham gia vào việc tổ chức và quản lý xã hội, vào các hoạt động chính trị - xã hội.

Mỗi cộng đồng, mỗi xã hội đều hình thành từ những cá thể, từ những con người cụ thể. Những cá thể và những con người cụ thể đó không thể tồn tại ở bên ngoài và biệt lập với cộng đồng. Trái lại, họ còn bị những quy ước những quy chế, những luật lệ, đôi khi vô cùng hà khắc, của cộng đồng ràng buộc chặt chẽ. Sự ràng buộc này, một mặt, là hết sức cần thiết vì nó đàm bảo cho sự tồn tại và bền vững của cộng đồng, của xã hội. Song, mật khác, sự ràng buộc ấy cũng đã dẫn đến một thực tế lịch sử là từ trước đến nay vai trò của tập thể, của cộng đồng được đề cao, được coi trọng, thậm chí được tuyệt đối hóa. Trong khi đó, với tư cách là những cá nhân, những cá thể nhiều lúc con người bị hạ thấp, bị coi nhẹ, thậm chí đã bị quên lãng, khoảng trống, hành lang chừa lại cho sự tự do của con người hầu như không còn trên thực tế. Hậu quả tai hại nảy sinh từ tình trạng đó là cá nhân không có cơ hội hoặc rất ít khi có cơ hội bộc lộ bản thân mình và trong nhiều trường hợp mất hết mọi điều kiện, thậm chí rất tối thiểu và tối cần thiết, cho sự tự do sáng tạo.

Sự tự do mà xã hội mang lại cho con người, cho từng cá nhân trước hết đó là quyền được phát triển tự do, quyền được lựa chọn, được tự biểu hiện mình về mọi mặt trong giới hạn sinh học tự nhiên vốn có quy định và trong khuôn khổ của những điều kiện chính trị, lịch sử - cụ thể tối ưu mà xã hội có thể tạo ra và cho phép. Sự tự do sẽ nhiều hơn và tăng thêm khi mà khoảng trống và hành lang của những quy chế, những quy định mà pháp luật dành cho các cá nhân càng rộng, còn những hạn chế và cấm đoán được giảm đến mức tối thiểu. Trong cuộc sống của mình, con người không chỉ cần được từng bước đáp ứng, được thỏa mãn những nhu cầu vật chất đơn thuần. Cùng với những nhu cầu đó là những nhu cầu về tình cảm, về tâm linh, nhu cầu trao đồi thông tin, nhận xét, đánh giá, phê phán, bình luận, đối thoại, đề xuất, kiến nghị về các vấn đề của đời sống xã hội, của cộng đồng và của dân tộc.

Tất cả những nhu cầu trên đây sẽ không bao giờ được thỏa mãn nếu không có sự tự do do dân chủ mang lại. Tự do là mục tiêu mà từng người, từng cộng đồng và cà xã hội hướng tới, là lý tưởng mà biết bao nhiêu thế hệ đã vì nó mà hi sinh, mà phấn đấu. Tự do của con người sẽ không bao giờ có được nếu đất nước và cả dân tộc bị nước ngoài nô dịch. Tuy nhiên, cũng sẽ không có tự do cho mọi người ngay cả khi dân tộc đã được độc lập nhưng trong xã hội lại mất dân chủ. Điều đó có nghĩa rằng dân chủ là điều kiện trực tiếp mang lại tự do cho mỗi con người. Nếu từng người được tự do hành động thì họ có thể thực sự góp phần làm giầu cho xã hội, cho đất nước.

Sự phát triển tự do của mỗi cá nhân thực sự sẽ phát huy được khả năng chủ độngvà sáng tạo của cá nhân đó. Và nếu như tất cả các thành viên trong cộng đồng, trong xã hội đều được phát triển tự do, không bị ràng buộc, không bị cấm đoán một cách vô lý, không bị làm thui chột khả năng và hơn thế nữa không bị làm mai một tài năng thì sẽ là một diễm phúc cho cả cá nhân lẫn cho cả cộng đồng và đất nước. Chính vì vậy mà tự do cá nhân được dân chủ mang lại là cội nguồn sản sinh ra những sáng kiến, những sáng tạo, cũng có nghĩa là sản sinh ra sự giàu có, làm tăng thêm gấp bội của cải cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội đi lên. Một xã hội muốn phát triển được thì phải tạo được những điều kiện tốt nhất cho mỗi cá nhân phát triển. Muốn vậy nhất thiết phải có sự tự do được nền dân chủ mang lại. Chính từ khía cạnh này dân chủ có sự thúc đẩy mạnh mẽ con người hoạt động và sáng tạo, qua đó thúc đấy sự tiến bộ của xã hội. Một xã hội mà càng có nhiều người được hưởng thành quả của dân chủ thì sức mạnh của xã hội càng được nhân lên. Trái lại xã hội chuyên chế, độc đoán, mất dân chủ thì sẽ dẫn đến tình trạng mất hoặc hủy hoại trí tuệ, tài năng và khống tránh khỏi sự trì trệ, sự phụ thuộc, sự nô lệ bởi vì nó đã làm mất động lực của sự sáng tạo. Chính vì vậy, một mặt, phải thừa nhận dân chủ là thành qủa của đấu tranh giai cấp. Đó là điều không thể phủ nhận được. Nếu quên điều đó thì sẽ không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí sai lầm nặng nề. Tuy vậy, một khi tuyệt đối hóa mặt này đến mức coi dân chủ chỉ là thành quả của đấu tranh giai cấp, do đó, thừa nhận chỉ có giai cấp nắm quyền lãnh đạo mới được hưởng dân chủ, còn những người khác bị loại ra khỏi sự hưởng thụ quyền đó thì vô hình trung đã làm cho xã hội mất ổn định, tạo ra sự đối đầu không đáng có. Đó là chưa nói đến việc ngay cả những người thuộc giai cấp nắm quyền lãnh đạo nhiều khi cũng chỉ được hưởng dân chủ một cách hình thức. Những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa thời gian qua có một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ chỗ coi dân chủ là cái để ban phát, để mở ra cũng được mà muốn khép lại lúc nào cũng được, thực hiện cũng được mà không thực hiện cũng được, phủ nhặn hoàn toàn những thành tựu mà các nền chân chủ trước đã đạt được phủ nhận yếutố nhânloại trong các giá trị dân chủ.

Như vậy, bên cạnh việc thừa nhận dân chủ là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội thì đồng thời cũng cần thừa nhận các giá trị nhân loại của dân chủ. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong thời đại chúng ta khi khoa học và công nghệ đang tạo ra những điều kiện để phát triển dân chủ, đồng thời cũng đòi hỏi nền dân chủ phải được hoàn thiện. Chẳng hạn, nhờ sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện nghe, nhìn, của công nghệ truyền thông, của kỹ thuật in ấn hiện đại mà thế giới rộng lớn trước đây đang được thu hẹp dần về khoảng cách đối với tất cả các quốc gia. Nếu như không bị cấm đoán, không bị kiểm duyệt, hạn chế thì về lý thuyết, mọi người trên hành tinh chúng ta có thể thu nhận tin tức về các sự kiện, các phát minh, các sáng tạo nghệ thuật, các kiến thức khoa học - kỹ thuật mới... được truyền đi gần như đồng thời qua các phương tiện hiện đại đó. Quyền dân chủ trong lĩnh vực thông tin nhờ vậy có cơ hội được đem đến cho mọi người. Tuy nhiên, cơ hội đó trở thành hiện thực đến mức nào còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, từ điều kiện kinh tế, chính trị, tư tưởng cho đến tôn giáo, phong tục, tập quán...của mỗi quốc gia. Nói cách khác, khoa học và công nghệ hiện đại tuy rằng mang lại khả năng to lớn để mọi người có thể hưởng thụ những thành quả dân chủ nhưng tự thân chúng không tạo ra một nền dân chủ không có giới hạn. Trái lại, dù trong điều kiện nào đi chăng nữa thì vẫn cần một nền dân chủ có kỷ cương, có luật pháp. Một nền dân chủ như vậy vừa đòi hỏi phải khắc phục tình trạng độc đoán, duy ý chí của một cá nhân hoặc của một nhóm người, vừa đòi hỏi kỷ cương, phép nước phải được tôn trọng, chấp hành và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng, chấp hành. Khi làm được như vậy thì quyền tự do của con người được đảm bảo và dân chủ sẽ trở thành động lực thực tế thúc đẩy sự sáng tạo của con người.

Từ tất cả những điều trình bày trên đây chúng ta có thể và cần phải làm gì trong điều kiện hiện nay cho dân chủ trở thành động lực thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo?

Trước hết, như đã trình bày, dân chủ là một nhu cầu của con người. Tuy nhiên, mức độ nhu cầu này biểu hiện không giống nhau ở các lĩnh vực khác nhau, ở những người thuộc các tầng lớp khác nhau và ở các hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Có thể ở tầng lớp này vào thời điểm này nhu cầu về dân chủ trong chính trị, trong kinh tế lớn hơn nhu cầu vệ tự do tư tưởng, ở tầng lớp khác nhu cầu về dân chủ trong chính trị quan trọng hơn là nhu cầu về tự do kinh doanh. Sự thể hiện nhu cầu này là khá tế nhị và phụ thuộc vào nhiều điều kiện trong đó có địa vị xã hội của từng người, từng tầng lớp, vào không khí chính trị. Vì vậy, nắm bắt cho trúng nó là điều không dễ dàng. Đặc biệt, trình độ học vấn chung vả nhất là văn hóa dân chủ có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu dân chủ và sự thể hiện nhu cầu dân chủ của cá nhân cũng như của cộng đồng.

Có một thực tế rất dễ nhận ra là không phải nhân dân ta ai cũng đều hiểu, điều biết và đã cũ đầy đủ khả năng sử dụng các quyền dân chủ mà mình được hưởng. Vì vậy, trước hết, như Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, phải làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình.

Để làm được nhu vầy cần có sự hiểu biết, có trình độ học vấn nhất định. Sự kém hiểu biết hoặc trình độ học vấn quá thấp sẽ dẫn đến trình trạng tự mình vô tình là mất các quyền mà mình đáng được hưởng, trở thành mất tự do.

Trong thời đại bùng nổ thông tin này, với nhiều phương tiện thu nhận thông tin hiện đại con người ta có khả năng tiếp cận nhanh những loại thông tin mà người ta cần từ tin thời sự, chính trị, văn hóa, thể thao đến tin về khoa học, kỹ thuật, kinh tế...Trong số các nguồn thông tin dội vào ta chắc chắn có không ít thông tin chống ta. Điều này cần được tính đến và có biện pháp ngăn chặn. Song cách ngăn chặn tốt nhất và có hiệu quả nhất là nâng cao trình độ xử lý thông tin, nâng cao khả năng tự đánh giá của quần chúng chứ không chỉ đừng lại ở sự cấm đoán. Muốn vậy, bên cạnh việc nâng cao học vấn, nâng cao văn hóa dân chủ còn cần cung cấp cho nhân dân những thông tin chân thật về đất nước và về thời cuộc, nghĩa là thực hiện quyền bình đẳng về thông tin, quyền dân chủ trong lĩnh vực thông tin. Với việc Đảng ta chủ trương "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" quyền được thông tin của người dân một lần nữa chính thức được thừa nhận, được khuyến khích. Chủ trương này đã mang lại những kết quả hết sức tích cực từ trước Đại hội VI cho đến nay. Đặc biệt, nhờ chủ trương này mà tính tích cực chính trị của các tầng lớp nhân dân mạnh lên rõ rệt. Với hàng vạn ý kiến đóng góp cho các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước, chúng ta huy động được sức mạnh trí tuệ và sự sáng tạo của nhân dân qua các kỳ Đại hợi. Đường lối dân chủ hóa mọi mật của đời sống xã hội được Đại hội VI đề ra, mà trước hết là dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, là đường lối đúng đắn và sáng suốt. Dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa nền tảng đối với sự thực thi dân chủ trên nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Biến đổi và tạo ra một môi trường kinh tế theo hướng dân chủ hóa có nghĩa là làm cho toàn bộ các quan hệ kinh tế, các điều kiện sản xuất và các hình thức kinh doanh được thiết lập theo quan hệ dân chủ, đảm bào cho mọi người có thể bộc lộ được những tiềm năng và sự chủ động trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Thực hiện dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế có nghĩa là thật sự tôn trọng, bảo đảm lợi ích cá nhân của người có tài năng, có sức lao động, có vốn liếng trên cơ sở công bằng, bình đẳng, là quá trình thiết lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người SXKD.

Để có được môi trường kinh tế tế theo hướng dân chủ hóa như vậy trong điều kiện nước ta hiện nay nhất thiết phải ban hành, hoàn thiện và thực thi các đạo luật đảm bảo quyền dân chủ kinh tế rộng rãi cho nhân dân, thể chế hóa các quyền dân chủ về kinh tế của công dân bằng pháp luật, có những chính sách ngăn chặn các hoạt động kinh tế phi pháp, nghiêm trị các hành vi làm tổn hại đến dân và đến Nhà nước. Nói tóm lại là cần nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, bảo đảm cho mọi cống dân đều bình đẳng trước pháp luật và trong các hoạt động.kinh tế.

Dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế thực tế đã mang lại lợi ích thiết thục, dễ thấy cho mỗi người và góp phần tạo nên động lực trực tiếp thúc đẩy mọi người hoạt động. Chính dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế đã đáp ứng một nhu cầu dân chủ vào loại quan trọng bậc nhất của nhân dân ta. Tuy dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế không tách rời dân chủ hóa trong chính trị nhưng dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế đã tạo tiền đề cho sự đổi mới trong chính trị, bảo đảm cho ổn định và sự tiến triển thuận lợi trong đổi mới chính trị. Dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế thực tế đã giải tỏa nhanh chóng nhu cầu dân chủ bị dồn nén trước đây do cơ chế quan liêu, bao cấp và tình trạng mất dân chủ gây ra. Không phải ngẫu nhiên mà trong các cuộc điều tra về nhu cầu dân chủ được tiến hành trong cả nước gần đây nếu tách nhu cầu dân chủ trong kinh tế khôi các lĩnh vực khác thì số phần trăm thu được về nhu cầu dân chủ trong các lĩnh vực này rất thấp. Dân chủ trong kinh tế đã tạo ra sức bật không ngờ nhất là trong nông nghiệp, trong tiểu thủ công nghiệp, trong việc khôi phục các ngành nghề truyền thống. Dân chủ trong kinh tế đã góp phần quyết định tạo nên những thành công đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm. Có lẽ không có sức thuyết phục hơn là dân chủ trong kinh tế đã đóng vai trò động lực thúc đấy con người hành động và sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.

Trong sự đổi mới của đất nước ta, nếu như dân chủ trong các lĩnh vực khác đều được thực thi trong thực tế và có hiệu quả cao như trong lỉnh vực kinh tếthì chắc chắn sẽ có nhiều thành tựu hơn nữa và khi đó dân chủ sẽ thực sự đóng vai trò động lực.

Sự mất dần chủ diễn ra trăn lan trong thời gian dài trước đây và cả hiện nay, ở một mức độ nhất định, một phần quan trọng là do cơ chế quản lý của nhúng ta, do thiểu luật pháp, hoặc do không tôn trọng nó, do đó cả quan niệm sai lầm rằng nếu thực hiện dân chủ rộng rãi thì sẽ khó quản lý hoặc cho rằng không phải ai cũng có quyền được hưởng thành quả của dân chủ. Từ đây rõ ràng cần phải “tiếp tục xây dựng và hòan thiện Nhà nước pháp quyền cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Có được một Nhà nước như vậy, có được luật pháp nghiêm minh và triệt để tôn trọng pháp luật sẽ là một bảo đảm chắc chắn để thực hiện dân chủ rộng rãi.

Không thể có dân chủ vô bờ bến, không giới hạn nhưng cũng không thể chỉ thực hiện dân chủ hình thức. Cho nên mọi công dân, mọi tổ chức và không có ngoại lệ đều phải tuân thủ pháp luật và đều bình đằng trước pháp luật. Không thể có bình đẳng và tự do nếu mất dân chủ.Bởi vậy mà Đảng ta chủ trương bên cạnh việc cần "phát huy dân chủ, khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân” còn cần "đồng thời chống mọi khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích, mọi âm mưu lợi dụng dân chủ”.

Thực hiện dân chủ thực sự nhưng có nguyên tắc, có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước pháp quyền sẽ tạo điều kiện cho từng người và cho cả cộng đồng có thêm sức mạnh, có thêm động lực thúc đẩy sự hoạt động và sự sáng tạo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quyền con người – nhìn từ góc độ triết học

    10/12/2018Phó TS. Hoàng CôngChúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học "kinh điển" nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô... và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Khái niệm Tự do trong triết học Hegen.

    28/11/2005TS. Đỗ Duy HợpNếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học. Đề cập tới đề tài này, chúng ta không thể không trở lại với Hêgen, với quan niệm của ông về tự do. Bởi lẽ, quan niệm về tự do của ông đã để lại một dấu ấn quá sâu rộng trong những tìm tòi lời giải đáp cho vấn đề tự do...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác