Thói hư tật xấu của người Việt: Mong yên lành, hóa ra bảo thủ; Không hình thành dư luận sáng suốt
Mong tìm yên lành, hóa ra bảo thủ
(Quốc dân độc bản, tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn năm 1907)
Trải qua các đời, dân ta chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh là không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than. Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị(1), mà có lắm cuộc loạn ly, nguyên nhân là ở đó.
Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại. Không biết lợi dụng những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ. Một là bảo thủ mà không biết tiến thủ. Hai là dựa vào người mà không biết tự lập. Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc. Không trừ ba cái tệ đó thì dù có vua hiền tướng giỏi cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi, sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được.
(1)xã tắc trong cảnh thái bình, có trên cô dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy.
Từ chối mọi cuộc cải cách
(Nguyễn Văn Huyên vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ năm 1939)
Tầng lớp trên ở nông thôn, các kỳ mục(1)trong làng, phản đối mọi cuộc cải cách thực sự và sâu sắc. Đây là những người đã trả giá trong hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm để củng cố địa vị xã hội của mình. Họ đã ở tuổi có thể bình thản ngồi xếp bằng trên những manh chiếu trải giữa đình để đánh giá cung cách người ta phục vụ họ ăn uống ra sao. Nếu có ai dám nghĩ đến chuyện thực hiện một cuộc cải cách nào đó thì người ấy chắc chắn chuốc lấy những mối hiềm thù không thương xót.
(1)những người có điển sản hoặc từng có phẩm hàm và chức vụ tập hợp lại làm nên hội đồng kỳ mục, có nhiệm vụ đề ra các chủ trương chung của làng xã.
Không hình thành nổi một dư luận sáng suốt
(Vũ Văn Hiền việc cai trị ở thôn quê, năm 1945)
Ngoài tinh thần độc tôn bè đảng, còn một trở lực nữa ngăn cản mọi công việc cải cách ở thôn quê tà dư luận trong làng, một thứ dư luận mạnh mẽ, ác nghiệt và mù quáng. Nhiều việc cải cách đã quyết định rồi đành bỏ dở chỉ vì người thừa hành sống trong làng xóm, không thể chịu đựng được những dị nghỉ chế giễu mà hàng chục hàng trăm người nhắc lại ở khắp đầu làng cuối ngõ. Đã không có quyền bắt mọi người im, lại sống luôn với những người đó, hương chức tránh sao nổi ảnh hưởng của dư luận và sau vài ba tháng làm việc, người hăng hái đến đâu cũng đành “dĩ hòa vi quý", bỏ hẳn những ý định của mình để sống theo nếp cũ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn