Tù khi Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủa Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), tranh luận về conđường hội nhập của giáo dục nướcnhà lại tiếp tục diễn tasôi nổi. Chúngta sẽ chủđộng hội nhập như TrungQuốc, Thái Lan hay bị động nằm chờ như đạiđa số cácnước đang phát triển còn lại? Tương lai của trường Đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tếsẽ ra sao? Có nên thươngmại hóa giáo dục? Giáo dục Việt Nam sẽcạnh tranh như thếnào vớigiáo dụcnước ngoài?...
Câu chuyện thứ nhất. Năm 1961, khi được tin U Gagarin bay vào vũ trụ, Tổng thống Mỹ lúc đó là J.Keunedy đã phải thốt lên: "Nền giáo dục XôViết đã chiến thắng"!Và đằng sau chiến thắng này là gì? Đó là cả một chiến lược giáo dục dài hạn. Tháng 3/1946, Thủ tướng Anh Winston Churchill, với sự có mặt của Tổng thống Mỹ Harry Truman, nhân bài phát biểu tại Đại học Fulton, đã kêu gọi phương Tây đoàn kết cùng chống lại Nhà nước XôViết, đánh dấu thời điểm khởi đầu của Chiến tranh lạnh và cuộc chạy đua vũ trang. Đúng 5 ngày sau, rường Viện Vật lý và Kỹ thuật Moscow (MIPT), hay còn gọi là Phystech, chính thức được thành lập. Cùng với hai ngôi Trường khác là Đại học Vật lý Kỹ sư Moscow (MIFI) và Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Bauman, MIPT góp phần tạo ra chân kiềng, báo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp quân sự của Liên Xô. Chính thế chân kiềng này đã tạo nên sức mạnh vô địch của kỹ thuật quân sự XôViết, mà dư âm vẫn còn đến tận bây giờ. Bới ngay từ đầu, P.Kapitza, N.Semenov, L.Landau (đều từng nhận giải Nobel vật lý) - những sáng lập viên MIPT, đã đề ra 4 nguyên tắc tổ chức cơ bản của ngôi trường mới:
l) Tuyển chọn học sinh tài năng từ khắp mọi miền đất nước,
2) Giảng viên sẽ là những nhà khoa học tích cực và tài năng nhất, đang trực tiếp nghiên cứu,
3) Phương pháp giảng dạy chú trọng phát huy tối đa năng lực sáng tạo của từng học viên,
4) Thực hành trực tiếp trong những phòng thí nghiệm hàng đầu của nền khoa học nước nhà lúc bấy giờ.
Có thể thấy ngay, đây chính là nguyên tắc của một trường đại học đào tạo nhân tài.Và đúng như thế, trong suốt chặng đường tồn tại và phát triển MIPT đã đào tạo cho Liên Xô và Nga 50 Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học quốc gia, 3 nhà du hành vũ trụ, hàng chục doanh nhân, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng... Hiện nay, sinh viên Phystech là đối tượng săn lùng sáng giá nhất của các Công ty săn đầu người đa quốc gia, không kém cạnh gì Sinh viên Đại học Harvard.
Câu chuyện thứ hai. Mấy thập kỷ gần đây, thế giới không ngừng kinh ngạc trước những thành tựu vượt bậc của TrungQuốc về mọi mặt: kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật Một trong những động lực tạo nên sự kinh ngạc này chính là giáo dục. TrungQuốc đã tiến hành cái cách giáo dục song song theo cả hai hướng: nâng cao chất lượng đào tạo đại trà và chú trọng đào tạo chuyên sâu. Với đại trà, hàng năm, TrungQuốc có trên nửa triệu chuyên gia và kỹ sư tốt nghiệp Đại học. Về chuyên sâu, TrungQuốc đã không tiếc tiền đầu tư cho một số cơ sở giáo dục (dù rất ít) với mục đích đạt bằng được tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ Đại học Fudan, ngôi trường cổ kính với lịch sử gần 100 năm, ngày nay đang nuôi tham vọng sánh vai Đại học Berkeley hay Cambridge. Phòng thí nghiệm tối tân, hội thảo thường xuyên với giáo sư nước ngoài, thư viện tầm cỡ quốc tế...tất cả chỉ với một mục đích duy nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho 24.000 sinh viên tiếp cận tri thức và nâng cao trình độ. Đặc biệt, Trưng Quốc đã mạnh dạn cởi bỏ định kiến, mở rộng cửa đón nhận nguồn nhân lực và trí tuệ từ bên ngoài. Ngoài ra, chính quyền TrungQuốc còn áp dụng chính sách khuyến khích sinh viên ra nước ngoài học tập ở những trường Đại học, Cao đăng nổi tiếng trên thế giới. Từ năm 1978 đen nay, số du học sinh Trung Quốc đã lên đến khoảng 580.000 người và trên 150.000 trong số này trở về phục vụ đất nước.
Và câu chuyện của chúng ta: Nghe chuyện người, ngẫm chuyện mình.
Năm qua, NgànhGiáo dục Việt Nam quả thực đã làm được rấat nhiều việc. Triển khai cuộc vận động nói không với tiêu cục và bệnh thành tích, Tiếp tục tiến hành xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục Đại học. Đưa trắc nghiệm khách quan vào từng lớp học, xóa bỏ chính sách tuyển thăng học sinh giỏi quốc gia vào Đại học. Thay đổi cách quản lý học thêm, dạy thêm... Nhưng nếu đem so với Liên Xô ngày xưa và Trung Quốc hôm nay, thì hình như những việc chúng ta đang làm quá chi tiết và cụ thể. Với những máichèo lẻ tẻ, điểm xuyết như thế con thuyền giáo dục Việt Nam sẽ bươn chải ra sao giữa đại dương mênh mông?
Lúc này, kinh nghiệm của LiênXô và Trung Quốc mới thật sự quý giá. Thứ nhất,giáo dục là sự nghiệp chung, nhưng muốn thành công chúng ta cần phải có những con người tâm huyết và tầm cỡ, đủ ý chí và nghị lực kiến tạo các quyết định chính trị đúng đắn. Bởi người ta luôn luôn phản đối cái mới theo quán tính và thói quen. Thứhai, muốn xây dựng được một trường Đại học đẳng cấp quốc tế, chúng ta phải có những nhà khoa học, nhà quán lý tầm cỡ quốc tế, chí ít thì cũng phải có những ý tưởng ngang tầm thời đại. Nếu chưa có thì phải thu phục, mời gọi. Thứ ba,giáo dục muốn thành công phái phát huy hết khả năng sảng tạo của người học, tôn trọng họ trước hết như là một cá tính, một chủ thể đủ lý trí và sức khóe để làm chú cuộc sống của mình. Chừng nào tư tưởng áp đặt, định kiến, phong trào vẫn còn nặng nề trong hệ thống giáo dục, thì chừng đó đừng đặt vấn đề đào tạo nhân tài. Thứtư, học phải đi đôi với hành. Các trung tâm nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế hàng đầu phải là một phần không thể tách rời trong quá trình đào tạo. Chính họ, chứ không phải ai khác là nơi gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Và cuối cùng, muốn thành công phái có tầm nhìn, nhìn rõ mình, rõ người, nhìn rõ mục đích và nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Có rõ đích, thấy đường, biết nhiệm vụ thì mới hy vọng tiến xa.
Rất hy vọng, năm mới Đinh Hợi sẽ đem đến cho chúng ta một cách nhìn tinh tường hơn, rõ ràng và bao quát hơn để giáo dục Việt Nam có thể vững bước trên con đường hội nhập đầy vinh quang và thử thách.