Bill Gates: "Công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến giáo dục!"

09:15 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Hai, 2007

"Công nghệ sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn trường học của công chúng trong tương lai!" Đó là phát biểu của chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates tại Diễn đàn các nhà lãnh đạo chính phủ châu Âu - Microsoft 2007 tại Scotland hôm 31/1.

Theo đó, Gates tỏ ra thận trọng khi chỉ ra những tác động của công nghệ đối với vấn đề học hành: “Chúng ta cần dè dặt hơn trong việc đưa ra những dự đoán về tác động của công nghệ tới nền giáo dục. Bởi lẽ, rất nhiều người đã đưa ra những dự báo “đao to búa lớn” về tác động của truyền hình, băng video và phần mềm với giáo dục, song rốt cục chưa dự đoán nào trở thành sự thực”.

Dẫu thế, Gates vẫn tin tưởng công nghệ sẽ khiến con người trong tương lai bị ảnh hưởng trong việc lựa chọn các trường đại học cũng như các trung tâm giáo dục.

Theo chủ tịch Microsoft, trong tương lai, các bài giảng sẽ được cung cấp miễn phí qua Internet, sinh viên có thể trao đổi với nhau qua mạng trong các phòng chat, việc thi cử cũng như công nhận bằng cấp cũng sẽ được tiến hành qua mạng ở khắp nơi trên thế giới. “Công nghệ sẽ làm cho giáo dục đổi mới và chuyên môn hoá hơn”, ông nói.

Gates nhấn mạnh, dù vậy thì các giáo viên vẫn giữ vai trò cơ bản trong hệ thống giáo dục, song cần tăng cường đào tạo thêm các kỹ năng về IT cho họ, tạo thêm nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy, chẳng hạn như các phần mềm giúp họ khai thác nguồn tài nguyên Internet để xây dựng giáo án.

Về vấn đề này, chủ tịch Microsoft tuyên bố, hãng ông cũng đang mở rộng chương trình Innovative Teachers (chương trình giúp các đối tác ở nhiều nước hiện đại hoá trường học) tại Anh, Brazil, Canada, Chile, Phần Lan, Đức, Ireland và Thuỵ Điển.

Riêng ở Anh, Microsoft đã phối hợp với các lãnh đạo địa phương tại các khu vực như Kent, Knowsley, Lewisham, Sandwell và Sheffield để đưa công nghệ thông tin vào trường học.

Cũng tại Diễn đàn các lãnh đạo chính phủ lần này, Bộ trưởng tài chính kiêm Quốc vụ khanh Gordon Brown của Anh đã đề cập tới vai trò của công nghệ thông tin trong việc cải tiến giáo dục, giúp xứ sương mù duy trì thế cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hoá.

Ông Brown nói: “Sự giải phóng về công nghệ đã khiến người người đều có thể tiếp cận và hưởng thụ lợi ích của giáo dục. Nền kinh tế toàn cầu đã khiến con người ngày càng gắn bó mật thiết với nhau hơn, và để chuẩn bị cho điều đó, chính phủ nhất định phải đẩy mạnh quá trình đổi mới”.

Tuy nhiên, ông Brown cũng cho rằng, để tạo được sự chuyển biến đó, phải có sự tham gia của toàn thể công chúng và không được nới rộng khoảng cách về công nghệ trong nhân dân. Ông khẳng định: “Chúng ta cần tìm cách để những tiến bộ trong công nghệ không chỉ đem lại hiệu quả với một số người mà phải là tất cả người dân”.

Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Cần xây dựng tủ sách kinh điển

    18/10/2006Nguyễn Cảnh BìnhHiện nay, điều rất thiếu và yếu cho việc nghiên cứu là thiếu những cuốn sách và tri thức nền tảng của thế giới, đặc biệt là các nền tảng về khoa học xã hội. Ngay cả các giáo viên và sinh viên ngành xã hội cũng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu này. Vừa thiếu sách, vừa yếu ngoại ngữ... và dù có giỏi cũng không dễ dàng đọc và hiểu hết ngay được...
  • “Một thứ toán kỳ lạ: Tổng các số dương bằng một số âm”?

    25/09/2006Chu Văn KhánhGiáo sư Phan Đình Diệu là một trong những nhà khoa học có nhiều bài viết, nhiều nỗi niềm trăn trở về nền giáo dục nước nhà. Năm 2004, ông cùng một số nhà khoa học tham gia thảo luận và đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ một bản báo cáo kiến nghị về việc cải cách nền giáo dục hiện nay. Trước thềm năm học mới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về những vấn đề đã và đang gây bức xúc trong ngành giáo dục...
  • Trình tự đảo lộn

    27/08/2006GS. Bùi Trọng LiễuTừ một số quy định nào đó không phù hợp, đã làm cho việc học việc thi thoái hóa: chọn người có học đã thi đỗ rồi mới cử người đó vào một chức vụ, khác với việc cử một người vào một chức vụ rồi mới yêu cầu người đó đi học đi thi để có trình độ hiểu biết tương xứng với công việc.Thứ tự bị đảo lộn, có thể gây ra những tai họa, là vì thế...
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • Công nghệ sẽ biến đổi giáo dục

    14/09/2006Nguyễn Tuyết MaiCông nghệ sẽ biến đổi giáo dục” là nội dung một nghiên cứu mới nhất do các chuyên gia về kinh tế và giáo dục Bộ Thương mại Mỹ thực hiện nhằm giúp các nhà tuyển dụng hình dung được những tác động của các công nghệ mới tới công tác giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch cần thiết...
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

    03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
  • Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn

    19/07/2005Nguyên NgọcLà người đứng đầu phong trào Duy Tân, Phan Châu Trinh đã nêu ba nội dung cơ bản của phong trào duy tân: Dân trí, Dân khí, và Dân sinh. Ba nội dung đó gắn liền với nhau, nhưng như ta có thể thấy ngay trong cách sắp xếp vấn đề, chìa khoá là dân trí. Ông cho dân trí là quyết định hàng đầu...
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • xem toàn bộ