Trước hết phải bịt cửa chạy chức
Mấy năm về trước có một cuộc tranh luận trên báo chí về chuyện có nên gọi những ấn phẩm đồi trụy là "Văn hoá phẩm đồi trụy" hay không?Một lập luận cho rằng văn hoá là cái gì tinh hoa, tốt đẹp thánh thiện... Còn cái gì đồi bại, xấu xa thì không thể nằm trong phạm trù văn hoá. Nhưng cũng có lập luận cho rằng bất kể xấu tốt cái gì lặp đi lặp lại với tần suất cao, trở thành tập quán, phong tục thì dù là mỹ tục hay hủ tục đều có thể gọi là văn hoá, cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
Riêng tôi thiên về loài ý kiến thứ hai - Với ý nghĩ như vậy tôi mạo muội đặt cạnh nhau việc chạy chọt xấu xa, đang bị lên án kích liệt, có nguy cơ trở thành tập quán của xã hồi ngày nay, bên cạnh chữ văn hoá thành cụm từ " Văn hoá chạy” dù biếtrằng dưới góc độ nào đó nó là thứ phản văn hoá.
Lần đầu tiên cách đây 3 năm, 5 kiểu chạy chọt được Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân vạch mặt chỉ tên công khai trên diễn đàn Quốc hội. Giờ đây chạy đãtrở thành một hiện tượng nhức nhối của xã hội, nhất là trong bộ máy công quyền. Trong báo cáo thay mặt Chính phủ đọc trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập “Cán bộ công chức hiên tượng chạy chức, chạy dự án, chạy tội… được nhiều nơinói tới nhưng rấtít bị phát hiện.Các biện pháp chống tham nhũng đạt hiệuquả quá thấp".
Có thể liệt kê vô số hành vi chạy: chạy chức, chạy quyền, bằng cấp, học vị, học hàm, danh hiệu, chạy bầu cử, chạy dự án, chạy kinh phí, chạy chỗ làm, chạy tuổi, chạy thi, chạy học, chạy để dược yên vị, chạy tội... Nói chung cuộc sống có nhu cầu gì thì người ta đều chạy cả. Chạy đã trở thành thói quen, tập quán cho nên nhiều việc dương nhiên dược hưởng không cần cậy cục người ta vẫn cứ chạy vì nếu không chạy sẽ trở thành "kẻ hâm"!“chạy nhiều nơi nói tới nhưng rất ítbị phát hiện",xin có đôi điều đặt ra để cùng suy nghĩ. Vấn đề ở đây là “nhiều nơi" nhưng "rất ít bị phát hiện” có cái gì bất bình thường ở đây ?... "
Thử nghĩ, nếu có một kẻ nào đó chạy được vào một vị trí cao, thì lập tức hình thành ở bên dưới những đường dây noi gương,chúng phát triển như một thứ bệnh dịch lây lanrất nhanh. Đến lúc này kẻ trước kia đi chạy lại là người ban phát. Phải nói rằng, đến một lúc nào đó tự nhiên sẽ hình thành một cơ chế bảo vệ thành quả chạy được. Đấy là một sự ràng buộc ngầm tự giác theo hệ thống dọc và ngang rất vững chắc, hiệu quả. Chính vì thế mà tuy nhiều nhưng rất khó phát hiện, mà nếu có phát hiện không dễ gì xử lý được. Phải thấy rằng tiêu cực có cơ chế tự động tập hợp lại, tạo vỏ bọc và đề kháng rất mạnh.
Nhiều nơi nói tới túc có nhiều người biết. Nhưng tại sao ít có ai dám nói công khai với tổ chức. Đó là điều đáng suy nghĩ - Nó nằm ở chỗ chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ cho người nói lên sự thật, quần chúng và cán bộ công chức chưa thật tin sự trong sáng của tổ chức, và tổ chức cũng chưa làm tròn trách nhiệm với người tố cáo, nếu không muốn nói là còn đó nạn ô dù, trù dập. Không ít trường hợp tên bắn ra không trúng đích mà quay lại trúng người bắn.
Tôi rất đồng tình với ý kiến trước tiên phải "bịt các cửa chạy". Nhưng nhiều cửa quá, biết bịt cửa nào? Nếu dàn trải thì không đủ lực. Theo tôi trước tiên phải tập trung sức “bịt cửa chạy chức". Địa chỉ của cửa này cũng dễ nhận thấy thôi. Lý do chọn "cửa chạy chức" để bịt trước tiên là vì một quan chức không ngay ngắn do chạy chức ngồi vào vị trí quan trọng nó sẽ là đầu mối, là cái cửa để các cuộc chạykhác tiếp theo như: Chạy chức nhỏ hơn, chạy dự án, chạy học, chạy thi, chạy kinh phí... kể cả chạy tội. Đó chính là cánh cửa mở ra, dẫn đến mọi cánh cửa của lâu đài thiết chế quyền lực. Qua trót lọt "của Chạy chức" sẽ dẫn đến mọi nẻo đường xấu xa, tội lỗi. Cũng có thể tiên liệu rằng, bịt "cửa Chạy chức" là khó khăn và gay go nhất. Có một sáng kiến đề xuất để bịt “cửa chạy chức" thì phải thực hiện bầu cử hoặc thi tuyển cạnh tranh vào các chức vụ.Rất đúng và cần phải tổ chức làm tốt theo hai hướng này. Nhưng cũng xin thưa không nên chủ quan vì "cửa" này có lắm "ngách". Bầu cử của ta sẽ chạy để được vào danh sách ứng cử viên, vào danh sách ứng cử viên rồi ta chạy vào liên danh chung với những người kém thế hơn ta, vào liên danh thuận lợi rồi ta còn phải chạy vào đơn vị bầu cử nào là sân vườn nhà ta...Thi cử của ta chạy bằng cấp, chứng chỉ đủ đầu vào rồi ta sẽ chạy tiếp để biết đề thi, chạy giám khảo, thậm chí ta có thể biến cuộc thi thực thành một cuộc thi ảo...Nói chung ta đã có sẵn 72 phép thần thông biến hoá như Tôn Ngộ Không, đó là "Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng tiền nhiều hơn”!Nói như vậy để thấy hết những khó khăn dù chỉ bịt một "cửa chạy chức". Câu hỏi ở đây đặt ra lúc này là có cương quyết tuyên chiến với tệ nạn chạy hay không?
Nói nhiều mà không làm chỉ tổ gây mất lòng tin. Vấn đê là biện pháp và thái độ cương quyết tuyên chiến. Biện pháp đã có nhiều, nhưng thái độ cương quyết tuyên chiến thì vẫn còn thiếu - thái độ cương quyết làm trong sạch nội bộ, bịt "cửa chạy chức" của mỗi người dù ở bất kỳ ở cấp nào, tổ chức nào giờ đây là thước đo phẩm chất cách mạng, lòng trung thành với chế độ, có lẽ chỉ cần như vậy là đủ. Sự thờ ơ, tránh né không cương quyết tuyên chiến với tệ chạy để nó nghiễm nhiên trở thành "chuyện thường ngày" của xã hội, một thứ văn hoá phàn văn hoá làm mất đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta, có thể coi thái độ như vậy là tội ác.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu