Sự im lặng tội lỗi
"Sếp" bị bắt về tội tham nhũng, thể nào nhân viên trong cơ quan, đơn vị của "sếp" đó cũng bình: "Biết ngay mà, ông ấy tham thế, cửa quyền thế, bày đặt lắm trò kiếm tiền thế, nay bị bắt chẳng oan". Một nhóm người trong đơn vị bị bắt quả tang về tội đánh bạc, vẫn người trong cơ quan đó thì thào: "Đấy, thấy chưa. Ngày nào đến cơ quan cũng đánh bạc, cũng cá cược, chết là phải".
Ngày 22.2, trong cuộc nói chuyện tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra Đảng, đồng chí Phan Diễn - Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư - đã bức xúc nói rằng: Việc bố con ông Mai Văn Dâu (nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại) nhận hối lộ trong thời gian dài để cấp quota xuất khẩu hàng may mặc, trong cơ quan Bộ Thương mại không phải không biết, hàng chục doanh nghiệp may mặc đều biết. Vụ Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng cá độ bóng đá hàng triệu đô, không phải anh em trong cơ quan tổng công ty không biết. Biết nhưng không ai ngăn chặn, không ai góp ý, để cho lỗi lầm của đồng chí mình trượt dài.
Ngay cả vụ cá độ bóng đá có tổ chức do Bùi Quang Hưng (nguyên cảnh sát giao thông Hà Nội) cầm đầu, không phải trong đơn vị Hưng không biết. Rồi tài sản của một số cán bộ có chức có quyền lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật, người ngoài không tường, nhưng cán bộ, nhân viên trong cơ quan đó không thể không biết nguồn gốc bất minh của nó. Đã từng có cuộc thăm dò ý kiến trong một số cơ quan đơn vị và kết quả cho thấy, rất nhiều nhân viên cơ quan biết rõ lãnh đạo cơ quan mình có tham nhũng, có nhận hối lộ, có sách nhiễu cấp dưới, sách nhiễu dân. Đến nhiều đơn vị, nếu ngồi cùng nhau uống chén trà, ly rượu, thể nào cũng nghe nhân viên "kể tội" thủ trưởng mình, mà toàn những tội tày trời: Bồ bịch, nhận hối lộ, móc ngoặc...
Tóm lại, mọi việc nhất cử nhất động của thủ trưởng, của cán bộ trong từng cơ quan, đơn vị, cán bộ nhân viên ít nhiều đều nắm rõ. Điều đáng nói là, trong các cuộc họp chi bộ, công đoàn, cơ quan không thấy ai nói ra những gì mình biết, tất cả đều im lặng, im lặng cho đến ngày, đến giờ vụ việc vỡ lở, người này bị bắt, người kia bị khởi tố, khi ấy trong cơ quan mới râm ran thi nhau... kể tội. Biết thủ trưởng như thế, như kia, nhưng khi bầu vẫn bầu, vẫn tín nhiệm, vẫn im lặng ủng hộ. Hỏi vì sao, người ta nói: "Bẻ gậy chống trời. Thân mình yếu ớt, nói ra chưa thấy lợi đâu đã thấy hoạ đến. Tốt nhất là im lặng, lo lấy thân mình. Ai làm sai phải chịu tội".
Biết mà im lặng - là một ẩn hoạ. Biết mà không góp ý ngay, chấn chỉnh ngay, thậm chí là tố cáo ngay để đến ngày cái lỗi trở thành sai phạm, sai phạm trở thành tội ác là một tai hoạ. Biết mà im lặng như thế để rồi "giậu đổ bìm leo" là sự im lặng tội lỗi.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt