Một thế hệ sắp và đã dần dần biến mất!

05:36 CH @ Thứ Ba - 23 Tháng Hai, 2021

Trên FB Phạm Việt Hải   2/7/2020 có bài viết với đầu đề như trên. 


Tôi xin phép bạn Hải được chép y nguyên ra đây, để mọi người cùng đọc, chỉ viết lại đoạn đầu cho có vẻ hợp lô-gich hơn. 
Ngoài ra, tôi cũng thấy mấy câu cuối cùng không được xứng tầm với cả bài nhưng … chưa biết viết lại như thế nào, nên tạm giữ nguyên.

(Vương Trí Nhàn)

************
Một hôm, cậu con trai hỏi ông bố của mình:
- Bố ơi, con không hiểu ngày xưa bố và mọi người sống như thế nào khi không có Internet không có máy tính, không có tivi, không có điều hòa, không có điện thoại di động?

Câu hỏi mang một ẩn ý  “làm sao mà thế hệ bố sống nổi khi thiếu các tiện nghi như vậy”.


Ông bố có vẻ chưa nghĩ kịp. Thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi làm sao mà thế hệ bố sống nổi, ông có đoạn tự bạch sau.
----
Thế hệ bố, và thế hệ trước, sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945-1985 thật là may mắn, khi:
- Ai cũng không ngại đi học một mình từ sau ngày đầu tiên đến trường.
- Sau giờ học, ai cũng được chơi đến tận tối mịt.
- Không ai ôm tivi, điện thoại, iPad từ giờ này qua giờ khác. Và ai cũng có những người bạn thực sự chứ không phải với những người bạn từ Internet.
- Nếu như khát, bọn bố uống luôn nước ở bất cứ đâu được cho là sạch, chứ không phải nước đóng chai.

Bữa cơm gia đình xưa


- Bọn bố ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung, như 4 đứa cùng uống chung 1 gáo nước. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền từ thầy lang hoặc trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc dân gian.
- Bọn bố không bị béo phì, dù rằng ngày nào cũng chén căng cơm, rau và bất cứ thứ gì có thể ăn được...
- Bọn bố chơi bằng các đồ chơi tự làm lấy như đất sét, lá cây, que củi thậm chí là mảnh vỏ chai... và chia sẻ đồ chơi, sách truyện với nhau.
- Ngày xưa, các gia đình hầu hết là không giàu có. Nhưng các ông bố bà mẹ đã tặng cho con cái tình yêu của mình, dạy cho con biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất, dạy cho con biết thế nào là giá trị thực sự của con người : Sự trung thực, Lòng trung thành, Sự tôn trọng và Tình yêu lao động.
- Ngày xưa bọn bố đã có thể tự chăm sóc bản thân mình từ bé, không ỷ lại ông bà hay người lớn, 10 tuổi đã biết làm hết những công việc trong nhà để đỡ đần ông bà và những người lớn, thậm chí nấu cơm, giặt đồ, chăn trâu, cắt cỏ, lấy rau ngoài đồng về cho lợn ăn... 
----
- Ngày xưa, bọn bố chưa bao giờ có điện thoại di động, đầu DVD, trò chơi điện tử Play Station, máy tính, không biết thế nào là Internet, chat…


Nhưng bọn bố có những người bạn thực sự, là khi:
- Thường đến chơi nhà nhau mà chả cần phải có lời mời, đến nhà ai gặp gì ăn nấy.
- Ký ức của thế hệ ngày đó chỉ là những tấm ảnh đen trắng, nhưng đầy ánh sáng và rực rỡ, ai cũng trân trọng lật mở cuốn album gia đình với sự thích thú, tôn kính, trong cuốn album đó luôn lưu giữ chân dung của ông bà cụ kỵ các con…

Thế hệ xưa chơi cờ buổi chiều


- Thế hệ bố không bao giờ ném sách vào thùng rác, mà đứng chôn chân trong hàng để mua sách, rồi sau đó đọc chúng suốt ngày đêm.
- Bọn bố không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư của thiên hạ ra để đàm tiếu, cũng như biết giữ bí mật cuộc sống của gia đình mình, không phải như những gì bây giờ đang xảy trên Facebook và Instagram…
------
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ cuối cùng mà con cái biết nghe lời cha mẹ.
- Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái.
- Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”.

Vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý… Hãy tranh thủ thời gian quý giá thay vì smart phone, ipad, máy tính... để có thời gian chất lượng bên cha mẹ…

Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

    12/05/2009Nguyên NgọcQuả thực, hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta từng có được một thế hệ vàng. Quả thật đấy là thời kỳ của những người khổng lồ. Để có được ngày hôm nay của đất nước, không phải chỉ có cách mạng và chiến tranh. Hoặc nói cho đúng hơn, chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí nữa cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.
  • Thế hệ dâu tây

    26/02/2020Đàm Quang MinhKhái niệm “Thế hệ dâu tây” xuất hiện phổ biến tại Đài Loan nhằm vào thế hệ sinh ra những năm 1981-1991. Thế hệ này được mang tên “dâu tây” bởi hai lý do: thứ nhất thế hệ trẻ này được lớn lên trong một môi trường tốt hơn, giống như những trái dâu tây được chăm sóc cẩn thận trong nhà kính, thứ hai là họ giống trái dâu tây...
  • Gọi tên và đánh thức cảm hứng thế hệ Y

    12/11/2019Phùng Hồng Minh (Dịch từ The Washington Post)Ngay từ những ngày đầu chiến dịch tranh cử, Obama đã dành rất nhiều ưu ái cho thế hệ Y hay còn được gọi là “thế hệ của những đứa con thiên niên kỷ”...
  • “Làm giàu” là ”Lý tưởng” cần giáo dục cho tuổi trẻ sao?

    26/09/2019GS. Tương LaiTôi không nghĩ vậy. Vì thế, xin được traođổi đôi điều về vấn đề rất hệ trọng này.
  • Sự suy thoái của Thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch Hệ hình tư duy?

    29/08/2019Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ là một thế hệ vứt đi, văn hóa đọc xuống cấp, nghệ thuật – tư tưởng đang trên đà suy thoái. Điều này có đúng hay không? Đó có thể chỉ là góc nhìn tiêu cực đầy định kiến. Book Hunter đã có dịp thực hiện một bài phỏng vấn PGS – TS phê bình văn học Đỗ Lai Thúy...
  • Thế hệ kế tiếp và cuộc canh tân tư duy

    19/07/2018Lê Ngọc Sơn thực hiệnLàm sao xây dựng được thế hệ kế tiếp, kể cả thế hệ lãnh đạo lẫn thế hệ trẻ, những người có chí lớn, đưa con thuyền dân tộc vượt qua những thác ghềnh trước mặt. Người Đô Thị đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Cao Huy Thuần về những suy tư, trăn trở của ông về vấn đề này…
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Khoảng cách thế hệ, ai là người hoá giải?

    22/12/2016Nhóm PV SVVNXung đột thế hệ có thể chỉ là một cuộc tranh luận nảy lửa giữa bố mẹ và con cái, nhưng đôi khi cũng có thể là mâu thuẫn đỉnh điểm phải cần đến sự can thiệp của tòa án.
  • Những thay đổi cơ bản của đời sống kinh tế - chính trị thế giới

    28/11/2015Nguyễn Trần Bạt... nhìn vào chiếc T.V của bạn, rất có thể đó là một chiếc Sony của “Nhật” hay một chiếc Daewoo của “Hàn Quốc”. Nhưng hãy để ý đến dòng chữ bên dưới, gần như chắc chắn là bạn sẽ lại thấy một dòng chữ khác: “Made in Singapore” hoặc “Made in Vietnam”. Điều này chắc chắn sẽ chẳng hề khiến bạn ngạc nhiên. Nhưng vậy thì đó là T.V Nhật, hoặc Hàn Quốc hay T. V Singapore hoặc Việt Nam?
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Thế hệ sinh sau 2000 có gì đặc biệt?

    04/09/2015Ronald AlsopGiờ đây họ cho rằng họ cuối cùng đã hiểu được thế hệ 8x và 9x, một số nhà tuyển dụng và tư vấn đã bắt đầu nghĩ tới thế hệ đi làm kế tiếp.
    Họ đang phân tích những thiếu niên và những trẻ em sinh ra sau năm 2000 để dự đoán họ có gì khác biệt so với thế hệ đi trước.
  • Sửng sốt với 'thế hệ đánh mất' của Nhật Bản

    08/08/2015Nha ĐamTuần qua, người Việt sửng sốt với thông tin về “thế hệ đánh mất” của Nhật Bản được truyền thông phương Tây phản ánh, với khoảng 1 triệu người trẻ tuổi đang tách mình khỏi xã hội trong hoàn toàn cô độc...
  • Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

    13/07/2015Phạm Ngọc Điệp dịchNhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt...
  • Tiêu cực trong chuyển dịch văn hóa

    24/07/2014Nguyễn HòaLâu nay, chúng ta thường tự hào, đề cao vai trò của yếu tố cộng đồng trong sự phát triển dân tộc. Quả thật, nếu không có vai trò của cộng đồng, người Việt sẽ không thể xây dựng, bảo vệ được một đất nước liên tục phải đương đầu với thiên tai và ngoại xâm. Hàng nghìn năm, các thế hệ người Việt gắn với cộng đồng từ gia đình đến làng, nước. Cả khi đô thị kiểu phương Tây ra đời, qua sinh hoạt, qua lối quan hệ, cung cách tổ chức cuộc sống, vẫn có thể nhận thấy hình ảnh của “làng trong phố”...
  • A còng, A móc, những thành viên ưu tú và tính ì của cả một thế hệ

    21/09/2013Lê Đa NguyênChúng ta có thể không đủ tiền để mua một chiếc @, nhưng chúng ta có dư khả năng để tiếp nhận những bài học cơ bản về cung cách thể hiện là người có văn hoá, có tinh thần trách nhiệm với chính mình, với Quê  hương, Đất nước. Chúng ta có thể học để biết cổ xuý những giá trị như  Nhân ái, Can đảm và Trí tuệ đồng thời tiễu trừ những bất công, những lừa phỉnh, những cố bám vì tư lợi...
  • Hãy tự hào vì sự lạc lõng của bạn!

    10/09/2013Hà Thủy NguyênThế hệ chúng ta, những người được sinh ra vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, là một thế hệ lạc lõng. Một thế hệ được sinh ra và lớn lên giữa một bãi hoang tàn của thế giới. Nhiều người đi trước sẽ nói rằng họ đã hi sinh cho thế hệ chúng ta, chúng ta đã có một đời sống sung túc và yên bình. Điều đó đúng, nhưng họ đã lầm lẫn trong khái niệm về hạnh  phúc, sung túc và yên bình không phải là điều mang đến cho chúng ta hạnh phúc...
  • Lạc quan với "Thế hệ tôi"

    07/09/2013Lan HươngNhững con người ích kỷ, mê công nghệ và lười lao động - đó là phác thảo sơ nét về thế hệ Tôi. Nhưng liệu có nên bi quan về họ không?
  • Khoảng cách thế hệ: có đáng sợ?

    30/08/2013Nguyễn Thị Ngọc HảiKhông phải bây giờ mới có vấn đề này. “Chứng cớ” là từ điển Oxford đã có nó từ lâu với định nghĩa rất khoa học: generation gap là sự khác biệt về thái độ giữa những người khác thế hệ. Trong đó, chữ “thái độ” được giải thích là sự suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về một sự việc, một người nào đó.
  • Chúng ta – Một thế hệ lạc lõng ?!

    30/08/2013Hà Thủy NguyênTừ “lạc lõng” ở đây mà tôi muốn nói đến là một cảm giác mà tôi tin rằng rất nhiều bạn trẻ ở thế hệ của chúng ta đều cảm thấy rõ rệt: một sự đơn
    độc, khó có thể kết nối với xung quanh, khó tìm kiếm sự đồng cảm từ
    những thế hệ trước. Và không biết các bạn có nhận ra không, chúng ta gần
    như tách biệt hoàn toàn với những người sinh ra đầu thập niên 80 đổ về
    trước. Và đã bao giờ bạn tự hỏi, điều gì gây ra biến động lớn đến vậy?
  • Thế hệ

    25/06/2011Hoàng Đạo CungThế hệ Cụ của các anh, đầu thế kỷ 19, làm quan tại triều, quát lính gông cổ quan tham. Thế hệ Ông của các anh, cuối thế kỷ 19, học tài, đỗ cao, lo trị dân, lo việc giáo dục, lo đắp đê chống lụt. Về già từ quan, uống rượu, làm thơ chống Pháp và bàn chuyện Duy tân, cách tân theo gương Thiên Hoàng nước Nhật.
  • Thương và yêu

    14/02/2011Nguyễn Tiến VănCó hai từ căn bản trong quan niệm luyến ái của trai gái Việt Nam: thương và yêu. Hai từ này chuyển tải hai thái độ làm người và quan hệ có khác biệt khá nền tảng: thương là quan hệ truyền thống; yêu là quan hệ hiện đại. Mốc phân luồng có thể lấy là khoảng đầu thế kỉ 20 với ranh giới là 19/5 khi chế độ khoa cử bị bãi bỏ dưới thời Pháp đô hộ và phong trào lãng mạn dưới ảnh hưởng của phương Tây với chủ nghĩa cá nhân thịnh hành từ 1925 đến 1945...
  • Thế hệ vàng Vũ Đình Hòe không lặp lại

    11/02/2011Hương Giang (Thực hiện)Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam, ông Dương Trung Quốc lý giải vì sao "thế hệ vàng" của GS Vũ Đình Hòe và những trí thức lớn đương thời là một hiện tượng lịch sử khó quên, thừa hưởng những tố chất mà những thế hệ trước và sau nó không thể có...
  • Thế hệ ngày mai

    05/08/2009Nguyễn Hiến LêNước đương ròng, nhưng nước tất sẽ lớn; gió đương ngược nhưng rồi gió cũng phải xuôi. Mở đỏi và dương buồm trước đi các bạn, để đưa em bé- tức thế hệ ngày mai- tới một bến rực rỡ hơn cái bến chúng ta đương đậu, hỡi các bạn yêu em bé!
  • Sống ở tương lai

    24/03/2009Phan VinhTới năm 2020 sẽ xuất hiện computer sinh học và computer lượng tử. Thế hệ mới của các hệ thống tin học hùng hậu mới sẽ có chất lượng tốt hơn gấp hàng triệu lần so với những gì tốt nhất mà chúng ta đang có hiện nay. Tới năm 2020 trí tuệ máy tính có thể sẽ sánh ngang với trí não con người và công tác bảo đảm chương trình sẽ phát triển đủ độ để xuất hiện trí tuệ nhân tạo.
  • Thế hệ @

    19/02/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngThế hệ trẻ hôm nay đang được nhiều người gọi là thế hệ @, một thế hệ của thực tại ảo và những lo toan rất thực.
  • Trước hết phải biết yêu thương

    21/11/2008Thầy Văn Như Cương (đã ngoài 70 tuổi) và giảng viên trẻ Mai Quốc Khánh (mới ngoài 20 tuổi) đã cùng tham gia cuộc đối thoại thế hệ kỳ này, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
  • Thế hệ sau năm 1968

    06/11/2008Meta WagnerCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng… đã được định hình trong năm 1968 (hoặc trước, sau đó một năm).
  • Thế kỷ XXI - thế kỷ sửa sai

    05/05/2006Lê SơnCuộc trao đổi giữa nhà bác học Nga lỗi lạc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Nikolai Antonovieh Dolezjam (sinh năm 1900), hai lần Anh hùng lao động, giải thưởng Lênin và 5 giải thưởng Quốc tế, và phóng viên báo Thế Kỷ về tương lai của nhân loại trong thế kỷ XXI...
  • xem toàn bộ