Sống ở tương lai
Tới năm 2020 sẽ xuất hiện computer sinh học và computer lượng tử. Thế hệ mới của các hệ thống tin học hùng hậu mới sẽ có chất lượng tốt hơn gấp hàng triệu lần so với những gì tốt nhất mà chúng ta đang có hiện nay. Tới năm 2020 trí tuệ máy tính có thể sẽ sánh ngang với trí não con người và công tác bảo đảm chương trình sẽ phát triển đủ độ để xuất hiện trí tuệ nhân tạo.
Rất khó nhìn diễn tiến tương lai trên cơ sở các yếu tố xã hội, bởi lẽ những tiến hoá về phương diện này thường diễn ra với tốc độ khá chậm rãi và không hẳn lúc nào cũng theo lối thông thường. Tuy nhiên, có thể hình dung một trật tự thế giới mới sau vài thập niên nữa trên cơ sở tìm hiểu những ảnh hưởng của các tiến bộ công nghệ đối với đời sống con người.
Đó chính là cách làm của GS William Halal thuộc Trường Đại học Tổng hợp George Washington, một trong những người sáng lập ra Viện Tri thức và Canh tân. Tác phẩm mới được xuất bản của ông "Lời hứa của công nghệ: Tri thức chuyên môn về biến đổi của kinh doanh và xã hội" có thể giúp độc giả hình dung ra được tương đối chi tiết bức tranh xã hội tương lai.
Theo quan điểm của GS Halal, không thể hiểu ngay cả tình cảnh hiện tại của thế giới chúng ta nếu không sử dụng cách nhìn khoa học của một triển vọng tiến hóa. Đại đa số chúng ta không nhìn thấy con đường giải quyết các vấn đề phức tạp mà nhân loại đang phải đối mặt như cuộc khủng hoảng năng lượng, các biến đổi khí hậu, sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiến trình toàn cầu hóa…
Thế giới đã trở nên "chín chắn" hơn: hiện nay chúng ta đang bước qua "giai đoạn tìm hiểu" và đã chạm tới giai đoạn mới mà GS Halal gọi là "giai đoạn giác ngộ". Các công nghệ truyền thông và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo đang dần dà tự động hóa những hành vi tư duy cổ điển của con người. Không phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan nữa, chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một vấn đề phức tạp nằm ở căn cốt của tình trạng lưỡng nan này - vấn đề giác ngộ.
Trong cuốn sách "Lời hứa của công nghệ", GS Halal đã dẫn các dự đoán của các chuyên viên tham gia dự án TechCast về tất cả các lĩnh vực tri thức. Theo đó, phải tới năm 2020 mới có thể xuất hiện làn sóng năng lượng mới với khoảng 30% tổng năng lượng lấy từ những gió, nắng, các khối năng lượng sinh học, năng lượng hạt nhân. GS Halal đặc biệt đánh giá cao vai trò của năng lượng mặt trời trong tương lai. Chỉ sau ba bốn năm nữa nguồn năng lượng này sẽ bắt đầu có vai trò xứng đáng và sau 10-20 năm nữa, khoảng 30% tổng năng lượng mà nhân loại sử dụng sẽ là từ mặt trời.
Trong tương lai nhân loại cũng phải quan tâm hơn tới việc biến đổi khí hậu trái đất. Hiện nay các nước quan trọng trên thế giới đang tìm cách thỏa thuận với nhau về phương thức kiểm soát tình trạng ấm lên toàn cầu và hy vọng rằng tới năm 2013 - 2014 sẽ có thể làm được việc này một cách có hiệu quả với việc áp dụng các khoản thuế đặc biệt đối với khí thải cácbon.
Ngay từ bây giờ, nhân loại đã tìm cách hạn chế sử dụng dầu mỏ - chính trong việc sử dụng này ẩn chứa nguồn gốc chính của vấn đề. Như vậy là cuộc khủng hoảng năng lượng liên đới chặt chẽ với nhu cầu kiểm soát khí cácbon. Nhìn nhận vấn đề này từ quan điểm triển vọng chiến lược và kiến thức của các chuyên gia, có thể hình dung ra được những khuôn khổ thời gian của những sự việc này…
Cũng theo ý kiến của GS Halal, một trong những lĩnh vực công nghệ cần quan tâm nhất trong tương lai là trí tuệ nhân tạo. Công nghệ computer (computer quang học, computer lượng tử, computer sinh học và computer với công nghệ nano…) cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống nhân loại sắp tới. Thế hệ computer của tương lai gần nhất là computer quang học sẽ xuất hiện đầu tiên, có lẽ chỉ sau 5 năm nữa thôi.
Tới năm 2020 sẽ xuất hiện computer sinh học và computer lượng tử. Thế hệ mới của các hệ thống tin học hùng hậu mới sẽ có chất lượng tốt hơn gấp hàng triệu lần so với những gì tốt nhất mà chúng ta đang có hiện nay. Tới năm 2020 trí tuệ máy tính có thể sẽ sánh ngang với trí não con người và công tác bảo đảm chương trình sẽ phát triển đủ độ để xuất hiện trí tuệ nhân tạo. Tất nhiên, đó khó có thể là một trí tuệ lý tưởng (nhìn chung, không thể có một trí tuệ nhân tạo lý tưởng) nhưng cũng đủ hùng hậu để thực hiện được các nhiệm vụ tư duy cổ truyền thay cho con người…
Trong tương lai không xa, những dụng cụ thông minh sẽ được sử dụng sâu rộng trong đời sống con người, giúp cho thế giới trở nên hữu lý hơn và cho phép chúng ta hành xử một cách anh minh hơn. Tư duy của con người sẽ được nâng lên một tầm cao mới, cũng giống hệt như quá trình cơ khí hoá nông nghiệp sẽ chuyển các hoạt động của con người từ cánh đồng gieo cấy tới các công xưởng và nhà máy.
Tiếp theo, nhờ quá trình tự động hoá sản xuất ở các cơ sở công nghiệp, lao động thể lực của con người sẽ được chuyển thành dịch vụ hướng tới sở hữu tri thức. Và theo đà chúng ta tự động hoá các tri thức của mình, hoạt động của con người sẽ dần chuyển ra ngoài "ranh giới tri thức" - tới với lĩnh vực quan điểm, giá trị, góc nhìn, mục tiêu, chọn lựa và các giá trị khác trong lĩnh vực ý thức, vốn vẫn điều khiển cuộc sống của chúng ta…
Theo GS Halal, mặc dầu tiến trình phát triển công nghệ của các nước trên thế giới có những khác biệt đáng kể nhưng khoảng cách thực sự giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển chỉ ở mức 5 năm. Và việc khắc phục khoảng cách này không phải là bất khả thi. Lấy thí dụ như trong lĩnh vực điện thoại di động.
Trên thế giới hiện nay hơn 3 tỉ máy điện thoại di động, tức là tính trung bình cứ hai người thì một người sử dụng nó. Và quá trình này chỉ diễn ra đâu đó trong 10 năm. Một thí dụ khác, trong lĩnh vực truyền hình: hiện nay, ngay tại những ngôi nhà nghèo nhất ở các nước phát triển cũng có máy thu hình… Tiến bộ công nghệ sẽ giúp "cào bằng" nhanh chóng khả năng tiêu thụ ở các phần khác nhau trên thế giới…
Hiển nhiên là xã hội loài người luôn phát triển theo những quy luật xã hội nhân văn nhưng những tiến bộ công nghệ không thể không tạo nên những tác động mạnh mẽ tới sự phát triển đó. GS Halal cho rằng, cùng với tiến trình toàn cầu hóa, thế giới đang ngày một trở nên phức hợp hơn và bất an hơn. Hiện nay có khoảng hơn 1 tỉ người đang cư trú tại các xã hội công nghiệp phát triển, như người Mỹ, người Tây Âu hay người Nhật Bản… Tới năm 2020-2030, con số này sẽ đạt mức 5 tỉ người. Tổng thu nhập kinh tế thế giới khi đó sẽ tăng gần gấp 4 lần. Và đó sẽ là sự thay đổi vĩ đại!
Không có đồng huy chương nào chỉ có một mặt. Cũng với tốc độ biến đổi như thế sẽ là sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, sức ép đối với môi trường xung quanh, sự thay đổi khí hậu toàn cầu, cuộc đấu tranh giành quyền sở hữu các tài nguyên thiên nhiên quý hiếm cũng như vị thế trên thị trường… Trong bất cứ một trường hợp nào thì đó cũng là giai đoạn phức tạp mà con người và các định chế khác nhau trong xã hội loài người sẽ buộc phải thay đổi và thích ứng, thậm chí trong một khoảng thời gian ngắn.
Trong lĩnh vực kinh doanh sẽ cùng một lúc diễn ra hai quá trình mà hiện nay đã bắt đầu thấy rõ. Thứ nhất, các định chế kinh doanh sẽ bớt tập trung hóa hơn để các cá nhân tự chủ hơn trong việc kiểm soát công việc của mình, chứ không phải bị bó chân bó tay bởi những khuôn khổ quan liêu khô cứng. Thuật ngữ "tổ chức" sẽ được hiểu như một tập trung những đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về năng suất lao động của mình, tự do và năng động. Tổ chức trở thành những hệ thống được điều hành từ… dưới lên trên!
Đó chính là một ý tưởng rất mạnh mẽ. Quá trình biến đổi này đang diễn ra ngay ở thời điểm hiện nay và nó được gia tăng tốc độ trùng với sự xuất hiện của thế hệ mới, thế hệ thuộc về thiên niên kỷ thứ ba. Đó là những người không muốn làm việc trong các hệ thống quan liêu, mà muốn làm việc mình muốn. Thế hệ mới muốn được chuyển dịch trong hành động một cách đầy hiệu quả.
Bản chất của sự biến đổi căn bản thứ hai là lợi nhuận sẽ thôi là mục tiêu chính của các tập đoàn, bởi đó sẽ là một sự lỗi thời. Triết lý coi lợi nhuận là tối thượng chỉ có ý nghĩa quan trọng trong những xã hội công nghiệp, khi mà mục đích chính của tư bản là xây dựng nhà máy và bộ máy cán bộ. Nhưng trong tương lai, động lực chính của sản xuất không phải là tư bản mà là tri thức mà con người sở hữu.
Các tập đoàn trở thành những liên minh chính trị của các cổ đông: các nhà đầu tư, các viên chức, các khách hàng, những người cung cấp nguyên vật liệu, các nhà phân phối và những người tiêu dùng… Tổ chức trở thành một "công xã tổ hợp": tất cả những thành phần trên đều quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp.
Trong một tương lai như thế, nguyên tắc trách nhiệm sẽ không biến đi vì không ai muốn nhận một trách nhiệm cá nhân đối với công việc của mình, nhưng tất cả đều muốn được lợi theo cách này hay cách khác. Và nguyên tắc công xã tập đoàn công cộng sẽ giúp cho công việc kinh doanh có thêm vai trò mới - tạo dựng nên những giá trị mới khác nhau, trong đó có thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Khi việc này diễn ra, tất cả sẽ thay đổi. Tập đoàn sẽ trở thành một hệ thống mà mục tiêu chính của nó sẽ là phúc lợi chung của xã hội và chỉ một phần của phúc lợi đó sẽ là lợi nhuận đối với các nhà đầu tư.
Trong một tương lai như thế, tư duy quan phương sẽ trở nên lỗi thời. Tất nhiên, chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc vẫn còn nguyên giá trị đối với tương lai nhưng trong một thế giới chịu tác động mạnh mẽ của những biến đổi công nghệ như đã trình bày ở trên, tất cả các nước trên thế giới sẽ phải chung vai sát cánh cùng giải quyết các vấn đề an sinh và phát triển.
Hiện nay, chưa ai có thể hình dung một cách thực sự rõ ràng cơ chế quốc tế của một thời tương lai như thế nhưng có thể là tổ chức Liên hợp quốc sẽ phải đóng một vai trò tích cực và toàn diện hơn cộng thêm với hoạt động có hiệu quả của một số uỷ ban quốc tế đặc biệt có đủ thẩm quyền nào đó. Các mối quan hệ quốc tế trong tương lai cần phải nhằm tới việc xây dựng một xã hội toàn cầu nào đó, bởi lẽ khác đi, không thể nào giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề như trong lĩnh vực năng lượng, bảo vệ môi trường xung quanh hay cấm phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt… Ngay từ hôm nay phần lớn nhân loại đã nhận thức được khá rõ ràng điều này…
GS Halal đã hình dung ra khung cảnh đời thường trên trái đất vào năm 2050 như sau: "Con người sẽ có những xe chạy bằng năng lượng điện, được "nuôi dưỡng" bằng những hệ thống năng lượng phi tập trung hóa với vô số những nhà cung cấp: doanh nghiệp nhỏ và các công ty tư nhân sẽ đưa vào các hệ thống này tất cả những năng lượng thừa của mình.
Trên sân sau các biệt thự sẽ có các cối xay gió, còn trên mái nhà sẽ là pin mặt trời. Trong một thế giới liên hợp của tương lai thì không thể nào thiếu được những chiếc máy bay siêu thanh. Sẽ có khoảng 5-6 tỉ người cư trú trong các xã hội công nghiệp phát triển.
Cuộc du ngoạn từ New York tới Tokyo sẽ chỉ mất 3 giờ đi đường. Trung Quốc và ấn Độ sẽ là những quốc gia phát triển. Đại bộ phận nhân loại sẽ làm việc trong các nền công nghiệp phát triển cao, nhưng công việc phức tạp nhất sẽ gắn bó với các tình trạng xã hội lưỡng nan, việc gìn giữ sức sống của hệ thống…". Muốn thích ứng với một trình độ phát triển như thế, tư duy con người cần được nâng lên một tầm cao mới chưa từng có.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh