Gọi tên và đánh thức cảm hứng thế hệ Y
Ngày 28/1/2008, Đại học Washington ngập chìm trong bầu không khí cuồng nhiệt: hàng ngàn sinh viên chen chân trong một căn phòng quá nhỏ để được nghe M.Kennedy, vị thượng sĩ danh tiếng bang Massachusetts, bày tỏ sự ủng hộ của ông bởi Barack Obama và ca ngợi khả năng đánh thức thế hệ trẻ Mỹ của ứng viên bang IIIinois này. Ngay từ những ngày đầu chiến dịch tranh cử, Obama đã dành rất nhiều ưu ái cho thế hệ Y hay còn được gọi là “thế hệ của những đứa con thiên niên kỷ”.
Cách đó một năm, trong một bài diễn văn đọc trước các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi tại Selma, bang Alabama, ông Obama đang nhấn mạnh những khác biệt giữa hai loại hình thế hệ: “thế hệ Moise”, vốn giúp đỡ trẻ em Israel trốn tránh thảm họa và “thế hệ Josué” vốn thành lập nên nhà nước Israel. Thế hệ thứ nhất là thế hệ những người sống theo lý tưởng và mơ màng; còn thế hệ thứ hai là thế hệ của những người xây dựng và hành động. Lịch sử nước Mỹ chỉ ra rằng, cứ khoảng 80 năm một lần, thế hệ dân sự (hay thế hệ “Josué”) lại trỗi dậy chấn chỉnh lại đất nước sau một thời kỳ dài đầy những biến động mà cơn cuồng nhiệt của thế hệ lý tưởng chủ nghĩa (thế hệ “Moise”) gây ra.
Những đứa con của thiên niên kỷ
Năm nay, những đứa con của thiên niên kỷ, ra đời trong khoảng thời gian từ 1982 đến 2003, đã đủ trưởng thành để thay đổi tình hình chính trị vẫn mang nặng âm hưởng “lý tưởng chủ nghĩa” dưới thời Clinton hay Bush. Như những thế hệ Josué đi trước, họ cũng quay lưng lại với các ý tưởng của thế hệ lý tưởng chủ nghĩa, những người luôn nói mong muốn khai thác chính trị để thúc đẩy sự nghiệp tinh thần của mình. Họ tìm cách khôi phục các thể chế xã hội, chính trị và hành pháp nhằm mang đến những giải pháp cho những vấn đề quốc gia trọng đại. Những cải cách dân sự trước đó diễn ra vào các năm 1860 dưới thời Abraham Lincolh và năm 1932 dưới thời Franklin Roosevelt, cả hai đều đã giúp đất nước thoát khỏi những cuộc đại khủng hoảng bằng cách đánh thức cảm hứng ở thế hệ trẻ và khôi phục chính quyền liên bang.