“Làm giàu” là ”Lý tưởng” cần giáo dục cho tuổi trẻ sao?

10:07 SA @ Thứ Năm - 26 Tháng Chín, 2019
Tôi không nghĩ vậy. Vì thế , xin được trao đổi đôi điều về vấn đề rất hệ trọng này.
"Dân giàu, nước mạnh" là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc ta trong bối cảnh mới vì "nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc", vẫn đói nghèo "thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì" ( Hồ Chí Minh) cho nên đó cũng là mục tiêu cao cả của thế hệ trẻ hiện nay. Thấy cho hết được cái nhục đói nghèo để phấn đấu vươn lên làm cho dân giàu nước mạnh , tránh cái hoạ tụt hậu quá xa so với khu vực và thế giới về kinh tế, về khoa học công nghệ và về nhiều mặt khác nữa làsứ mạng cao cả của tuổi trẻ. Lấy cái sứ mạng cao cả đó làm lý tưởng khác với việc lấy "làm giàu" cho bản thân mình làm lý tưởng. Đã đến lúc phải chỉ ra sự khác nhau một trời một vực đó.

Lýtưởnggắn liền với ý nghĩa của cuộc sống con người. Và con người khác con vật trước hết ở chỗ con người có ý thức, và ý thức đó giúp cho con người tìm ra và xác định ý nghĩa cuộc sống của mình. Đương nhiên, từng người có cách xác định khác nhautuỳ theo cách đi tìm nhữnggiá trị của cuộc sống không giống nhau.Chính vì vậy mới cần đến một định hướng giáo dục giúp cho tuổi trẻ chủ động tìm đến những giá trị cao đẹp. Cho nên, vấn đề giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ cần phải thật tường minh trong quan niệmvà trong ứng xử.

Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học(1988) định nghĩalý tưởnglà:"mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà ngườita phấn đấu để đạt tới", còn trong Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh khi bàn sâu thêm về lý tưởng có giải thích : "đặt một cái mục đích rấtcao rồi nhằm đó mà hết sức làm cho đến để đạt cái ý nghĩa đời người".Chính vì vậy, không thể xác định "làmgiàu cho bản thân" là lý tưởng của tuổi trẻ được. Vì điều ấy không thể là " mục đích cao nhất và tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới , cũng không thể là "ý nghĩa đời người" được. Nếu lấychuyện "làm giàu", chuyện "có thật nhiều tiền"làm "mục đích cuộc sống" và" ý nghĩa đời người" thì điều ấy sẽ dẫn đến thảm hoạ khó lường! Hàng ngày lật những trang báo cũng có cơ man là những ví dụ không là nỗi đau của riêng ai về sự xuống cấp của đạo đức xã hội.

Thật ra , những điều trên vốn là thườngthức trong nhân sinh, nhưng phải nói lại vào lúc này chính vì vấn đề "làm giàu" đã từng có một thời bị phê phán, bị miệt thị. Sự phê phán và miệt thị đó gắn liền với một quan niệm nhân sinh có phần cực đoan của chủ nghĩa duy ý chí quay lưng lại với hiện thực của cuộc sống hàng ngày cần phải được tôn trọng của những con người bình thường đang làm nên lịch sử. Những cực đoan ấy nhiều khi dẫn đến thái độ ứng xử thiếu khách quan với những nhu cầu và khát vọng riêng tư chính đáng "rất trần thế", "rất con người".Người ta sính nói đến cái cao cả, cái tuyệt vời mà lảng tránh nói đến cái thực dụng, cái nhỏ nhoi nhưng không thể thiếu của cuộc sống con người. Oái oăm thay,cái chủ nghĩa duy ý chí ấy laị dẫn đến một "chủ nghĩa bình quân" chia đều sự nghèo khổ", làm tái sinh cái tâm lý "ghét giàu" của xãhội tiểu nông, tự cấp tự túc không tạo ra được thặng dư xã hội, lại được thăng hoa trong tư tưởng đạo đức học nho giáo về lý tưởng "an bần lạc đạo".Chính chủ nghĩa bình quân và tâm lý cam chịu nghèo khổ này đã làm triệt tiêu động lực của phát triển.

Thế rồi khi sự miệt thị và sự phê phán đó được thay thế bằng sự trọng thị và cổ vũ trong quá trình đổi mới tư duy,trước hết là tư duy kinh tế thì lại có sự thiếu tường minh trong quan niệm vàứng xử với đồng tiền và sự giàu sang. Có sự khác nhau một trời một vực giữa sự cổ vũ cho sự phấn đấu vì sự nghiệp "dân giàu nước mạnh" với việc cổvũ cho việc kiếm tiền và làm giàu bằng mọi cách theo triết lý "có tiền muatiên cũng được", đành rằng không nên đối lập giữa việc làm giàu cho bảnthân và làm giàu cho xã hội. Đúng là đã đến lúc phải đề cao ý chí vươn lênthoát nghèo cho bản thân và gia đình, mà để thoát nghèo thì phải có ý chí vươnlên làm giàu cho bản thân, cho gia đình và do đó góp phần làm giàu cho xã hội.Không phải hoàn toàn không có lý khi người ta cho rằng nghèo dễ dẫn đến hèn,song tuyệt đối hoá mệnh đề này không phải lúc nào cũng đúng.

Cần lưu ý rằng, động cơ không cam chịu đói nghèo, quyết vươn lên giàu có để do đó mà có điều kiện làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, phong phú hơn, cao đẹp hơncó khác với triết lý "có tiền mua tiên cũng được" dẫn đến khá tvọng kiếm tiền bằng mọi cách. Khát vọng đó dễ dàng biến phương tiện thành mụcđích. Ranh giới này rất mong manh, thậm chí, đôi lúc khó lượng hoá. Nhưng rõ ràng không thể không vạch ra sự khác nhau giữa biến việc giàu có là một trong những phương tiện để kiến tạo mộtcuộc sống có ý nghĩa trở thành cứu cánh của chính cuộc đời, xem đồng tiền là mục đích tối thượng,dẫn đến nhân cách, phẩm giá của con người đều bị chi phối bởi đồng tiền. Chính ở đây phải có sự rạch ròi giữa lý tưởng của cuộc sống, ý nghĩa đời người với phương tiện màcon người sử dụng để thực hiện nó. Không có sự tường minh trong định hướng dưluận xã hội trên lĩnh vực này, nhất là trong quá trình hình thành nhân cách củathiếu niên và thanh niên thì hậu qủa sẽ khó lường. Không thể để cho chủ nghĩathực dụng lấn át vẻ đẹp của lý tưởng vốn có sức động viên, hấp dẫn tuổi trẻ.Hành động thực tế trong hoạt động và ứng xử của con người khác rất xa với chủnghĩa thực dụng dễ làm lạc lối sự vươn lên của thanh niên..

Sự thiếu tường minh nói trên một khi trở thànhdư luận xã hội sẽ có tác động đến lối sống, chi phối sự hình thành phẩm chất vànhân cách của con người, nhất là trong lớp trẻ, sẽ dẫn đến sự xuống cấp về đạođức xã hội mà nhiều người đang lo ngại. Đấy là chưa nói đến chuyện triết lý"có tiền mua tiên cũng được"ấy đang biến thái một cách láo xược và nhầy nhụa kiểu "Năm Cam" : "có những thứ tiền không mua được, nhưng nhiều tiền mãi lên sẽ mua được". Đáng tiếc là cái thứ triết lý đó đã phát huy được tác dụng, nó đã tóm gáy đượccả những vị "quyền cao chức trọng" hiện là bị cáo trước phiên toàđang diễn ra. Ấy vậy mà xét cho kỹ, thì thật ra cái giá được trả cho việc "sẽ mua được" ấy cũng chưa đến cái công đoạn "nhiều tiền mãi lên" Phải nói lên điều này vì tôi nhớ đến một khuyến cáo cuả C.Mác :"cần phải làm cho sự nhục nhã càng nhục nhã hơn nữa bằng cách công bố sự nhục nhã ấy".
Đã đến lúc cần khuyến cáo một tư duythật sự minh triết trong chỉ đạo thực tiễn.
10 bài viết làm quà tặng cho thế hệ trẻ
(GS. Tương Lai)

1. “Làm giàu” là ” Lý tưởng” cần giáo dục cho tuổi trẻ sao?
2. Sức mạnh của văn hóa
3. Đôi mắt mới
4. Bắn pháo hoa
5. Một bước ngoặt
6. Nhất chi mai
7. Muộn còn hơn không
8. Phát huy đạo lý dân tộc
9. Hiện tượng Bill Gates
10. Suy ngẫm về sức nghĩ của một nhà văn lớn
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tật huyền hồ lý tưởng

    05/02/2021Nguyễn Văn VĩnhXét trong văn chương nước Nam, điều gì cũng toàn huyền hồ giả dối hết cả, không có cái gì là thực tình. Người làm thơ thì ngâm những cảnh núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, giời cao, bể rộng. Núi Tản Viên, sông Nhị Hà sờ sờ trước mắt, thì cảnh không ứng bao giờ. Có cao hứng mà vịnh đến thì cũng phải viện đến cái gì ở đâu xa, chưa biết, chưa trông thấy.
  • Những nhận thức sai lệch của Tuổi Trẻ

    15/09/2018ThS. Phạm Thạch HoàngTrong lớp trẻ hiện nay, tồn tại không ít những quan niệm sai lệch. Có thể nói, nhân sinh quan của một bộ phận thanh niên có vấn đề. Một số quan niệm sau đây cho thấy điều đó...
  • Nghĩ về dưỡng chất tâm hồn cho tuổi trẻ hôm nay

    04/03/2018Nguyên CẩnVì sao tuổi trẻ hôm nay bị "suy dinh dưỡng tâm hồn"? Vì sao khi hai người cùng ngắm nhìn bầu trời đêm qua những chấn song cửa, một người chỉ thấy toàn màu đen, còn người kia lại thấy những vì sao lấp lánh?...
  • Lý tưởng của thanh niên An Nam (phần 1)

    16/09/2015Nguyễn An NinhVăn hoá là tâm hồn của một dân tộc. Giống như một con người có tâm hồn cao thượng thì mới biết những thú vui thanh cao trong cuộc sống, một dân tộc có nền văn hoá cao thượng thì mới hưởng được những đặc ân mà một dân tộc thấp kém hơn không thể biết được. Như vậy một dân tộc muốn sống, muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nền văn hoá riêng của mình...
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Tuổi trẻ đang bị …tấn công

    09/02/2015Nguyễn Trung DânCái cảm giác như đang có luồng sóng ngầm sắp trở nên sóng dữ, sóng ác nhấn chìm tất cả cái đẹp đẽ, hy vọng, tương lai của giới trẻ với lối sống rất đáng quan ngại lo âu trong những ngôi nhà của chúng ta. Từ giáo dục cho đến nếp sống xã hội, các chuẩn mực đạo đức gần như vắng bóng thì lấy gì xây dựng nề nếp gia đình đây?
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Lý tưởng của thanh niên An Nam (phần 2)

    12/05/2013Nguyễn An NinhĐến ngày mà thanh niên An Nam ta khinh thường mọi bề ngoài giả dối, mọi lời nói xảo trá, biết ngẩng cao đầu tiến bước trên con đường chân chính mà chính lương tâm ta đã vạch ra cho chúng ta. Thì ngày ấy chúng ta có thể cùng nhau xem xét những ước mơ cao đẹp nhất của chúng ta. Ngày ấy chúng ta có thể giải bài toán khó về tạo lập một nền văn hoá cho dân tộc chúng ta và một lần nữa chúng ta khôi phục đạo lý của tổ tiên chúng ta:“Hãy tôn sùng những ai đã dùng tài năng hay thiên phú của mình mà nâng cao vị trí của dân tộc ta trên thế giới, và những ai đã đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống cho dân tộc chúng ta”...
  • Tuổi trẻ và địa vị làm người

    02/02/2010Huỳnh Sơn PhướcBốn hay năm năm ở đại học như qua một chuyến đò ngắn, trong cả một cuộc đời lúc nào cũng cần học, tự khám phá những tiềm năng của chính mình và vượt qua chính mình. Thế nhưng, đại học là một giai đoạn quan trọng của bước chuyển trưởng thành ở một đời người...
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng

    19/11/2008PGS.TS Nguyễn Thiện TốngChúng ta đang cần hướng đến một môi trường đại học đúng nghĩa cho việc phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên. Đại học đúng nghĩa phải là nơi mà tinh thần học hỏi tìm hiểu được thúc đẩy mạnh mẽ nhất, là nơi mà khám phá phát minh được chứng thực và hoàn thiện, là nơi mà sự động não được khuyến khích...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • xem toàn bộ