Thế hệ

09:22 SA @ Thứ Bảy - 25 Tháng Sáu, 2011

Thế hệ Cụ của các anh, đầu thế kỷ 19, làm quan tại triều, quát lính gông cổ quan tham. Thế hệ Ông của các anh, cuối thế kỷ 19, học tài, đỗ cao, lo trị dân, lo việc giáo dục, lo đắp đê chống lụt. Về già từ quan, uống rượu, làm thơ chống Pháp và bàn chuyện Duy tân, cách tân theo gương Thiên Hoàng nước Nhật.

Thế hệ Cha của các anh, đầu thế kỷ 20, tuổi hai mươi yêu nước, tìm lẽ sống; tuổi ba mươi vận động thanh niên; tuổi bốn mươi lên Chiến khu; tuổi 70-80-90 trước tác. Tổng cộng một đời uống không tới mười chén rượu. Suốt đời trước tác, mà thơ tình chỉ có vài câu về cô thôn nữ ngước nhìn anh bộ đội phi ngựa qua đồi nương.

Thế hệ của anh các anh, tuổi mười bốn mười lăm làm liên lạc, tuổi hai mươi vác súng đi chiến dịch, sốt rét đến cấm khẩu, vẫn mấp máy môi thều thào hát “Ai về Thủ đô tôi gửi vài lời, Tây Hồ mờ xa là nhà tôi đó… Ngày mai sẽ về Thủ đô đắp xây chốn xưa… “ Vừa vực dậy được hai hôm đã tót ra phố Quán Vuông, phố Chợ Chu uống à phê ở hàng mấy cô gái Hà Nội tản cư.

Thế hệ của các anh học Nga văn, Trung văn, tự học các ngoại ngữ khác, sùng bái Petophi, Pauxtovsky và Georges Amado. Ngưỡng mộ Natalie, Marcel Proust và Frank Kafka nhưng không bao giờ được đọc. Đến cả Victor Hugo, nếu tác phẩm thuộc loại lãng mạn như Hernany thì cũng chỉ đọc trộm ở thư viện vào giờ trốn học. Suốt ngày say mê với lô bình cổ cong và ống nghiệm trong phòng thí nghiệm trường học. Sinh hoạt ngoại khóa là góp sắt vụn đúc lưỡi cày tặng nông dân và đi gặt giúp Hợp tác xã. Lúc nhỏ chơi búng phim hoặc chơi programe rạp chiếu bóng, lên cấp III thì bơi thuyền pê-rit-xoa, bơi ca-nô-ê nhà thuyền Hồ Tây, buổi tối theo lớp quyền anh của nhà cựu vô địch Đông Dương. Được xếp hạng võ sĩ, thậm chí vẫn chỉ là võ sinh cũng đã thượng đài đấm boxe lấy tiền ủng hộ Algierie kháng chiến. Làm thơ tình thì bay bổng lãng mạn, nhưng yêu đương thì chỉ thầm yêu trộm nhớ, mượn bóng một thiếu nữ để gửi vào đó hình tượng người đàn bà tiếp thu trong tiểu thuyết. Ôm cặp lẽo đẽo theo “Hoa khôi”, cách xa 100 m, tối tối đạp xe qua phố ngước lên cửa sổ sáng đèn. Bị trêu đùa gán ghép là ngượng đỏ mặt, còn cái anh bầy trò gán ghép thì chắc khó vào Đoàn. Sáng tác nhạc đầu tay là Lớp ca, kiểu như “Kìa bầy chim đang hót vang trên đường – Muôn ánh dương đang lên giục đoàn ta – Cầm tay nhau ta tiến trên đường xa – Muôn tấm lòng ta cùng vang ca – Ta tiến lên xây đắp nước nhà – Để làm sao xứng danh … lớp Mười A!” Tốp ca nữ “Những cánh buồm như những đàn chim nâu…”, song ca nam nữ “Một mùa Đông bao người đan áo gửi chiến binh…“ Tốp ca nam thì mê nhất bài “Đây chúng ta là chim trời đoàn phi công hùng…”. Rồi chiến tranh. Ước ao trúng tuyển phi công. Có anh trúng thật, lá MIG, rồi hy sinh trên trời Nội Bài – Phúc Yên. Nhiều anh hy sinh ở Miền Nam, ở Lào. Có anh chết đuối khi cứu học sinh. Có anh lên miền núi khai hoang, ở đó hàng chục năm rồi trúng bom chết trên Tây Bắc… Đến hòa bình, cái anh đấm boxe ngày trước lại đi “chuyên gia Angiê”. Nhiều anh có sự nghiệp.

- “Thế anh bảo thế hệ con em bây giờ làm sao, kém lắm à?”

- “Ai bảo là kém! Bây giờ tuy có vấn đề đua xe, tiêm chích, cũng chỉ một số thôi. Có phải lo giáo dục sinh sản vị thành niên, tránh bệnh xã hội và tránh mang thai tuổi học đường. Nhưng thanh niên học giỏi, thi toán lý đứng trên hàng đầu thế giới, hòa nhập nhanh, đặc biệt tư duy kinh doanh phát lộ sớm, tầm hai mươi tuổi đã lên được dự án đầu tư lập nghiệp rồi. Ở sông có cá anh vũ, ra biểu khơi có cá ngừ đại dương, kém là kém thế nào!”.

(2007)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nhận thức sai lệch của Tuổi Trẻ

    15/09/2018ThS. Phạm Thạch HoàngTrong lớp trẻ hiện nay, tồn tại không ít những quan niệm sai lệch. Có thể nói, nhân sinh quan của một bộ phận thanh niên có vấn đề. Một số quan niệm sau đây cho thấy điều đó...
  • Tuổi trẻ là không ngủ yên

    30/03/2016Lê Ngọc Sơn thực hiệnĐồng bằng Nam Bộ được thời tiết khí hậu thuận lợi, nên đạt được năng suất cao. Đấy là đáng mừng, nhưng phải rất cảnh giác vì tình hình môi trường toàn cầu ngày càng xấu, nguồn nước sông Mê Kông ngày càng cạn kiệt...
  • Một căn bệnh khủng khiếp tấn công giới trẻ

    16/01/2016“Bệnh” vô cảm là căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y, nhưng nó len lỏi gặm nhấm không ít tâm hồn những người trẻ.
  • Bài hát “Tiếng nói thế hệ trẻ”

    22/06/2011Tôi phải đi ngay bây giờ,
    Trường Sa, Hoàng Sa là của chúng ta
    Của tuổi thơ nghe bà kể chuyện
    năm mươi đứa con theo cha xuống biển
    Của mòn vẹt ghế nhà trường thư cho các anh lính canh giữ đảo,
    của những chuyến tàu chao chát yêu thương theo con sóng,
    của niềm tự hào biển bạc, của cong oằn gánh hình chữ S...
  • Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ

    30/11/2010Trần TuấnNhư Báo CAND đã đưa tin,ngày 24/10/2009, tại khu vực trước cổng Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) xảy ra một vụ đâm chém nhau giữa 2 nhóm thanh niên, hậu quả khiến một sinh viên bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều đáng nói trong vụ án này chính là việc các đối tượng có liên quan đến vụ án chiếm đa phần là các học sinh THPT có độ tuổi 9X. Vụ việc thêm một lần nữa cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận trẻ vị thành niên, học sinh hiện nay…..
  • Cần biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ

    27/11/2010Trần Bạch ĐằngCần tạo thế đồng bộ trong thực thi nghị quyết của Đảng và Quốc hội, mỗi ngành, mỗi địa phương đều cần “cắn rứt” trước những điều không hay và biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ. Ngọn lửa phải bùng cao, tỏa rộng và lâu bền. Thời gian sẽ trả lời về quyết tâm của chúng ta...
  • Đừng là ngọn tre

    10/11/2010Lê Ngọc Sơn – Ngọc Dung (Thực hiện)TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu KT-XH Hà Nội chia sẻ với Sinh Viên Việt Nam góc nhìn về nhiệm vụ của người trí thức trước những vấn đề lớn của đất nước…
  • Nỗi buồn từ người trẻ

    25/03/2010Nguyễn Thế ThịnhThời gian gần đây, mật độ xuất hiện của cụm từ "nữ sinh đánh nhau" ngày càng dày đặc. Gõ vào Google cụm từ này sẽ hiện lên hơn 3,2 triệu kết quả. Đó là một con số khủng khiếp ẩn chứa nhiều điều khủng khiếp...
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • xem toàn bộ