Rước chữ chào Xuân
Khởi đầu từ thời kỳ nào xa xăm trong lịch sử, không ai dám chắc, chỉ biết rằng với ảnh hưởng từ phương Bắc, nền văn hóa Việt
Dù thời cuộc biến thiên ra sao, dù trải qua nhiều bước thăng trầm, và chắc chắn tới nay nền nho học chỉ hiện diện trong các cộng đồng nhỏ của giới học thuật và rải rác tô điểm cho đời sống tinh thần của xã hội trên phương diện suy ngẫm hơn là ứng dụng, song chữ nho chưa bao giờ mất đi giá trị trong đời sống. Vào dịp Tết, khoảng thời gian thiêng liêng của mọi cuộc đời, khoảng giao thời giữa Cũ và Mới, khoảng thời gian để tâm thức lắng đọng và chiêm nghiệm, chính lúc đó chữ nho với giá trị biểu đạt sâu thẳm lại toả sáng lung linh, quyến rũ lòng người và lan toả sức mạnh tinh thần hơn bao giờ hết. Tục chơi chữ, xin chữ, viết chữ vào dịp Tết trong đời sống người Việt từ ngàn xưa cho tới nay lại được thể hiện ra muôn ngàn phong cách khác nhau.
Từ thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông mỗi dịp vi hành dưới bộ dạng thường dân đã để lại trong nhân gian những huyền thoại về câu đối do đích thân ngài viết tặng và từ trước nữa, câu đối ngày Tết đã là món quà quý giá được mọi tầng lớp trong xã hội đón nhận trân trọng. Theo ký ức lưu truyền, chắc hẳn từ xưa người dân thường cũng như kẻ khá giả đều ưa chuộng những chữ Phúc; Lộc; Thọ ... ý nghĩa chúc tụng của chữ thật hợp với làn mưa bụi rây rây và sắc hoa đào đỏ thắm tưng bừng trong gió Xuân ấm xua tan mùa Đông lạnh giá. Đôi khi, tấm lòng tín ngưỡng của người Việt xưa còn đồng hoá ý nghĩa của chữ với giá trị tinh thần của đạo pháp, khi đó lòng người sẽ tin vào sức mạnh huyền bí toả ra từ đường nét bay bướm hay thanh thoát, rắn rỏi của chữ được trang trọng treo trên tường.
Không thể liệt kê hết những câu đối đã đi vào huyền thoại, kết quả của các cuộc so tài đọ trí của giới danh gia học thuật xưa, cho tới nay người Việt vẫn chuộng những câu đối hoặc cho mang khát vọng và hoài bão về đời sống an lành ngợi ca cảnh sắc hoặc bộc lộ chí khách tinh thần. Khát vọng về đời sống thời nào cũng vẫn là Phúc; Thọ; Khang; Ninh, và vì thế các ông đồ nho lại có dịp múa bút nhả ý tơ trên vuông giấy hồng đậm sắc Xuân vào dịp Tết. Những chợ phiên heo hút ở miền núi, trung du cũng đôi khi xuất hiện người bán chữ, ở đó kẻ mua chữ không đông đúc như dưới đồng bằng nhưng lại mang sắc thái thật kỳ ảo bừng lên ánh hồng hoa đào, mầu trắng hoa mai trong tiết Xuân. Nhưng dù tập tục chơi chữ ngày Tết vẫn chủ yếu tập trung nơi phồn hoa đô thị, nơi số người biết chữ nhiều hơn và khát vọng về công danh sự nghiệp cũng mãnh liệt hơn.
Xuân quang phổ chiếu
Phúc khí trường lâm
Sau bao thăng trầm, biến đổi xã hội, người Việt vẫn chuộng xin chữ ngày Xuân. Từ bao giờ không rõ, Hà Nội lại toả sắc Xuân với phố chữ Hán ở góc đường Bà Triệu, nơi đó hình ảnh ông đồ xưa được thay thế bằng các cậu đồ trẻ hiện đại, mặc comple múa bút lông trên giấy hồng tiên. Những chữ Tâm bay bổng, những chữ Xuân mang đầy khí lành, những câu đối nói lên hoài bão đời người được chăng đầy trên vách tường, càng vào ngày Tết càng thu hút người qua lại. Rộn rã nhất có lẽ là vào các ngày trong Tết khi sân Văn Miếu nô nức người tới dâng hương và xin chữ. Hệt như thời gian chưa từng trôi qua hơn 1.000 năm, hệt như những ngày xưa cũ các Trạng Nguyên; Thám Hoa, Bảng Nhãn được xã hội tôn vinh và từng nét chữ nho được người đời trân trọng.
Không chỉ ở Hà Nội, mà ở miền
Xin chữ ngày Tết ở Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005