Lãnh đạo nền đại học: Tự huyễn hoặc, di hại nhiều năm

07:02 SA @ Thứ Bảy - 12 Tháng Sáu, 2010

Trò chuyện cùng GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, về kết quả giám sát việc quản lý giáo dục đại học.

. Phóng viên: Cụ thể kết quả giám sát về việc lập trường thế nào, thưa ông?

+ Ông Đào Trọng Thi: Hơi dễ dãi! Chỉ một thời gian ngắn, rất nhiều trường ĐH, cao đẳng (CĐ) ra đời. Gần như phong trào, tỉnh nào cũng xin lập trường. Quá trình xin lập trường thì Bộ GD&ĐT không thẩm định nghiêm túc, không kiểm tra tại chỗ… và không phát hiện được những gì khai trong hồ sơ là không có trên thực tế.

Khai láo để xin phép: Cũng cho qua!

. Người ta đã nói nhiều đến năng lực hậu kiểm của Bộ?

+ Nguyên nhân có phần do pháp luật chưa hợp lý. Ta đòi người xin lập trường phải có đủ trường sở, vật chất, giáo viên… thì mới cho lập. Cái đó giống chuyện con gà - quả trứng. Trường chưa lập thì ai dám bỏ việc nơi khác về đầu quân. Vì thế, các hồ sơ xin phép chỉ mang tính cam kết thôi. Cái chính là khi thẩm định hồ sơ đã châm chước rồi thì đến khâu mở ngành đào tạo, phân chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ phải làm cho chặt. Nhưng thực tế, đến hậu kiểm cũng không tốt nên mới có những trường ĐH mới mở như Phan Thiết xin chỉ tiêu 500 nhưng tuyển gấp đôi trong khi phòng học chỉ là mấy nhà kho cũ và giảng viên vẫn chỉ là danh sách ma…

Cơ sở vật chất không có, đội ngũ giảng viên thì mỏng và yếu, nhà đầu tư thì muốn thu lãi ngay, thậm chí hưởng lương cả trăm triệu đồng/tháng…, thế là ào ào tuyển sinh, vượt cả chỉ tiêu được giao. Bộ thì không quản được nên mới có việc thi 6-7 điểm cũng có thể đỗ ĐH. Tất cả đang đánh tụt chất lượng giáo dục ĐH xuống.

Nhưng thưa ông, đầu tư cho giáo dục chiếm tỉ lệ rất lớn GDP, thậm chí còn cao hơn trung bình của thế giới?

+ Đúng là nhà nước đang đầu tư rất lớn, tới 20% ngân sách, trong đó giáo dục ĐH 10%. Đó là chưa kể khoản chi rất lớn của gia đình học sinh. Nhưng nước ta còn nghèo nên giá trị tuyệt đối về đầu tư cho giáo dục không lớn. Hơn nữa, cơ chế quản lý hiện nay chiều theo nhu cầu của xã hội, là càng nhiều người được ĐH hóa càng tốt. Thành ra chia đến đầu sinh viên, mức đầu tư rất thấp. Chất lượng đào tạo ĐH và trên ĐH thấp còn do đầu tư của nhà nước hiện mang tính cào bằng.

Sửa lỗi ngay, không chấp nhận sản phẩm dị dạng.

Thực trạng ồ ạt mở trường, tuyển vượt chỉ tiêu trong khi điều kiện giảng dạy chưa đủ sẽ khiến xã hội phải trả giá vài thế hệ sinh viên, thưa ông?

+ Không. Chúng ta không chấp nhận trả giá như vậy. Đã phát hiện lỗ hổng thì phải bịt. Vừa rồi, Quốc hội đã sửa Luật Giáo dục theo hướng tăng cường hậu kiểm. Hằng năm đều kiểm tra chặt chẽ rồi mới xét mở ngành, phân chỉ tiêu tuyển sinh. Với khu vực ngoài công lập, chỉ những nhà đầu tư vốn lớn, dài hơi mới cho nhảy vào giáo dục. Với khu vực công lập, tỉnh nào tự lo được kinh phí thì mới cho mở trường, không chấp nhận việc mở trường xong lại xin trung ương hỗ trợ.

. Nhưng siết như vậy chắc chắn sẽ kéo giảm số lượng tuyển sinh xuống và các trường sẽ phải nâng học phí lên để bù chi phí đầu tư?

+ Phải chấp nhận! Không thể chạy theo số lượng, chạy theo mục tiêu 200 sinh viên/vạn dân. Nền kinh tế cần gì những cử nhân, kỹ sư tồi. Bây giờ mà chấp nhận cung cấp những sản phẩm dỏm cho xã hội thì tương lai đất nước sẽ gánh hậu quả. Trong cơ chế như của ta hiện nay, nhất là trong khu vực nhà nước, rất có thể những cử nhân tồi đó sẽ chiếm chỗ của những người có năng lực.

Tôi nhấn mạnh, giờ có siết lại cũng là theo định mức, tiêu chuẩn, chất lượng do chính pháp luật của ta đặt ra chứ chưa thể so sánh với thế giới.

. Nếu siết lại như vậy, ông ước tính bao nhiêu ĐH ngoài công lập sống sót?

+ Tôi nghĩ, làm đúng thì nền ĐH của ta sẽ phát triển và lành mạnh. Còn như lâu nay, anh không lành mạnh lại ngáng chân anh có năng lực. Quy hoạch mạng lưới ĐH, CĐ là cần thiết nhưng bám vào quy hoạch đó, anh nào chạy chọt tốt, nhanh chân thì có khi chiếm được chỗ rồi. Thêm nữa, quản lý không tốt thì quy hoạch cũng bị chọc thủng: Hà Nội không cho mở trường nữa thì người ta ra tỉnh ngoài xin giấy phép, rồi về Hà Nội thuê địa điểm tuyển sinh, đào tạo ngay tại Hà Nội.

Phải coi đây là đấu tranh nội bộ

. Với kết quả giám sát như vậy, có thể coi việc các trường ĐH trăm hoa đua nở như thời gian qua là sai lầm rất lớn?

+ Đúng. Một sai lầm rất lớn và kéo dài trong nhiều năm.

. Nhưng kết luận như vậy, Bộ GD&ĐT có phản biện gì không?

+ Họ thừa nhận nhưng có điều không muốn kết luận như vậy. Họ cũng có phân tích lý do, nêu khách quan, chủ quan, song hiện tượng thì không thể phủ nhận được. Họ cũng có nêu những lý do không phải của Bộ, như pháp luật về mở trường chưa chặt chẽ, còn bất hợp lý ngay trong văn bản luật… nhưng nguyên nhân chủ yếu phải nói là trong quản lý, thực thi.

. Còn các giải pháp, đề xuất của đoàn giám sát, Bộ tiếp nhận thế nào?

+ Họ đồng ý cả. Ngay Chính phủ, Quốc hội tới đây cũng phải điều chỉnh lại cách ban hành các chỉ tiêu KT-XH. Không đặt chỉ tiêu bao nhiêu sinh viên trên vạn dân nữa, mà phải là bao nhiêu người lao động được qua đào tạo và đạt yêu cầu chất lượng. Chỉ tiêu như cũ mới chỉ nói tới số lượng mà quên chất lượng.

. Theo ông, cần bao lâu để khắc phục những sai lầm thời gian qua?

+ Nếu nghiêm túc thì trong vòng năm năm, tức một nhiệm kỳ là làm được. Đừng quá sốt ruột. Đây là cuộc đấu tranh ngay trong nội bộ, đấu tranh với chính mình cái chuyện làm ăn không nghiêm túc.

Xin cảm ơn ông.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hướng đi của đại học

    13/02/2013Cao Huy ThuầnTôi không biết rõ đại học Việt Nam đang đi thế nào và sẽ đến đâu, nhưng tôi biết đại học ở bên ngoài, trên thế giới, đang đi làm sao, đang biến chuyển thế nào, và tôi cũng biết: với thời đại của toàn cầu hóa, những biến chuyển đó sẽ lan rộng ra đến ta, đại học Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng. Vậy nói chuyện bên ngoài cũng là nói chuyện của ta, tranh luận bên ngoài sẽ giúp ta thấy rõ vấn đề hơn để tự mình tìm hướng đi cho chính mình.
  • Đại học: Tiền không mua được đẳng cấp

    11/11/2010Hồ Đắc TúcMột trong các giải pháp của “đề án đổi mới giáo dục đại học 2006-2020” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là cho phép thành lập nhiều trường đại học để “đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cao”. Nhưng đại học không phải là địa chỉ để “đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chất lượng cao”. Đó là một lối suy nghĩ dễ tính. Thành lập một trường, và rồi hệ thống đại học, phải xuất phát từ sự suy tư thâm hậu và sâu sắc về hiện trạng và tương lai của đất nước.
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Sinh viên muốn được đối xử như người lớn

    19/12/2008Thực hiện: Tuệ Lâm - Ảnh: Quỳnh HoaViệt Nam (VN) sẽ mở cửa giáo dục đại học (ĐH) theo cam kết khi gia nhập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2009. Trong cam kết này, dịch vụ giáo dục được đặt bên cạnh những dịch vụ khác như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển... SVVN đã có cuộc trò chuyện với TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trước thời điểm quan trọng này.
  • Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó!

    29/11/2008GS Tương Lai"Đã đến lúc đó rồi!” - "Phải đặt 22 triệu những người đang và sẽ là chủ thể của xã hội mới vào trong bối cảnh của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức đang giữ nhịp cho đời sống hiện đại của thế kỷ XXI." - Giáo sư Tương Lai có bài viết suy ngẫm về sự thay đổi tư duy trong giáo dục Việt Nam nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

    04/06/2007GS,TS Trần Đình Sử“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

    11/08/2006Thương TùngXây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • 2006 - Bắt đầu lộ trình đổi mới giáo dục đại học...

    30/06/2005Thanh HàĐây chính là một cơ hội lớn cho giáo dục - đại học (GDĐH) Việt Nam. Tất nhiên nó sẽ đi kèm những thách thức cũng rất lớn”. Bà Trần Thị Hà - vụ trưởng Vụ Đại học & sau đại học  - mở đầu cuộc trao đổi với TTCN.
  • Một số đề nghị về tăng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam

    09/07/2005Từ lâu nhiều người đã thấy chất lượng giáo dục ở VN xuống cấp nghiêm trọng. Để giải quyết triệt để vấn đề nầy, chúng ta cần có một cuộc đổi mới toàn diện, và cũng cần thời giờ và nhiều ngân sách hơn....
  • Vì sao tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam cao nhất thế giới?

    20/08/2003TS. Lê Đình TưThực trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta, nói một cách có trách nhiệm, đang lên tới mức bi hài. Bi hài bởi chúng ta đang lập một kỷ lục có một không hai: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên kìn kìn kéo nhau đi... du học.
  • xem toàn bộ