Đại học là như thế nào?

09:00 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Năm, 2006

Đại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất.

Các từ điển tiếng Việt và Hán Việt không phổ biến bằng thì giải nghĩa: Đại học là bực học cao hơn hết (xem Văn Tân và Đào Duy Anh). Vậy tức là Trung học thi cao hơn Tiểu học, Đại học thì cao hơn Trung học, chẳng còn gì cao hơn Đại học nữa. Ngày trước, khi chia các thứ học ra từng cấp chứ không phải bậc như bây giờ thì đã từng nói: trên cấp I là cấp II, trên cấp II là cấp III, trên cấp III là cấp IV, chứ không có cấp V hay VI nào cả. Có điều, một bậc học cao hơn hết nhưng không hiểu sao lại không gọi là đỉnh học!

Trộm nghĩ, té ra đỉnh học không được chuẩn bởi vì cấp thấp nhất đã trót gọi là tiểu học chứ không phải là để học hay căn học (bậc học đáy, bậc học chân). Một khi có Tiểu học tất phải có Đại học và ở giữa hai thứ ấy phải có cái thường thường bậc trung tức là Trung học. Vả chăng, cách gọi Đại học còn có vẻ truyền thống, nó nhắc người ta nhớ lại tầm cỡ sách Đại học là một trong bốn cuốn SGK khá thiết yếu của các nho sinh đáng kính cổ xưa. Mặc dầu chỉ có vẻn vẹn 235 chữ Hán mà lại chẳng dạy môn gì, nhưng cuốn sách ấy đúng là Đại học thật bởi vì nó giảng Đại học là như thế nào. Những chữ đầu tiên của 235 chữ ấy viết Đại học chỉ đạo, tại minh minh đức… nghĩa là nguyên lý của Đại học là ở chỗ làm sáng tỏ cái sáng tỏ của quy luật đất trời… rất sát với nghĩa chữ Universalize - làm cho ai cũng biết và chữ Universe - thế gian và chữ University - Đại học, ngày nay ở các nước ngoài (theo Từ điển Anh - Việt của Viện ngôn ngữ học, UBKHXH Việt Nam). Vậy, Đại học chính là cái học lớn để phân biệt với tiểu học là cái học nhỏ.

Ở ta bây giờ thì tiểu học là cái cái học của người lớn vì toàn là người lớn, không phải như kiểu ngày xưa có đứa trẻ con vẫn học được sách Đại học rồi thi đỗ tiến sĩ trong khi có nhiều ông người lớn đành phải chịu ở hàng tiểu học bạch diện thư sinh suốt đời. Sau 8 chữ ấy là 8 chữ nữa: tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện. Nghĩa là đường lối của Đại học là ở chỗ làm cho dân luôn luôn đổi mới và ngừng lại ở chỗ đã rất tốt vậy. Làm cho dân luôn đổi mới chẳng phải khoa học và kỹ thuật là gì, ngừng lại ở chỗ rất tốt chẳng phải khoa học và kỹ thuật thì là gì, ngừng lại ở chỗ rất tốt chẳng phải để cho an toàn sinh thái thì là gì?

Tuy nhiên, theo nghĩa sách Đại học này thì các trường Đại học ở ta không dạy cái món lạc hậu cổ lỗ ấy nữa mà chỉ dạy những ngành nghề làm ăn khác nhau cực kỳ hiện đại mà thôi. Phàm các nghề đã đến các trường này mà chẳng còn học ở đâu cách hơn nữa thì chính đó là Đại học 100%. Cho nên ở nhiều địa phương có trường dạy nghề thủ công bậc cao đẳng, dạy từ các cô mẫu giáo, chị hộ lý đến anh chữa xe máy, chỉ cần một đêm bỗng biến thành trường Đại học.

Đến đây, một vấn đề nảy sinh: Đại học tức bậc học cao hơn hết có thể cũng phải tự nâng lên trên cả bản thân mình được không? Kinh nghiệm cho biết là được. Cho nên cái gọi làc Cao học ra đời. Nhưng dường như danh xưng Cao học chẳng nói lên điều hơn danh xưng Đại học, nhất là chưa hề xuất phát từ thấp học bao giờ thì cao học phải đổi gọi là sau Đại học như kiểu các nhà lý luận mỹ thuật nói sau ấn tượng hay sau hiện đại Modern (xem Lê Thanh Đức). Sau Đại học hoàn toàn không phải là xếp sau Đại học đâu nhé! Ở đây người Việt Nam chúng ta phải chịu khó hiểu ngôn ngữ của mình lộn ngược một tí, sau không phải là trước mà cũng không phải là dưới, cũng tức là đứng trên mà không phải đứng sau vậy, tóm lại là một cái gì tuy gọi là sau nhưng lại ghê hơn trước nhiều. Nhưng kẹt nỗi, biết lấy ai dạy sau Đại học đây? Trong khi thông thường học Đại học giỏi rồi có thể ở lại dạy Đại học kém hơn, chứ chưa nghe nói chưa từng học sau Đại học lại có thể ở lại dạy sau Đại học được. Một lần nữa kinh nghiệm lại đứng ra giải quyết: mời những người học Đại học ở nước ngoài dạy cho (loại này phải chăng tạm gọi là thôi Đại học). Thế đấy, ở nước ta luôn luôn có tình trạng: cái khó lại ló cái khô, rất nhiều bậc thầy chưa bao giờ là Thạc sĩ hay Tiến sĩ hẳn hoi. Sau đó, tại các cuộc Hội nghị long trọng, người ta kính cẩn thưa gửi các vị Thạc sĩ hay Tiến sĩ hẳn hoi ấy mà không biết kính cẩn thưa gửi các bậc thầy kia bằng gì.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Đại học để... làm gì?

    18/12/2005Nhà văn Nguyên NgọcCâu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Cần một phương pháp học ở đại học

    31/08/2005Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • Những điều không dạy ở trường đại học

    27/01/2004Biết rằng nhân sự là khâu then chốt trong sự thành bại và tăng trường của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhất là những doanh nghiệp "chưa lớn", tôi vẫn thấy bất ngờ với nhiều ứng viên 

    Sự nhạy cảm về tính phù hợp có thể vẫn chưa được chú trọng ở cả hai phía: người tuyển dụng và ứng viên. Câu hỏi bây giờ là làm sao đây để người ta chú trọng hơn về tính phù hợp (competency). Đặc biệt đối với những công ty nhỏ và vừa, đang phát triển tính phù hợp cần được cân nhắc xen kẽ với tính linh động (flexibility) trong xử lý công việc...
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...
  • Trường học phải là nơi thiêng liêng nhất

    24/11/2003Đọc bài “Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy THẬT” trên TTCN 16-11 của chị Nguyễn Thị Oanh tôi rất thích chữ “Thật”. Trong đó có ý rất hay là phải biến trường học thành nơi thiêng liêng nhất trong cuộc đời làm người...
  • Việt Nam cần 'cởi trói' cho các trường đại học

    06/09/2003Mỗi trường có thể chọn sách làm giáo trình cho riêng mình, không nhất thiết phải dùng sách của Bộ Giáo dục. Dù rằng có những trường chọn sách dở, nhưng chính vì vậy mới phân biệt được thành những trường đại học danh tiếng và những trường đại học "vô danh tiểu tốt". ..
  • Nghiên cứu khoa học bị 'bỏ quên' trong các trường đại học

    06/09/2003Đại học là một trong những nơi tập trung nhiều chất xám nhất, song việc đầu tư cho khoa học ở đây đang bị xem nhẹ. Kinh phí cho nghiên cứu ở các trường chỉ bằng 1/3 so với các viện, thiết bị lạc hậu Còn giảng viên thì ngày càng “chán” đề tài, dẫn đến kiến thức chai cứng, không được cập nhật...
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • xem toàn bộ