Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

07:38 CH @ Thứ Sáu - 11 Tháng Tám, 2006

Xây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?

Ông Maicolm Gilis, Giáo sư Đại học Rice: “Con cháu các bạn sẽ chỉ là những người đi làm công, lao động chân tay ở thế kỷ XXI. Với những bước tiến vượt bậc của công nghệ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa như hiện nay, nếu chất lượng giáo dục không được nâng lên, các bạn sẽ không có gì để trao đổi với thế giới ngoài mồ hôi”.

Nhu cầu giáo dục đẳng cấp quốc tế, có không?

Thực tế cho thấy ngày càng nhiều trường Đại học nước ngoài đến từ những quốc gia có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Singapore... sang Việt Nam tổ chức Hội thảo giáo dục và chiêu sinh. Bên cạnh đó, những năm gần dây có không ít những mô hình liên kết đào tạo giữa các trường Đại học nội địa và các trường Đại họcnước ngoài, chảng hạn như mô hình đào tạo bậc Đại học và Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh giữa Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và Đai học Latrobe, trường của Úc đứng thứ142 trong tổng số 200 trường Đại học hàng đầu thế giới theo sự bình chọn của báo Times (Anh) năm 2004. Cũng không thể không nhắc đến RMN, trường Đại học đầu tiên 100% vốn nước ngoài đã đi vào hoạt động tại Việt Nam được 5 năm nay. Năm 2001, trường này khai giảng với 30 sinh viên thì nay con số này đã xấp xỉ ngưỡng 2000 người, chưa kể gần 300 người đã tốt nghiệp ra trường.

Trong số sinh viên Việt Nam đi du học, chỉ một số ít nhận được học bổng, phần lân là du học tự túc. Có hai nguyên nhân đế giải thích tình trang này: Thứ nhất, người Việt có truyền thống hiếu học và tôn trọng sự học. Dưới triều Nguyễn, những người thi đỗ Tiến sĩ vốn chỉ là quan thái phẩm nhưng được đối xử trọng thi. Vật chất nhân được không nhiều nhưng họ nhận được những tôn vinh đặc biệtnhư khắc tên vào bia ở Văn Thánh Miếu, được xướng tên trong Lễ hội Truyền lô... Lập danh cũng chính là lập thân trong quan niệm của người xưa như hai câu thơ nổi tiếng của Nguyên Công Trứ: "Làm trai đứng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông". Thậm chí trong một chừng mực nào đó, học vẫn còn được nhìn nhận như là lối thoát duy nhất để cải thiện cuộc sóng đói nghèo. Thứ hai, nhu cầu được hướng một nên giáo dục chất lượng cao còn phản ánh sự phát triển của xã hội. Thực tế cho thấy ngáy cáng cò nhiều gia đình gửi con cái đi du học nước ngoài. Tình trạng này phản ánh việc mất niềm tin của một bộ phận dân cư vào chất lượng giáo dục Đại học nước nhà. Nếu có một môi trường giáo dục tốt chắc chắn con em của chúng ta sẽ ở lại học tập tại quê hương. Bởi là trong tâm lý người Việt hiếm có bậc cha mẹ nào muốn con cái phải tự lập nơi đất khách quê người. Triển vọng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào cuối năm nay và những tín hiệu tốt lành về việc Hoa Kỳ sẽ trao cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vinh viễn PNTR sẽ mở ra những cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức. Một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức là chuẩn bị được một nguồn nhân lực đủ mạnh và đủ lớn.

Như vậy, nhu cầu được thụ hưởng một nền giáo dục cao cấp lá vô cùng cấp bách.

Tuy nhiên, một vấn đề cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm là khái niệm về trường Đại học đẳng cấp quốc tế. Giáo sư Nguyên Xuân Thu, người được xem là có công "khai sinh" ra RMIT Việt Nam cho biết: Theo cách hiểu của tôi quốc tếkhác và cao hơn trong nước nhưng chúng ta phải định nghĩa quốc tế như thế nào, so với quốc gia nào. Bản thân nước Mỹ, với nền giáo dục được đánh giá là tốt nhất thế giới hiện naythì các trường Đại học phía Tây và phía Đông nước Mỹ đã có sự chênh lệch về chất lượng đào tạo. Về quản lý chúng ta có ISO 9000, quản lý môi trường có ISO 14000 nhưng các trường Đại học thì không có những tiêu chuẩn để đánh giá vì mỗi quốc gia có cách đánh giá khác nhau. Xung quanh chủ đề này, một chuyên gia tư vấn xây dựng trường Đại học đẳng cấp quốc tế là ông Malcolm Gilis - Giáo sư Đai học Rice (Mỹ) cho biết ông đánh giá đẳng cấp của trường Đại họcdựa trên việc sinh viên ra trường làm gì và làm ở đâu.

Xây một trường mới, được không?

Nền giáo dục của chúng ta được thừa nhận là lạc hậu hàng chục năm so với các nước phát triển. Những thế hệ sinh viên tốt nghiệp ra trường hiện nay không theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội. Trong bối cảnh Viêt Nam đang chuẩn bị hội nhập với thế giới, với chất lượng đào tạo như vậy, chúng ta sẽ không đủ năng lực để làm chủ đất nước, nghĩa là sẽ trở thành người làm thuê trên quê hương mình. Tháng 11/2003, trong chuyến khảo sát và xem xét khả năng thành lập một trường Đại học quốc tế theo lời mời của Chính phủ Syria, trả lời câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra nếu Syria không cải cách giáo dục, ông Malcolm Gilis nói: "Con cháu các bạn sẽ chỉ là những người đi làm công, lao động chân tay ở thế kỷ XXI. Với những bước tiến vượt bậc của cộng nghệ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa như hiện nay, nếu chất lượng giáo dục không được nâng lên, các bạn sẽ không có gì để trao đổi với thế giới ngoài mồ hôi".

Khá nhiều nhà chuyên món ủng hộ quan điểm này. Giáo sư An Kokko từ Đại họcKinh tế Stockholm (Thụy Điên) phát biểu: Tôi nghĩ rằng việc nâng cấp các trường Đại học hiện nay thành các trường Đại học đẳng cấp quốc tế là rất khó khăn... Các trường Đại học hiện nay ở Viêt Nam đều có lịch sử hình thành và phát triển riêng. Điều này ảnh hưởng đến cách nghĩ, làm việc, quản lý, cách thực hiện quyết định trong hoạt động thường ngày của họ. Sẽ tốt hơn nêu Việt Nam xây dựng mới các trường Đại học nâng cấp quốc tế. Giáo sư Nguyễn Văn Đạo, Chủ tịch Hội đồng khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, khuyến nghị: “Nền xây dựng Đại học đẳng cấp quốc tế hoàn toàn mới, không nên xây dựng từ một cơ sở Đại học sẵn có để tránh sự bảo thủ, trì trệ và những yếu kém đang tồn tại trong cơ sở này. Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng lại bình luận một cách khôi hài: "Nâng cấp một vài trường có sẵn thì cũng giống như nâng cấp một anh nông dân thành Tiến sĩ, có thể làm được nhưng khó khăn vô cùng".

Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Phiên nguyên Hiệu trường Trường Công nghệ cao AIT (Thái Lan) lại đưa ra một ý kiến khác: Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định thành lập một trường Đại học đẳng cấp quốc tế. Thế nhưng dù xu hướng hiện nay là thành lập các trường Đại học đa ngành và những chương trình liên ngành, những trường Đại họcchuyên ngành vẫn có vai trò của mình. Một thực tế không thể phử nhận là nguồn nhân lực lớn và quan trọng của đất nước đều xuất thân từ những trường này. Để tránh giẫm lên "vết xe đổ" còn mới từ chương trình thành lập Đại học Quốc gia cách nay chưa làm tại sao chúng ta không thống nhất những tiêu chuẩn (nói khác đi là định rõ các điều kiện để một ngành học, một trường được xem là đẳng cấp quốc tế) và kèm theo là những ưu đãi để tạo động lực khiến các Đại học phải thi đua với nhau để đạt được danh hiệu này?". Điều khiến ông Phiên còn băn khoăn là một dự án trị giá hàng trăm triệu USD như người ta đề nghị, đòi hòi người lãnh đạo cao nhất của trường phải là một người có tâm huyết, am hiểu và có chuyên môn về giáo dục.

Nhìn sang Trung Quốc, Chính phủ nước này đã rót hàng tỉ USD nâng cấp những trường Đại học hàng đầu của họ thành những trường Đại học hàng đầu thế giới. Theođó, họ xây dựng những phòng thí nghiêm khoa học chất lượng cao nhằm thu hút những trí thức Hoa kiều về nước để nghiên cứu và giảng những SV bản địa xuất sắc. Rõ ràng, Việt kiều là một kênh "tài và lực" mà Chính phủ cần quan tâm hơn nữa.

Ởgóc độ tài chính, dự án này tốn kém là điều không phải bàn cãi. Thế nhưng, kinh phí để duy trì và phát triển nó cần phải được tiên liệu chính xác. Thực tế là không một trường Đại họcnào trên thế giới dư giả về tài chính. Ngay cả như Harvard, trường Đại học số một ở Mỹ hiên nay, có 26 tỉ USD gửi Ngân hàng nhưng họ cũng chỉ được phép chi tiêu từ tiền lãi hàng năm. Ngoài phần đóng góp thường niên của sinh viên, họ phải thực hiện các dự án để tăng nguồn thu nhằm duy trì hoạt động. Theo giáo sư Phiên, ở Bỉ và New Zealand, có những thị trấn khoảng 50 ngàn dân nhưng già nửa con số đó hoạt đông trực tiếp hay gián tiếp với các trường Đại học tại địa phương. Nên chăng, chúng ta đặt lại bài toán giáo dục và coi đó như một động lực để phát triển kinh tế ở khu vực nhỏ.

Về mặt đào tạo, khả năng của sinh viên Việt Nam hòa nhập với môi trường giảng dạy mới cúng là một mối quan tâm lớn. Giáo dục ở SingaporeMalaysia là những mô hình đáng tham khảo. Nhiều trường Đại học ở hai quốc gia láng giềng trong khối Đông Nam Á này đã nhờ các trường Đại học uy tín trên thế giới "đỡ đầu” về chất lượng. Đương nhiên, các trường này phải tuân thủ những tiêu chuẩn về giáo dục. Kết quả mà ai cũng thấy là nền giáo dục của hai quốc gia này đá phát triển vượt bậc, đặc biệt là trường hợp của Singapore được mệnh danh là “Đảo quốc thông minh".

Nói tóm lại, thành lập một trường Đại học đẳng cấp quốc tế là cần thiết và đúng đắn. Nhưng lựa chọn một mô hình thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam, câu trả lời hiện vẫn còn để ngỏ!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • "Phải tiến nhanh lên mà thôi"

    13/07/2016Nguyễn Khắc MaiBàn về văn minh nước ta, khuyết điểm còn nhiều nhưng không có gì phải lo, chỉ phải tiến nhanh lên mà thôi...”(1). Đó là câu nói mà 100 năm trước được ghi trong Quốc Dân Độc Bản của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thời Đông Kinh Nghĩa Thục.
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?

    21/03/2006Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh)Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó...
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

    03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Việt Nam cần 'cởi trói' cho các trường đại học

    06/09/2003Mỗi trường có thể chọn sách làm giáo trình cho riêng mình, không nhất thiết phải dùng sách của Bộ Giáo dục. Dù rằng có những trường chọn sách dở, nhưng chính vì vậy mới phân biệt được thành những trường đại học danh tiếng và những trường đại học "vô danh tiểu tốt". ..
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • xem toàn bộ