Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

09:40 CH @ Chủ Nhật - 19 Tháng Hai, 2006

Trường Đại học hiện đại (ĐHHĐ) ở phương Tây, nhất là ở Mỹ, được xây dựng theo mô hình của Wilhelm von Humboldt (1767 - 1835). Tuy nhiên, cha đẻ thực thụ của trường ĐHHĐ chính là Immanuel Kant (1724 - 1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng

Khác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường Đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với Nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính.

Trong các trường Đại học Trung cổ phương Tây, kiến thức được chia thành bảy bộ môn, thuộc hai tiểu loại, gọi là Tam khoa(Ngữ pháp, Tu từ học, Logic học) và Tứ khoa(Số học, Hình học, Thiên văn học và Âm nhạc). Sự phân chia bộ môn này thường được gắn với tên tuổi của Aristotle nhưng thật ra có nguồn gốc từ Ai Cập. Nó đơn thuần dựa trên sự khác biệt về vấn đề nghiên cứu chứ không phải dựa trên một nguyên lý thống nhất nào.

Trong Xung độtgiữacác khoa,Kant mô tả sựphân chia các khoa của trường Đại học đương thời theo đó các khoa được chia thành hai đẳng cấp ba khoa cấp trên (có thể gọi là Thượng khoa)là Thần học, Luật học và Y học, đẳng cấp thấp chỉ có một khoa, có thể gọi là Hạ khoa,đó là Triết học (bao gồm cả các ngành Khoa học xã hội và nhân văn).

Các khoa được gọi là thượngchỉ vì chúng nằm trong mối quan tâm của quyền lực nhà nước. Các Thượng khoadạy người dân tuân theo các quy tắc xã hội, nghĩa là đào tạo các thần dân, những người thừa hành, chứ không phải là những cá nhân tự do hành động theo lý trí. Kant viết:

"Như vậy nhà thần học Thánh kinh (với tư cách là thành viên của một thượng khoa) lấy nội dung giảng dạy không phải từ lý tính mà từ Kinh Thánh,giáo sư luật không lấy nội dung giảng dạy từ quy luật tự nhiên,mà từ luật lệ một vùng đất,còn Giáo sư Y học thì không dạy phương pháp điều trị thựctế dựa trên sinh lý học cơ thể người mà dạy các quy định y tế”.

Khoa Triết học, ngược lại, bị coi là hạchỉ vì nó không dạy bất kỳ điều gì khác ngoài việc sử dụng lý trí một cách tự do. Vì lẽ đó nhà nước không chỉ quan tâm, mà còn thường xuyên can thiệp vào nội dung giảng dạy của các thượngkhoa, trong khi nói chung để cho các giáo sư triết học lo liệu nội dung giảng dạy của khoa mình. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, đại khái các thượng khoalà các khoa chuyên ngành, có mục đích dạy tác nghiệp, còn hạ khoalà khoa cơ sở, có mục đích khai sáng.

Muốn hiểu có chế vận hành trong trường ĐHHĐ của Kant, chúng ta phải hiểu quan niệm của ông về Khai sáng. Đối với Kant, cũng như đối với các nhà tư tưởng của thời đại Khai sáng, lý trí là một năng lực phổ quát có khả năng giúp con người khám phá thế giới và hành động đúng đắn, hợp với quy luật tự nhiên. Trong tiểu luận ngắn thế nào khai sáng (1784), Kant định nghĩa khai sáng là khả năng thoát khỏi tình trạng vị thành niên về trí tuệ để "sử dụng tri thức của mình là không cần sự chỉ dẫn của người khác" ông cho rằng, lý do của tình trạng vị thành niên không phải là thiếu lý trí, là do thiếu quyết đoán và lòng dũng cảm để sử dụng lý trí một cách tự do. Để khai sáng, theo Kant, con người không cần bất kỳ điều gì khác ngoài tự do. Điểm mấu chốt ở đây là sự phân biệt giữa hai cách sử dụng lý trí: công khai và riêng tư. Kant viết: “Việc sử dụng lý trí một cách công khai phải luôn luôn tự do, và chỉ có nó mới có khả năng khai sáng con người. Còn sự sử dụng lý trí một cách riêng tư thì thường có thể giới hạn chặt chẽ không ảnh hưởng nhiều đến tiến trình khai sáng".

Kaltt giải thích rằng sự sử dụng lý trí công khai là sự sử dụng lý trí với tư cách của học giả, hay trí thức, còn sử dụng riêng tư là sự dụng lý trí trong thi hành một chức trách được giao. Ông viết:

"Nhiều công việc công ích đòi hỏi một cơ chế trong đó một số thành viên cộng đồng phải nhất nhất tuân thủ một cách thụ động để chính quyền có thể điều khiển nó để đạt đến những mục đích chung, hay ít nhất cũng không làm tổn hại đến những mục đích chung đó. Khi đó dĩ nhiên không có chuyện lý sự, chỉ có tuân thủ mà thôi... Một công dân không thể từ chối nộp thuế...Nhưng sẽ không có gì là trái với nghĩa vụ công dân khi chính con người đó, với tư cách học giả, phát biểu công khai về những điều bất hợp lý hay thậm chí bất công của thứ thuế này".

Theo Kant, việc phê phán công khai của các học giả sẽ dẫn đến tác dụng điều chỉnh xã hội trong quá trình phát triển dài hạn.

Quan niệm về khai sáng của Kant được phản ánh qua vai trò của lý trí trong quan hệ giữa các khoa của trường ĐHHĐ. Nhiệm vụ của ba Thượng khoalà giúp sinh viên sử dụng lý trí một cách riêng tư- không phải dựa trên sự chỉ dẫn của lý trí, mà theo các quy ước xã hội. Bill Readings, trong cuốn Trường Đại học trong đống đổ nát,viết một cách mỉa mai:

"Thần học dạy người ta cách để được cứu rỗi mà không cần phải sống tốt... Luật học dạy người ta thắng kiện mà không cần trung thực... Y học dạy người ta chữa bệnh hơn là dạy cách sống lành mạnh..."

Trái lại, nhiệm vụ của khoa Triết học là dạy cho sinh viên cách sử dụng lý trí một cách công khai và độc lập. Triết học, hoàn toàn dựa trên lý trí, đặt ra những câu hỏi về tính hợp lý cũng như cơ sở của quyền lực, của truyền thống và các quy ước xã hội. Điều này dẫn đến việc phê phán nội dung và phương pháp giảng dạy của các Thượng khoa. Như thế, nền tảng của trường ĐHHĐ là xung đột giữa các quy phạm truyền thống (thể hiện qua nội dung và hoạt động của các Thượng khoa)với sự thẩm vấn không ngừng của lý trí (thông qua khoa Triết học).

Như thế, về bản chất, trường ĐH của Kinh là trường Đại học duy lý.Bill Readings viết rất chính xác rằng "Theo nghĩa đó, hạ khoađã trở thành thượng khoa,thành bà hoàng của khoa học, thành môn học hiện thân cho cái nguyên lý thuần nhất đem lại sức sống cho trường Đại học" và khiến nó khác hẳn trường dạy nghề (phường hội) hay viện hàn lâm chuyên ngành (thuộc hoàng gia)".

Tương tự như sự phân biệt hai cách sử dụng lý trí, trường ĐHHĐ phải giải quyết mối quan hệ hai mặt của nó với nhà nước. Một mặt, trường ĐH là nơi đào tạo nhân lực cho Nhà nước, nó phải giáo dục người lao động rằng họ phải sử dụng lý trí để phục vụ nhà nước. Vì thế ĐH phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước. Mặt khác, trường ĐH chỉ có thể vận hành tốt nếu lý trí được tự do tuyệt đối. Điều này có nghĩa là trường Đại học phải được hưởng một quy chế tự trị để quá trình phê pháncó thể diễn ra thuận lợi. Nếu không có cơ chế tự trị, lý trí sẽ không thể được áp dụng tự do, và như thế có nghĩa là trường ĐH của Kant cũng không còn lý do tồn tại.

Liệu có thể kết hợp hai yêu cầu dường như mâu thuẫn này không? Câu trả lời của Kant là có Theo Kant, nhiệm vụ của trường ĐH là đào tạo những chủ thể cộng hoà:những người có khả năng sử dụng lý trímột cách tự do, đồng thời có tinh thần công dân trong quan hệ với nhà nước. Chính những người công dân được khai sáng ấy, trong khi làm tốt nghĩa vụ của mình, thông tự do tư tưởng, đem đến những điều chỉnh cho xã hội. Và đó chính là cội nguồn của tiến bộ. Trường Đại học duy lýcủa Kant sau này được thay thế bằng trường Đại học Văn hóacủa Humboldt do những yêu cầu lịch sử của các Nhà nước - dân tộc đang hình thành ở Châu Âu.

Quan niệm lý trínhư là một cái gì đó phổ quát, phi lịch sử và phi xã hội của Kant - cũng như khái niệm văn hoá của Humboldt- không phải không có vấn đề. Trong mấy thập niên cuối thế kỷ XX, nó bị các nhà triết học hậu hiện đạinhưLyotard, Foucault, Derrida... công kích dữ dội. Ở các nước phương Tây hiện nay, các trường Đại học Văn hóatheo hình mẫu của Humboldt đang biến mất đểnhường chỗ cho các trường Đại học – Doanh nghiệp mà tư tưởng chủ đạo là doanh thu chứ không phải là lý tríhay văn hoá.Nhưng chính trong bối cảnh đó khi các trường Đại học phương Tây đang có nguy cơ biến thành các trưng tâm đào tạo nhân lựcđơn thuần, nhiều học giả bỗng lại thấy ý tưởng về một kiểu Đại học tự trị dựa trên tinh thần phê phán trở nên sống động. Bất chấp những lời rêu rao của các nhà chính trị, dân chủ không bao giờ có được nếu người dân chỉ đơn thuần là những người thừa hành, cho dù là thừa hành trong một xã hội có trình độ công nghệ cao.

Sapere aude!- Hãy dám nhận thức? Khẩu hiệu của Kant đến nay vẫn chưa hề cũ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Đổi mới giáo dục ĐH theo hướng nào?

    03/07/2005Gs. Hoàng TụyTuy đã có nhiều cố gắng thể hiện tư duy mới, nhưng dự thảo vẫn chưa đưa ra được những ý tưởng khả thi có khả năng tạo nên chuyển biến đột phá làm xoay chuyển tình hình theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước.
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • xem toàn bộ