Không có chỗ cho thói tự lừa mị

02:31 CH @ Thứ Sáu - 01 Tháng Chín, 2006

"Counter Punch” (Cú đấm phản đòn) là một bản Nguyệt san xuất bản ở California (Mỹ) từ 1999. Đây là là một tạp chí chính trị theo truyền thống báo chí dấn thân xã hội đã có từ đầu thế kỷ XX mà chính quyền Mỹ thường gọi là “muckrakers” (những kẻ khuấy bùn). Trên tạp chí này, nhà văn kiêm nhà hoạt động bảo vệ môi trường Charles Sullivan đã viết bài “The Failure of Mass Education” (Thất bại của giáo dục đại trà) trên tạp chí này để lên án môi trường giáo dục hiện nay ở Mỹ. Điều này cho thấy khủng hoảng giáo dục đang trở lên phổ biến, không chỉ ở những nước đang phát triển mà ở cả các quốc gia có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Pháp, Nhật… Khám phá trích dịch bài báo giới thiệu cùng bạn đọc như một điểm nhìn đối chiếu. Tựa đề do tòa soạn đặt.

Các trường công của chúng ta là gì nếu không phải là công cụ của Nhà nước? Học sinh của chúng ta đâu được dạy các kỹ năng tư duy phê phán để giúp chúng làm công dâncủa một xã hội tự do suốt cả cuộc đời. Nền giáo dục đại trà tập trung vào việc học thuộc lòng và đạt điểm cao trong các kỳ thi. Trường học không cổ xúy ý kiến độc lập hay hành động độc lập mà chỉ dạy cách tuân phục và kiểm soát quần chúng. Mọi học sinh đều được dạy dỗ gần như cùng một thứ, chủ yếu theo cùng một kiểu - phần lớn đều không đúng sự thật đặc biệt là lịch sử và kinh tế.Học sinh không được giáo dục để trở nên những thành viên sáng tạo và hữu ích của xã hội; họ được lập trình thành những kẻ tuân thủ mù quáng và những người tiêu thụ thiếu suy xét các sản phẩm hàng hóa và tuyên truyền. Vì thế chúng ta đang tạo ra một xã hội những người máy sẽ không bao giờ dám thách thức uy quyển, luôn hành xử rập khuôn, và là những kẻ bảo trung thành tình trạng hiện tại. Nói cách khác, học sinh sẽ trở thành một nòng cốt thụ động của xã hội Mỹ.

Nhà nước do đó sẽ yên trí rằng đại đa số lớp trẻ không hề gây rối và sẽ không hề đặt ra nguy cơ nghiêm trọng nào cho quyền lực. Nhà nước đang sản sinh một thế hệ người máy không có óc sáng tạo, luôn bảo gì làm đó không hề thắc mắc. Hầu hết những học sinh này sẽ trả giá cho giấc mộng thịnh vượng "Americ dream" để rồi đến cuối đời chỉ thấy đó là điều quá mơ hồ. Họ sẽ nỗ lực với những công việc vắt kiệt sức sống và tâm hồn, đa số họ chỉ kiếm được hơn mức lương sống chút đỉnh, nhiều người phải làm nhiều công việc cùng lúc.Tôi biết quá rõ điều này qua kinh nghiệm và những thất bại bản thân.

Cái ý tưởng đo lường mức tiến bộ của hàng triệu nhân học sinh bàng những bài thi chuẩn hóa quả là nực cười. Điều đó đâu có đo lường sự tiến bộ của chính học sinh mà là đo lường sự tiến bộ của chính chế độ. Trường học ở Mỹ thật sự là những nhà máy sản xuất hàng loạt với mục đích không phải để giáo dục hay thông tin mà là tạo ra một nền văn hóa thuần chủng của những kẻ tuân thủ và người tiêu thụ không có bộ óc. Sản phẩm cuối cùng ấy giống như chiếc bánh hămbơgơ từ hệ thống nhà hàng ăn nhanh Mcdonald. Dù ta mua bánh ấy ở bất kỳ đâu nó cũng giống hệt nhau.

(…) Trong chúng ta, số người bất tuân thủ biết suy nghĩ tự do chỉ đủ để cách tân và đưa xã hội tiến lên chậm chạp. Những thay đổi quan trọng nhất không hề xảy ra ở thành phần nòng cốt của xã hội mà chỉ ở trong các nhóm cấp tiến đứng bên lề.Đó là nơi mà người ta vẫn còn nêu những câu hỏi thích đáng, còn khắt khe xem xét các sự kiện lịch sử và còn thẳng thắn nói về chúng. Đó là chốn của những kẻ đám mạo hiểm. Đó là vùng của những người khước từ niềm tin mù quáng vào những gì được nghe; là miền của những người cự tuyệt, sự tuân phục chỉ vì thói quen tuân phục. Đó là khu vực luôn xuất hiện những công dân vĩ đại nhất.

(…) Hệ thống giáo dục trong nhà trường của chúng ta luôn có xu hướng tự khống chế mình. Nó không chỉ đòi hỏi sự tuân thủ mà còn công khai miệt thị tư duy cấp tiến và sự bất đồng quan điểm. Nếu ta suy nghĩ khác và hành xử khác với đám đông, ta sẽ bị gán nhãn là "cách biệt", ta sẽ bị xem xét với sự hoài nghi và khinh bỉ. Ta sẽ bị xem như một kẻ kỳ dị, bị đồng môn rẻ rúng. Nếu ta đủ khác biệt so với số đông và những đặc điểm đó theo ta đến tuổi trưởng thành, ta thậm chí có thể bị FBI theo dõi và thành mục tiêu như một kẻ thù của Nhà nước hay một tên khủng bố. Khi ta là mục tiêu bị tống giam hay ám sát, ta biết ta đã đạt đến cực điểm của thành công.

(…) Việc lập trình liên tục những bộ óc non tơ dễ uốn nắn vì mục đích đẩy mạnh chủ nghĩa tư bản đang lót đường cho một xã hội thụ động, thiếu hiểu biết, có thể tin vào mọi lời dối trá, chấp nhận mọi điều tàn bạo và gọi đó là giải phóng, dân chủ hay công lý - gán cho nó bất kỳ cái tên nào nhưng không phải thực chất của nó. Nếu bao giờ chúng ta muốn có một xã hội công bằng và hòa bình, biết trân trọng bình đẳng các đóng góp của công dân, thì trước hết chúng ra phải bắt đầu bằng cách tự giáo dục mình trước rồi đến lớp trẻ củachúng ta. Lợi ích cộng đồng không có chỗ cho thói tự lửa mị. Không bao giờ.

…Học sinh không được giáo dục để trở nên những thành viên sáng tạo và hữu ích của xã hội, họ được lập trình và thành những kẻ tuân thủ mù quáng và những người tiêu thụ thiếu suy xét các sản phẩm hàng hóa và tuyên truyền.

… Nếu ta suy nghĩ khác và hành xử khác với hành động, ta sẽ bị dán nhãn là “cách biệt”, ta sẽ bị xem xét với sự hoài nghi và khinh bỉ. Ta sẽ bị xem như một kẻ kỳ dị, bị đồng môn rẻ rúng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Những chuyện ngược đời trong nền giáo dục Mỹ

    29/06/2015Ngô Tự LậpMột người Việt Nam lần đầu tiên tìm hiểu nền giáo dục Mỹ chắc chắn ngỡ ngàng và cảm thấy có nhiều chuyện ngược đời. Dưới đây tôi xin kể năm trong số đó...
  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Không phải chấn hưng mà là cách mạng giáo dục

    20/11/2013Hoàng VănVào năm 2005, nhiều người đã từng tạm yên lòng với đề xuất mới: Năm 2005, năm chấn hưng giáo dục... Nay, rõ ràng cần có một cuộc cách mạng giáo dục, thoát ly hẳn với suy nghĩ cũ về đào tạo con người như một cách sản xuất công cụ!
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Trên học lễ!

    23/03/2006Hà Văn ThịnhChỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

    14/10/2005Tr. Anh (Theo TST)Gần đây trong cuộc mạn đàm về vấn đề sáng tạo trong nhà trường. Giáo sư Lee Yuan Tseh - nhà hóa học đoạt giải Nobel đã đề cập đến vấn đề được xem là "cực kỳ nhạy cảm"...
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Trồng người thời đại mới

    12/07/2005Thạc sĩ Phạm Xuân PhụngGần đây hiện tượng sa sút phẩm chất đạo đức thông thường của một bộ phận học sinh với nhiều lứa tuổi đã bộc lộ, đặc biệt là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam...
  • Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ

    12/07/2005Lê Văn Kiên (Thanh Hóa)Tôi rất đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, họ đã có những bài phát biểu rất tâm huyết và phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến quan tâm tới vấn đề giáo dục và chủ thể của giáo dục (đối tượng của giáo dục) có thể nói đây là vấn đề chưa được nhắc tới nhiều khi đề cập tới sự yếu kém của nền giáo dục của chúng ta.
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • xem toàn bộ