Khát

06:01 CH @ Thứ Năm - 16 Tháng Mười Một, 2006

Dân gian có hàng trăm thứ nước giải khát nào chè tươi, nụ vối nào nhân trần, gạo rang...Thành thị bây giờ phổ biến nhất là trà đá. Bất kỳ khi nào, giờ nào...có ngay trà đá. Xa xỉ hơn một chút người ta rủ nhau đi uống bia hơi, hết khát người ta trò chuyện trên trời dưới biển, người ta bàn chuyện làm ăn, ký kết hợp đồng và bạn bè lâu ngày không gặp, kể cả họp lớp, người ta cũng tụ ở hàng bia. Các hàng bia mọc lên như nấm, lạ là không hàng nào sập tiệm mà chỉ có nở ra, phát đến độ sắp có những sêri nhà hàng (kiểu Macdonal của Mỹ), những Hải Xồm, Lan Chín, những bia hơi Anrchor... Mốt mới hơn của cái tuổi choai choai là trà sữa trân châu Đài Loan (có khi ở Việt Nam còn nhiều hơn ở Đài Loan, mà hệ thống cửa hàng thì đến Macdonal cũng phải ghen tỵ). Cứ như là có Thần đèn con phố quen là thế, một hai hôm không qua, bỗng ngỡ ngàng như bị lạc, ầm ĩ, sặc sỡ, đèn màu loáng sang cả bên kia đường, nhìn lên lại trà sữa trà trân châu. Người ta còn rao bán công nghệ, dây chuyền sản xuất thứ trà này trên các tờ báo, không biết dây chuyền này ra sao chứ cái thứ chẳng ra uống cũng chẳng ra ăn này thật là... Thếmới biết bây giờ người ta khát đến mức nào.

Thế cũng chẳng có gì mà nói, có không ít người khát danh. Cơn khát dã lên thì bao nhiêu tiền người ta cũng chơi tất. Mua chức tước, mua bằng cấp, hàm vị thuê người viết báo lăng xê, hiện đại hơn thuê cả một "đại đội” người chuyên lăng xê, lăng xê qua... buôn chuyện. Thật hết chỗ nói.

Lại có người khát tiền. Tham nhũng rút ruột công trình, rút ruột của công, buôn bán bất chính... thậm chí còn sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm, đạo lý, trái với thuần phong mỹ tục và pháp luật. Thế mới có đường nứt, nhà lún, sập đường hầm... ngay sau khi bàn giao. Thế mới có những ThịKimOanh, MaiVăn Dâu, MaiThanhHải...

Thế cũng chẳng có gì mà nói, người ta khát sự phù phiếm. Đàn ông thích nghe nịnh, thích nghe mấy em nhà hàng tâng bốc, chăm sóc, để được thấy mình oai hơn, để vung tiền mua vui trong chốc lát tan nát gia đình trong những lời thỏ thẻ. Đàn bà thích sửa sang sắc đẹp, tự huyễn hoặc mình trẻ hơn, đẹp hơn, để được khen những lời khen phù phiếm, để đánh mất cái hạnh phúc thật hơn là gia đình nhỏ của mình. Chẳng thế mà các cửa hàng mỹ phẩm, các trung tâm thẩm mỹ chăm sóc sắc đẹp mọc lên ào ào, không y tế an toàn không giấy phép, bác sĩ cũng không nốt, không thế thì đã chẳng có người chết oan trong những cái “lò mổ sắc" ấy. Không thế thì đã chẳng có nhan nhản những đường dây gái gọi, những động đèn mờ ngập cả mắt ông chủ lẫn Công An khu vực (hiện đại hơn người ta gọi là "cớm bảo kê"). Đến cả trẻ con cấp 3 cũng biết số điện thoại di động của "các chị model".

Thế cũng thường, người ta khát đất, khát nhà. Nạn đầu cơ nhà đất bùng nổ, cũng biết chẳng qua đây là một dạng khát tiền nhưng người ta khiến chung cư xây cho người có thu nhập thấp trở thành chung cư bỏ hoang để đành, chờ lên giá mới xuất Khiến ai không có nhà vẫn hoàn không, ai có nhà rồi càng nhiều nhà hơn (lạ là người ta có thể ở 3 - 4 nhà một lúc). Những khu nhà tạm, nhà ổ chuột, nhà lá ven sông... chẳng thấy vợi người mà hình như càng ngày càng sinh sôi?

Người ta khát con, cháu, chắt... nối dõi. Vừa hết hạn chế mỗi gia đình chỉ nên có hai con, người ta đua nhau sinh con thứ ba, tất nhiên là người ta đua con trai. Người ta khát con học, nhưng không phải học vì con mà học vì danh của bố mẹ. Thế mà người ta nói yêu con hơn yêu mình, thế mà người ta toàn làm vì mình chẳng thấy vì con. Ngay cả cho con ra nước ngoài du học, du thì có chứ học thật thì hiếm lắm. Vì người ta chỉ cần cái danh là đã cho con ra nước ngoài du học. Thế mới biết khát danh đa dạng thật. Nhiều khi cũng chỉ vì cái danh mà người ta không dám sống thật với mình, lúc nào cũng nhìn lên nhìn xuống, sang trái sang phải. Sao người ta không nhìn thẳng vào vấn để. để chính người ta có thể sống thoải mái hơn.

Chẳng thấy người ta khát nhân tài, bao nhiên nhân tài ra nước ngoài làm hết, không thì họ làm cho công ty nước ngoài. Thông cảm, họ cũng yêu nước lắm nhưng họ không đủ sống thì biết làm sao? Mà không đủ sống, lắm người vẫn cắn răng chịu, họ lại không được trọng dụng, còn bị "đè" cho đến "bật bãi" mới thôi .Ghen ăn tứcở vẫn là chuyện đời.

Chẳng thấy người ta khát làm giàu chính đáng. Bằng sức lao động của mình người ta có thể phát huy để làm giàu cho bản thân nhưng họ buông. Họ nói tại cơ chế, tại Nhà nước... không thay đổi được đâu. Không đấu tranh thử hỏi có kết quả không? Khi đã thực sự khát khao, người ta phải bằng mọi cách thực hiện được quyết tâm của mình, một ngày khống được thì một đời, một người không được thì một tập thể một tổ chức. Thay đổi đâu chỉ vì lợi ích trước mắt, lâu dài cho tương lai của cả một đất nước mới đáng bàn.

Sao người ta chẳng khát thiên nhiên, để mất dần những mảng xanh của đất nước, để chui vào những cái hộp giống nhau, tiện nghi hay không, không rõ mà chắc chắn là biến người ta dần thành cái máy. Biến đô thị dần thành những khối bê tông, ô nhiễm và rác thải...

Sao người ta chẳng khát thể thao, lại đi khát mấy cái thứ đồ khó uống được quảng cáo rầm rộ là 7ngày giảm 5 cân, 10 ngày giảm 8cm vòng eo, hay mấy viên thuốc xổ được mệnh danh là thần dược giảm béo. Tạo cơ hội cho cái bọn bất chính kiếm tiền trên sự nhẹ dạ của mấy thân xác ục ịch mà đầu thì nhỏ xíu.

Căng thẳng thật, vui một chút. Người ta khát vợ mình. Có người nói cứ mỗi khi nhìn thấy vợ là lại khát khát cứ như vừa uống hết một xô nước biển, càng uống càng khát. Không biết các bà vợ có yêu cơn khát đáng thương này của chồng mình không, không biết các ông chồng có khát được cả đời không? Mong là các quý ông không bao giờ khát thêm "thứ nước" nào khác. Và mong là "biển có đủ nước" cho các quý phu quân không cần uống thêm loại khác. Chuyện thường ngày như người ta khát nước, chuyện thầy mà phải như mù khi người ta khát danh khát bạc tỷ, chuyện lớn như đất nước khát nhân tài, bao la như cuộc sống khát màu xanh của tự nhiên, dài kỳ như khát đủ ăn đủ tiêu bằng sức lao động chính đáng. nhỏ xíu như chuyện dư mỡ của mấy sumô, lãng mạn như chuyện vợ chồng... Vâng, khát... khi người ta khát... khi mà cơn khát của người ta đã đến ngưỡng thì...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Giàu và nghèo

    15/12/2010Đ.H.L...xét về quan điểm thực tiễn, đa số con người ta kể từ khi nhận thức được tầm quan trọng của vật chất cho đến khi chính chúng ta.trở thành một loại vật chất tổng hợp, đều nhắc nhỏm và chú trọng hai từ giàu - nghèo. Thật lòng ai chẳng muốn giàu hay nói đúng hơn là ham giàu, bởi giàu sẽ sang và miệng kẻ sang bao giờ cũng đầy gang thép...
  • Cần biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ

    27/11/2010Trần Bạch ĐằngCần tạo thế đồng bộ trong thực thi nghị quyết của Đảng và Quốc hội, mỗi ngành, mỗi địa phương đều cần “cắn rứt” trước những điều không hay và biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ. Ngọn lửa phải bùng cao, tỏa rộng và lâu bền. Thời gian sẽ trả lời về quyết tâm của chúng ta...
  • Biết rồi khổ lắm nói mãi

    29/09/2006Lê Tiến ĐạtXin “cầm nhầm” một câu của cụ Cố Hồng trong số đỏ để nói về đạo. Đạo nhạc, đạo văn, đạo thơ, đạo tranh, đạo sách giáo khoa, đạo từ điển, đạo nghiên cứu khoa học… bất kể cái gì thời nay cũng có thể đạo được hết. Dào ôi, đạo là cái chuyện…
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • “Văn hóa nhanh chân”

    17/04/2006Trần Đăng TuấnCó một thứ trái với công bằng xã hội - đó là "Văn hóa nhanh chân" chúng ta cần chặn đứng...
  • "Chạy án” và...

    13/04/2006Thanh ThảoNếu có một cuộc thi chạy tầm thế giới, có lẽ một số kha khá quan chức ở ta sẽ tham gia và sẽ có giải. Bởi họ "chạy" giỏi quá, "chạy" bất kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết chính trị và xã hội. Người ta đã nói đến một "công nghệ chạy" ở xứ mình: chạy các cửa, chạy đủ thứ, chạy các kiểu, từ cái nhỏ đến cái lớn, cứ muốn được là phải "chạy"...
  • Chạy án - chạy ai?

    01/04/2006TS Nguyễn Đức MậuTừ chuyện "chạy án" (và cả chạy chức nữa) đặt ra sự suy nghĩ về nó như một tệ nạn trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Hậu bàn nhân vụ SITC đổ vỡ

    11/02/2006Tô Phán, Lang LàDùng yếu tố "quốc tế" , "học tập" làm bình phong đem lừa bao nhiêu học viên. Lúc này là lúc nên "quyết" xem kiện tụng ra sao và cũng phải "soi" xem nguyên căn vì đâu mà dẫn đến hậu quả đau đớn này...
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Chữ tín

    17/01/2006Vũ Duy ThôngAi cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • xem toàn bộ