Chạy án - chạy ai?
Nói cho cùng thì "chạy án" là một hiện tượng không phổ biến trong lịch sử, nó dường như chỉ xảy ra trong một hoàn cảnh xã hội "đặc biệt". Từ điển tiếng Việt bị bổ sung các từ vốn gây nên sự nhức nhối xã hội: Chạy án, chạy chức. Lịch sử tiếng Việt chưa từng xuất hiện các từ như thế và lịch sử quốc luật, hình luật nước ta cũng chưa từng xuất hiện các tội danh như thế. Nếu có cái nội dung đó thì cũng chưa đạt đến mức... "chạy". Quy luật cung cầu về phương diện này dường như vừa thể hiện nhanh nhất vừa biểu hiện đầy đủ nhất, hay nói đúng hơn là sản phẩm đầy tội lỗi của cái cơ chế "xin", "cho", của thứ quyền lực đứng trên luật pháp hay đẻ ra "luật pháp" từ các quyền lợi của cá nhân tha hoá nhưng có quyền lực và có nhiều tiền.
Chúng ta chưa có dịp, có điều kiện vạch sâu các nguyên nhân xã hội sâu xa của các tội danh mới này. Dư luận cũng quan tâm đến cụ thể các cá nhân tham gia chạy án cùng những người liên quan mà ít quan tâm đến nó với tư cách là một hiện tượng xã hội và các nguyên nhân xã hội của nó. Nó dường như chỉ xuất hiện chỉ với tư cách vụ, việc.
Nhưng kẻ thù vẫn giấu mặt, chúng ta chưa hay vì kiêng kị mà không đặt câu hỏi cho một suy nghĩ xa hơn:
Từ "ai chạy?" đến "chạy ai?". Trả lời câu hỏi này một cách minh bạch thì thực sự là một thách đố nhưng đó mới thực sự biểu hiện một quyết tâm - và không chỉ của quyết tâm, mà là biểu hiện của một tinh thần pháp luật. Chưa trả lời được câu hỏi này nghĩa là vẫn tồn tại vùng cấm, vùng bí hiểm, từ đây, tất nhiên trong lại đặt ra nhiều câu hỏi và vấn đề lòng tin bị thử thách.
Vấn đề "chạy ai?", do chưa có ai nghĩ tới hay như đã nói là do kiêng kị, do một thái độ ứng xử quen thuộc (lý do bị động), hay lý do từ một phía nào đó (lý do chủ động từ bên ngoài). Câu hỏi đơn giản "chạy ai?" không đặt ra, chắc không phải có lý do từ nhận thức, đâu đó trong dư luận chắc đã có câu hỏi, đã có câu trả lời: "Chạy" những người có quyền lực.
Nhưng câu hỏi vẫn là câu hỏi mang tính vụ, việc. Vấn đề vẫn được tiếp tục là có phải đã và đang tồn tại sự can thiệp vào pháp luật? Và pháp luật cũng có thể bị can thiệp từ một vài cá nhân? Nếu không có chuyện can thiệp như thế thì không thể xảy ra chuyện "chạy án". Tính độc lập của luật pháp sẽ luôn bị đe doạ. Thế nhưng ở vụ việc cụ thể PMU18 thì tính độc lập của luật pháp đã đứng vững.
Từ chuyện "chạy án" (và cả chạy chức nữa) đặt ra sự suy nghĩ về nó như một tệ nạn trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Vì vậy không chỉ đòi hỏi quyết tâm giải quyết tệ nạn này trong một vụ việc mà còn đòi hỏi phá bỏ nguồn gốc sâu xa sinh đẻ ra tệ nạn, phải triệt phá tận gốc, nếu không thì chặt đầu này nó sẽ mọc đầu khác.
Nguồn:Báo Lao Động
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt