Biết rồi khổ lắm nói mãi
Xin “cầm nhầm” một câu của cụ Cố Hồng trong số đỏ để nói về đạo. Đạo nhạc, đạo văn, đạo thơ, đạo tranh, đạo sách giáo khoa, đạo từ điển, đạo nghiên cứu khoa học… bất kể cái gì thời nay cũng có thể đạo được hết. Dào ôi, đạo là cái chuyện…
Học gì từ một cuốn sách ăn cắp? Tra từ gì ở một cuốn từ điển đi thuổng? Và viện dẫn gì từ những nghiên cứu khoa học cố ý cầm nhầm?
Lần đầu tiên một bộ đĩa lậu được dùng làm cơ sở nghiên cứu của các nhà quản lý Nhà nước. Đó là bộ 10 đĩa CD "100% copy cover 2004” thu tới 70 bài hát, bản nhạc nhái được đặt cạnh những bài gốc. Trong bộ đĩa đó người ta toàn nhìn thấy những bài hát "nóng giãy tay" của những tên tuổi đang sáng lóa bầu trời âm nhạc, từ trẻ nonnớtđến già kinh nghiệm, từ những ca sỹ muốn được “sáng tác" đến những người đang kiếm cơm bừng nghề “sáng tạo”. Ôi chữ "sáng!"
Những kiểu "sáng" đó đang làm cho âm nhạc Việt tối đi. Mấy nhạc sĩ vốn bình thường dương dương tự đắc về cái tôi nay lại lộ cái đuôi "kế thừa và phát huy" để đề tên mình. Ca sỹ hứng chí lên cũng chẳng chịu kém, nhái nhạc nước ngoài và tự đắc như thể đó là cái gì sâu lắng lắm của đời mình. Chẳng ai tội nghiệp cho bằng đám khán giả nước nhà phải nghe, thậm chí là cổ vũ nhiệt tình cho những thứ âm nhạc chôm chỉa. Chẳng cái dại nào bằng liệt kê ra đây những thứ rác rưởi ấy. Nó sẽ khiến bạn đọc thêm một lần thở dài ngán ngẩm. Nói mãi, khổ lắm, biết rồi!
Nhưng nào chỉ có âm nhạc. Đạo như một con virus đang lây lan trong môi trường nghệ thuật. Họa sỹ đạo tranh, điêu khắc gia đạo tượng, nhà văn đạo truyền, nhiếp ảnh gia đạo ảnh.
Mà thôi, dù sao đó cũng chỉ là kiểu đao ngây thơ của cái tuổi trẻ người non dạ. Có những vị bạc tóc, chức danh nhiều hơn đòi mồi trên da, học vị học hàm nhiều hơn số cháu chắt mà vẫn đạo kia kìa. Chợt nhớ đến nghệ sỹ Đức Hải, lúc đóng vai thằng bé con cứ vừa đi vừa lẩm bẩm câu mẹ dặn “không ai nhìn thấy tức là của mình...". Nghệ sỹ ơi đó chỉ là kịch trẻ con. Bây giờ cái đạo trong nghệ thuật nó ghê gớm hơn thế nhiều, nó cao siêu đến độ “mọi người nhìn thấy... vẫn là của mình". Người ta mang tranh ảnh đạo đi thi chứ không chỉ treo ở góc nhà. Người ta mang nhạc đạo ra cổ vỹ cho cả Sea Games chứ không chỉ ư ử, một mình lúc vắng người. Người ta dựng tượng đạo giữa vườn hoa cho bàn dân thiên hạ ngắm. Đố kẻ ăn cắp nào dám ngang nhiên như thế. Đạo tặc hóa ra không phải lúc nào cũng là hệ qủa của bần cùng.
Không dừng lai ở những thứ chẳng chết ai như nghệ thuật, dịch đạo lan sang cả những thứ cao đạo hơn là sách giáo khoa, từ điển, sách nghiên cứu khoa học... Trộm của thầy, gạt của trò, giành của đồng nghiệp, đủ mánh khóe vô đạo đức được
Ngày trước, người ta vẫn nghĩ về chữ "đạo" với những nghĩa tốt đẹp nhất. Chỉ trong vòng hai năm gần đây, chữ này đã mất đi cái vẻ uy nghi vốn có giống như chữ “khốn nạn" ngày xưa có nghĩa “khốn cùng", giờ bị hiểu là lưu manh, mất dạy hèn mạt, phi nhân cách... Trớ trêu thay hàng động này không chỉ nhiều hơn, tinh vi hơn mà còn trơ trẽn hơn. Nghĩa của chủ "đạo" thời nay làm người ta một lần nữa rùng mình khi cả mốt Công ty (tức là nhóm người nhé) xúm vào bắt nạt một cô bé mới học lớp mười một. Cướp trắng bài hát trên tay nó. Chạy đi đăng ký bản quyền và đem bán lấy mấy triệu đút túi. Ai hỏi thì anhđứng tên đăng ký bài hát đổ cho chị
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường