Khái niệm “thông tin” từ cách tiếp cận bản thể luận và nhận thức luận
Trong lịch sự tồn tại và phát triển của mình, con người thường xuyên cần đến thông tin. Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, thông tin càng trở thành một trong nhưng nhu cầu sống còn của con người và khái niệm "thông tin" đang trở thành khái niệm cơ bản, chung của nhiều khoa học. Nhưng từ "
Cùng với sự phát triển của lý thuyết thông tin, điều khiển học, tin học là những khoa học trực tiếp nghiên cứu thông tin, triết học đã không ngừng cố gắng làm rõ bản chất chung nhất, khái quát nhất của thông tin. Cho đến nay, tuy có những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu nhưng một định nghĩa của triết học về thông tin đã được nêu ra khá xác đáng, đó là: "Thông tin là cái đa dạng được phản ánh". Với định nghĩa này chúng ta sẽ tiếp cận với hai mặt bản thể luận và nhận thức luận của khái niệm thông tin. Từ đó làm sáng rõ thêm bản chất của thông tin và chỉ ra mặt hạn chế của định nghĩa trên.
Trước hết, mặt bản thể luận của khái niệm thông tin bao gồm những nội dung gì?
Thứ nhất,Thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nếu trong một sự vật đang diễn ra những biến đổi phản ánh sự tác động của một sự vật khác, thì có thể nói rằng sự vật thứ nhất đang trở thành vật thể mang thông tin về sự vật thứ hai. Nội dung của thông tinchính là nhưng thuộc tính, tính chất vốn có củasự vật với cácsự vật hiện tượngđược bộc lộra, thể hiện thông qua tácđộng qua lại củasự vật ấy với cácsự vật khác.Thông tin, vì thế là sự phủ định, sự xoá bỏ tính không khác nhau, nói cách khác, thông tin có thể giải thích như là tính không khác nhau bị xoá bỏ, là tính đa dạng... Thông tin có mặt ở nơi nào có tính đa dạng, tính không đồng nhất.
Nhưng, nếu chỉ thấy mặt bản thể luận của khái niệm thông tin là "cái đa dạng" thì chưa phân biệt rõ thông tin với bản thân các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Vì vậy khái niệm "thông tin" cũng chưa được phân rõ so với khái niệm "thuộc tính" của sự vật. Chúng ta phải thấy rằng "cái đa dạng" của sự vật chỉ là thông tin khi nó "được phản ánh".
Do đó, nộidung thứ hai của mặt bản thể luận của khái niệm thông tin là: Thông tin luôn luôn gắn với quátrình phản ánh.Phản ánh là năng lực của hệ thống vật chất này tái hiện ở trong nó (dưới dạng ít hay nhiều đã biến đổi) những đặc điểm, thuộc tính của một hệ thống vật chất. khác khi nó chịu tác động của hệ thống vật chất ấy. Những dấu ấn để lại chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất khác. Và phản ánh của vật chất là phản ánh thông tin. Như vậy bản chất của thông tin về sự vật được quy định bởi những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật và năng lực phản ánh nhữngthuộc tính đó của sự vật khác trong sự tác động lẫn nhau với sự vật ấy. Vì vậy, không có thông tin
Như vậy, về mặt bản thế luận, thông tin mang tính khách quan. Nó bắt nguồn từ tính đa dạng, nhiều vẻ về cấu trúc cũng như về các môi quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, nó còn bắt nguồn từ thuộc tính khách quan, phổ biến của vật chất từ thuộc tính phản ánh. Do đó “vạch ra bản chất của thông tin qua cái đadạng và giải thích nó như cáiđa dạngđược phản ánh làcơ sở đầyđủ cho luận đề về tính khách quan của thông tin”.
Hiện nay có một số khuynh hướng giải thích thông tin gắn liền với phản ánh chỉ là biểu thị mặt nhận thức luận của nó. Nếu vậy mặt bản thểluận của khái niệm thông tin bị thu hẹp và chúng ta chưa thấy rõ được bản chất của thông tin là "cái đa dạng được phản ánh". Mặc dù đối với tổ chức xã hội, mặt bản thể luận của nó chính là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ quan, có nghĩa là thông tin vừa là "cái đa dạng" vốn có của vật chất, vừa mang dấu ấn của chủ thể phản ánh nó, tức là còn mang tính chủ quan. Cái đa dạng được phản ánh đó là cái đa dạng của cái bị phản ánh mà đối tượng phản ánh chứa đựng, tức là cái đa dạng mà nguồn gốc của nó là ở đối tượng bị phản ánh, còn đối tượng phản ánh thì thu nhận, xác lập cái đa dạng đó về hình thức, về cấu trúc của nó...
Từ việc tiếp cận mặt bản thể luận của khái niệm thông tin một vấn đề đặt ra là: Khái niệm thông tin là cái đa dạng được phản ánh có bao quát được dạng thông tin tiềm năng không? Hay, nói cách khác, thông tin tiềm năng có thuộc ngoại diên của khái niệm thông tin được định nghĩa như trên không?
Theo các nhà lý thuyết thông tin và các nhà triết học thì thông tin tiềmnăng chính là cái đa dạng của khách thể tự nó, là cấu trúc, tổ chức của nó, có khi gọi vắn tắt là thông tin câu trúc. Do vậy, định nghĩa thông tin là cái đa dạng được phản ánh, còn hạn chế chưa khái quát được một dạng thông tin đặc biệt - thông tin tiềm năng. Chính hạn chế này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện thêm khái niệm thông tin: một khái niệm trừu tượng ở tầng triết học. Việc nhận thức nó đòi hỏi phải có sự khái quát triết học trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các khoa học cụ thể, đặc biệt là các khoa học
Vậy, về mặt nhận thức luận khái niệm thông tin được con người nhận thức như thế nào?
Thông tin là một hiện tượng vốn có của thế giới vật chất. Nhưng không phải ngay tử đầu thông tin đã được con người nhận thức ở cấp độ khái niệm. Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX.
Ngoài những cách tiếp cận theo từng góc độ trên, một số cách tiếp cận đã có tầm khái quát hơn, chẳng hạn "thông tin là dữ liệu mà có thểnhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau hình thành kiến thức", hay "thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "Thông tin là nội dung thế giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viner). Nhưng để tiếp cận với bản chất
Nhờ lý thuyết phản ánh của Lênin cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, đặc biệt là lý thuyết thông tin, điều khiển học và tin học, chúng ta đã tiếp cận được với bản chất của thông tin, đó là: "Cái đa dạng được phản ánh". Như vậy, thông tin gắn liền với phản ánh, thông tin không phải là phản ánh nhưng cũng không nằm ngoài phản ánh. Tiếp cận với khái niệmthông tin, vì vậy, không thể không bắtđầu từphạm trù "phản ánh" của triếthọc. Chính mặt bản thể luận của vật chất như phân tích ở phần trên đã quyđịnh mặt nhận thức hiện của nó.Có nghĩa là con người sẽ không nhậnthức được bản chất của thông tin nếu thông tin là một mặt của phản ánh và phản ảnh của vật chấtchính là phản ánh thôngtin. Thuật ngữ do R.Esbi nêu lên "truyền cái đa dạng" được giải thích cụ thể hơn trên cơ sở phạm trù phản ánh. Đồng thời chính khái niệm thông tin đã làm sâu sắc thêm phạm trù "phản ánh" trong triết học.
Trong thời đại thông tin hiện nay, để có thể làm chủ được thông tin, khai thác và sử dụng nó một cách có hiệu quả, chúng ta phải chú ý không chỉ nội dung, tính chất, đặc điểm của mỗi thông tin cụ thể mà còn phải thấy được đằng sau cái cụ thể là cái bản chất chung nhất của thông tin, đó là: "Cái đa dạng được phản ánh". Nắm vững mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận của khái niệm thông tin sẽ cho chúng ta phương pháp luận chung nhất để tiếp cận và xử lý thông tin.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường